Thị trấn nam đàn đến nam phúc bao nhiêu km năm 2024

Việc có rất nhiều nhà xe giường nằm Nam Đàn - Nghệ An Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc giúp cho du khách có đa dạng sự lựa chọn. Đây cũng có thể là một điều bất lợi làm cho hàng khách không biết nên chọn nhà xe có xe giường nằm nào là phù hợp với mình. Bên cạnh đó, việc đảm bảo giữ chỗ, có được chỗ ngồi yêu thích sau khi đặt vé xe đi Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc từ Nam Đàn - Nghệ An giường nằm giữa nhà xe với khách hàng sau khi đặt trực tiếp vẫn chưa được đảm bảo 100%.

Cho nên để dễ dàng so sánh giá, xem đánh giá chất lượng các nhà xe đi, được đảm bảo quyền lợi cao nhất, được hưởng nhiều ưu đãi giảm giá vé xe giường nằm đi Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc từ Nam Đàn - Nghệ An, hành khách có thể đặt mua tại website Vexere.com- Hệ thống đặt vé xe khách chất lượng, và uy tín nhất tại Việt Nam, đảm bảo giữ chỗ 100%. Đối với bất cứ giao dịch đặt mua vé xe giường nằm đi Nam Đàn - Nghệ An Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc nào của quý khách tại trang web Vexere.com đều được Vexere cam kết giải quyết sự cố. Chính sách tặng coupon giảm giá hoặc hoàn tiền sẽ tùy theo từng trường hợp sự việc.

Hướng dẫn đặt vé tại Vexere.com:

Bước 1: Truy cập vào website Vexere hoặc tải app Vexere trên CH Play hoặc App Store.

Bước 2: Chọn giường nằm điểm đi, điểm đến, ngày đi, sau đó chọn “TÌM VÉ XE”.

Bước 3: Chọn hãng xe đi Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc từ Nam Đàn - Nghệ An giường nằm, giờ khởi hành phù hợp. Bấm chọn vào khung giờ quý khách muốn đi để tiến hành đặt vé.

Bước 4: Chọn vị trí/giường ghế, điểm đón, điểm trả và nhập thông tin hành khách khi đặt mua vé xe giường nằm đi Nam Đàn - Nghệ An Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Bước 5: Chọn hình thức thanh toán vé phù hợp và tiến hành thanh toán vé.

Việc đặt mua và thanh toán vé xe đi Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc từ Nam Đàn - Nghệ An giường nằm cũng vô cùng đơn giản, tiện lợi khi Vexere.com hỗ trợ đến 06 hình thức thanh toán khác nhau bao gồm:

  • Thanh toán bằng tiền mặt tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị gần nhà.
  • Thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Master Card, JCB).
  • Thanh toán bằng thẻ ATM đã đăng ký thanh toán trực tuyến (Internet Banking).
  • Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng.
  • Bên cạnh đó, quý khách cũng có thể thanh toán vé thông qua các ví Momo, ZaloPay, AirPay, VNPay,…

Sau khi thanh toán vé xe Nam Đàn - Nghệ An Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc giường nằm thành công, Vexere sẽ gửi tin nhắn/email xác nhận thành công đến số điện thoại/email mà quý khách đã đăng ký. Đến ngày đi, quý khách vui lòng có mặt tại điểm đón trước 30 phút giờ khởi hành để chuẩn bị lên xe. Để kiểm tra tình trạng vé đã đặt, quý khách vui lòng truy cập https://vexere.com/vi-VN/booking/ticketinfo

(Baonghean.vn) - Trong những ngày qua, Hội Nông dân các cấp ở Nghệ An đã vào cuộc quyết liệt chỉ đạo bà con nông dân trong tỉnh tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.

Xã Trung Phúc Cường có diện tích 20,46 km², dân số năm 2018 là 14.100 người, mật độ dân số đạt 689 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn xã Trung Phúc Cường hiện nay trước đây vốn là ba xã: Nam Trung, Nam Phúc, Nam Cường.

Khi Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của Vua Lý Thái Tổ về làm tri châu Nghệ An thực thi chủ trương khai phá mở rộng đất đai, làng xóm. Cánh đồng Đạ Trại ra đời, từng cụm dân cư hình thành và phát triển, các vùng dân cư sơ khai này hợp nhập với dân vùng Hoành Sơn được gọi là Nam Hoa Thượng.

Từ đó về sau theo đà mở rộng đất đai và phát triển dân số, từng cụm dân cư lớn lên tách khỏi cộng đồng cũ, lập nên làng mới, xóm mới như Thượng, Hạ, De Đình, Đông Huê. Lập nên làng mới mang tên Dương Liễu.

Phía nam đồng Đại Trại là Trang Cần Trung, tách khỏi Nam Hoa Thượng, cùng với các cụm dân cư mới lập thành một xã mang tên mới, đó là Nam Hoa Trung rồi Nam Thận, Trung Thận và cuối cùng là Trung Cần cho tới sau này.

Xã Trung Cần bao gồm trang Cần Trung và thôn Yên Tuyền (Ngọc Cồn và Quỳnh Trai, tức xóm Cồn và xóm Chùa Giai).

Tên gọi Trung Cần lấy từ câu "Sĩ quý trung cần, nữ quý trinh thuận" (con trai quý siêng năng trung thực, con gái quý trinh tiết thuận thảo).

Cách mạng tháng Tám thành công, các xã cũ đổi thành tên mới, đều bắt đầu bằng chữ "Nam", xã Dương Liễu đổi thành xã Nam Dương và xã Trung Cần đổi thành Nam Trung.

Ngày 1 tháng 10 năm 1945, xã Dương Liễu và Trung Cần sáp nhập thành xã Tân Hợp.

Năm 1947, xã Tân Hợp sáp nhập với xã Khánh Sơn thành xã Khánh Tân.

Ít lâu sau xã Khánh Tân tách thành 3 xã như cũ. Xã Nam Trung sáp nhập thêm thôn Quang Thái (làng Đông Châu, trước thuộc huyện Hưng Nguyên, sau sáp nhập về xã Nam Thịnh, cuối cùng sáp nhập về xã Nam Trung).

Năm 1965, ba xã: Nam Dương, Nam Trung và Quang Thái sáp nhập thành xã Nam Trung thuộc huyện Nam Đàn.

Đến năm 2018, xã Nam Trung có 14 xóm, được chia làm nhiều tên gọi khác nhau:

  • Nam Dương

Từ xóm 1 đến xóm 4 gọi là Nam Dương. Người dân nơi đây hiền lành, chăm chỉ làm ăn và mến khách. Đời sống của họ chủ yếu là trồng lúa, và các cây nông nghiệp bên dòng sông Lam đất đai màu mỡ. Nam Dương có đình Dương Liễu nổi tiếng

  • Tân Hoa

Xóm 5, 6 người ta gọi là Tân Hoa, xóm này nằm gần chợ Rồng và sông Lam nên kinh tế khá hơn các vùng khác nhờ buôn bán. Người dân ở đây nổi tiếng đoàn kết,đùm bọc yêu thuơng nhau. Trai gái đều là những nam thanh,nữ tú.

  • Xóm Bàu

Xóm 7 có hai vùng, gọi là xóm Bàu và xóm Đình, gọi là xóm Bàu vì đây có một con lạch chảy qua, người ta gọi là Bàu. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

Nơi đây có một ngôi đền thờ Tống Tất Thắng, nổi tiếng linh thiêng, đền nằm cạnh bàu sen thơm ngát vào mùa hè.

Xóm dưới gọi là xóm Đình vì nằm cạnh đình Trung Cần nổi tiếng, kinh tế thuần nông. Một số người làm thợ xây thì qua Lào, thanh niên lớn lên thì đi Mã Lai, Đài Loan, nên bộ mặt của xóm này có vẻ khang trang hơn, ngày càng giàu lên. Thanh niên phần lớn đi nước ngoài và còn rất nhiều anh chị ế vợ . Đặc biệt có Anh Hải Cường đi Đài Loan làm ăn rất khấm khá, ngoài ra còn có các cháu con ngoan trò giỏi điển hình như cháu Nguyễn Trung Nguyên… và tất nhiều thanh niên tiêu biểu khác nữa.

Xóm Hà hay còn gọi là xóm 8

  • Xóm Chùa

xóm 9 được gọi là xóm Chùa. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì xóm này cạnh một ngôi chùa cổ kính.

  • Xóm Bãi

Đây là vùng đất ngày xưa do dòng họ Nguyễn Nhân khai phá, Nguyễn Nhân Mỹ là tiến sĩ võ đầu tiên ở đất Trung Cần. vùng đất xưa có tên Kim Đôi, Kim Sa, Đông Yên (Hác), Bồ Đề (Gát), Trung Châu (Vũng) và Quan Châu (Bãi). Sau này hợp lại gọi tên là Quyết Tiến.Xóm ngày càng khang trang hơn dân không còn tệ nạn đánh bài như ngày trước.

  • Quang Thái

Một vùng đất nằm ven sông Chạy dài 5 km ngăn cách với xóm bãi là vùng Quang Thái, cũng không rõ vì sao được gọi là như vậy nữa. Quang Thái gồm xóm 11, 12, 13.

Người dân nơi đây chủ yếu buôn bán. Đây là vùng đất có nhiều thành phần bất hảo nhất trong xã, đánh nhau nổi tiếng cả một vùng. Đánh theo hội đồng, nổi tiếng cả một vùng.

  • Bắc Thái

Xóm 14 gọi là Bắc Thái, một vùng đất nằm ven sông Cuối xã giáp ranh xã Nam Cường. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ. Trước đây Bắc Thái phát triển buôn bán đường thủy, mua hàng nông sản từ các huyện đầu nguồn sông lam về miền xuôi bán và đưa muối lên bán cho dân miền núi.

Xã Nam Phúc còn có tên gọi khác là Xuân Phúc, xưa gọi là Làng Ngũ Hoa, xưa hơn còn gọi là Kẻ Lại. Xưa kia, Xuân Phúc phải qua bốn lần xây lập làng mới ổn định. Lần đầu gọi là làng Dơi, nơi đó cao ráo gần đường giao lưu nhưng xa dòng nước nên bất tiện, bỏ đi. Sau chuyển về phía tây nam cách Dơi khoảng 1 km gọi là xứ Bụp Bụp, ở trên dải đất cao, phía Nam là Hói Nậy, phía bắc là Trọt Năng, phía tây là cánh đồng Trũng. Lần thứ ba dịch lùi về phía đông với tên gọi là Nền Nhà, ở đây đã xây dựng đền, trồng cây,... Tuy nhiên, đến lần thứ tư thì làng Xuân Phúc định vị như ngày nay và ở đó đã xây Đình làng với một phong cảnh thật đẹp, có cây đa, bến nước, sân đình nhưng bây giờ không còn nữa, làng Xuân Phúc có 3 xóm: xóm Sau, xóm Trửa, xóm Dòi.

Một số địa danh quen thuộc ở Xuân Phúc (phổ biến vào những năm 1954): Hói - kênh, rạch nhỏ (tiếng địa phương); Hói Nậy, Hói Con; Vực Mấu - có người gọi Vực Máu (nay vẫn dùng). Hói Nậy chảy qua Thâm Buồng, động Mối, động Ngang, khe Su, vực Mụ Bà, khe Rộc, trại Đá, khe Lau, Vực Nàng, E, Cầu Mọ, Nhà Hương, Nhà hàng, Gò, Trọt Trụ, cửa Đền, bàn Độc, cây Găng, Eo Nốc, Hói Khai, cầu Trạo, Phát Lát, vụng cầu, cửa Đình, cầu Dưới, Trốc Voi, Đập Đăng, cầu Hói, cầu Quan, trùa Đình, hạ Truy, Trang Lăng, Thọ Toán, Thịnh Quả ra cửa sông ở bến đò Đức Quang, nhập vào Sông La.

Đến năm 1954, xã Xuân Phúc có khoảng 146 hộ với khoảng 700 người, 9 dòng họ. Trong đó họ Đặng có 56 hộ, họ Lê có 50 hộ, họ Dương có 18 hộ, họ Hà có 9 hộ, họ Đinh có 9 hộ, họ Nguyễn có 3 hộ, họ Phạm có 1 hộ, họ phan văn có 61 hộ,họ phan trọng có 9 hộ.

Sau trận lũ lịch sử năm 1978, nhiều gia đình ở Xuân Phúc đã đi dân vào Đắk Lắk, Lâm Đồng; số khác lên Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.

Trước khi sáp nhập, xã Nam Cường có diện tích 7,40 km², dân số là 5.200 người, mật độ dân số đạt 703 người/km². Xã Nam Trung có diện tích 8,50 km², dân số là 6.200 người, mật độ dân số đạt 729 người/km², có 14 xóm từ 1 đến 14. Xã Nam Phúc có diện tích là 4,56 km², dân số là 2.700 người, mật độ dân số đạt 592 người/km², gồm các xóm: Xuân Phúc (xóm 1), Đông Viên (xóm 2, 3 và 4), Quảng Xá (xóm 5 và 6), Xóm Nài (xóm 7 và 8).

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 831/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của ba xã Nam Trung, Nam Phúc và Nam Cường thành xã Trung Phúc Cường.