Theo phép biện chứng duy vật hiện tượng là gì

Theo phép biện chứng duy vật, các mối liên hệ đều có ba tính chất chung nhất, đó là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

-     Thứ nhất, tính khách quan của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyên hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.

Ví dụ, mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút - đẩy) giữa các vật thể; mối liên hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (đồng hoá - dị hoá); mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hoá trên thị trường; mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy của con người,... đều là những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

-    Thứ hai, tính phổ biến của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

Ví dụ: mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi chất với môi trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản thân môi trường sống cũng là một hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực tiếp và gián tiếp…

-    Thứ ba, tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ

Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong và bên ngoài, trực tiếp và crián tiếp, cơ bản và không cơ bản... chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật đó; đồng thời, mỗi mối liên hệ đó lại có những biểu hiện phong phú khác nhau trong những điều kiện cụ thể khác nhau...

Loigiaihay.com

a) Khái niệm phép biện chứng duy vật

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng: "Phép biện chứng... là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy".

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lênin còn có một số định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật. Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ph.Ăngghen đã định nghĩa: "Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến"; còn khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển (trong đó có bao hàm học thuyết về sự phát triển của nhận thức) trong phép biện chứng mà C.Mác đã kế thừa từ triết học của Hêghen, V.I.Lênin đã khẳng định: "Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng"',V.V..

b) Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin có hai đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Với đặc trưng này, phép biện chứng duy vật không chỉ có sự khác biệt căn bản với phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, đặc biệt là với phép biện chứng của Hêghen (là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy tâm), mà còn có sự khác biệt về trình độ phát triển so với nhiều tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học từ thời cổ đại (là phép biện chứng về căn bản được xây dựng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật nhưng đó là chủ nghĩa duy vật còn ở trình độ trực quan, ngây thơ vàchất phác).

Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác—Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận hiện chứng duy vật, do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Mỗi nguyên lý, quy luật trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin không chỉ là sự giải thích đúng đắn về tính biện chứng của thế giới mà còn là phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trên cơ sở khái quát mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin cung cấp những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức thế giới và cải tạo thế giới, đó không chỉ là nguyên tắc phương pháp luận khách quan mà còn là phương pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, phưong pháp luận phân tích mâu thuẫn nhằm tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản của các quá trình vận động, phát triển, V.V.. Với tư cách đó, phép biện chứng duy vật chính là công cụ khoa học vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới.

Với những đặc trưng cơ bản trên, phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chú nghĩa Mác - Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan vả phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.

Loigiaihay.com

Phép biện chứng duy vật là gì? “Phép biện chứng duy vật” là một nội dung quan trọng trong chương trình học phần Triết học Mác-Lênin được giảng dạy ở trình độ đại học. Vậy phép biện chứng duy vật là gì? Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì và các hình thức cơ bản của phép biện chứng? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến phép biện chứng duy vật bằng cách tham khảo bài viết sau đây nhé.

Phép biện chứng duy vật là gì

Theo nghĩa xưa thì biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương.

Theo Triết học Mác, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Phép biện chứng là gì? Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống những nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.

Các hình thức cơ bản của phép biện chứng bao gồm:

  • Phép biện chứng sơ khai thời cổ đại. Phép biện chứng này có đặc trưng cơ bản là nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ còn thiếu dự chứng minh bởi các thành tựu khoa học tự nhiên.
  • Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức.
  • Phép biện chứng hiện đại – Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Vậy phép biện chứng duy vật là gì? Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.

Hai đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật.

  • Đây là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.
  • Đây là phép biện chứng có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật) do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

Phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phƣơng pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học.

4.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.

Tính chất của các mối liên hệ:

  • Tính khách quan: tính chất độc lập với ý thức của con người như cầu vồng, mưa,…
  • Tính phổ biến: không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với những sự vật, hiện tượng khác. Đồng thời, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống, hơn nữa là một hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác.
  • Tính đa dạng, phong phú: có nhiều mối liên hệ cụ thể khác nhau với những vai trò, vị trí khác nhau trong thế giới vật chất.

4.2. Nguyên lý về sự phát triển

Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Tính chất của sự phát triển:

  • Tính khách quan: sự phát triển là tất yếu, khách quan.
  • Tính phổ biến, sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • Tính đa dạng, phong phú phát triển là khuynh hướng chung, nhưng từng sự vật, hiện tượng quá trình phát triển diễn ra không giống nhau.
  • Tính kế thừa: sự vật mới ra đời bao giờ cũng mang trong nó những yếu tố của sự vật cũ.

Phép biện chứng duy vật là gì?

  • Ngày nay, thuật ngữ biện chứng được dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triền theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Có bao nhiêu hình thức cơ bản của phép biện chứng?

  • Phép biện chứng chất phác cổ đại:
  • Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
  • Phép biện chứng duy vật do Mác và Ăng ghen sáng lập.

Phép biện chứng duy vật là gì?

  • Ăng ghen định nghĩa khái quát về pháp biệ chứng duy vật rằng: “ Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
  • Bên cạnh đó, các nhà triết học nêu định nghĩa về phép biện chứng duy vật dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Vai trò của phép biện chứng duy vật là gì?

  • Xuất phát từ các ưu điểm tiến bộ của mình, phép biện chứng duy vật trở thành một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng rạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến phép biện chứng duy vật là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979
✅ Định nghĩa:⭕ phép biện chứng duy vật
✅ Cập nhật:⭐ 2022
✅ Zalo:⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ:⭐ Toàn quốc
✅ Hotline:⭕ 1900.3330