Thế nào là tính đảng của triết học

Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn phỏng vấn Tiến sĩ Thân Ngọc Anh, Trưởng Khoa Triết học, Học viện Chính trị khu vực II về nội dung đấu tranh phản bác các luật điệu xuyên tạc, sai trái đối với Triết học Mác - Lênin.

Thế nào là tính đảng của triết học
Quang cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (25/1/2021 - 1/2/2021). Ảnh: TTXVN

PV: Thưa tiến sĩ Thân Ngọc Anh, để phản bác các luật điệu xuyên tạc, sai trái đối với Triết học Mác - Lênin trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết, chúng ta cần làm rõ các giá trị cơ bản của Triết học Mác - Lênin, xin tiến sĩ cho biết các giá trị cơ bản này là gì?

Tiến sĩ Thân Ngọc Anh: Triết học Mác - Lênin có nhiều giá trị. Trong đó có bốn giá trị nổi bật.

Giá trị thứ nhất là, phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp nhận thức, xem xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khách quan luôn tồn tại trong mối quan hệ vận động, biến đổi, phát triển không ngừng và tuân theo quy luật. Phương pháp biện chứng duy vật còn để lại cho nhân loại một di sản quý báu đó là những quan điểm, nguyên tắc khoa học, cách mạng cần phải được quán triệt vào trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cụ thể là những nguyên tắc sau đây: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử cụ thể; nguyên tắc về cách thức, nguồn gốc, khuynh hướng phát triển; nguyên tắc thực tiễn, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; …

Giá trị thứ hai là quan niệm duy vật về lịch sử. Quan niệm này thể hiện sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người bắt đầu từ sự tồn tại, phát triển của lực lượng sản xuất; trước hết là sự phát triển của công cụ lao động và trình độ của người lao động. Sự vận động, phát triển của xã hội loài người là tuân thủ các quy luật khách quan chứ không phải phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay bất cứ một lực lượng siêu nhiên nào khác. Quán triệt tinh thần này trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, bổ sung, phát triển lý luận, khái quát được những mối quan hệ lớn phản ánh quy luật của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Giá trị thứ ba là chủ nghĩa nhân văn vì con người. Con người vừa là điểm khởi đầu vừa là trung tâm và vừa là mục tiêu lý tưởng của Triết học Mác - Lênin. Con người được Triết học Mác - Lênin đề cập, nghiên cứu ở đây là con người hiện thực, trước hết là người lao động đang bị áp bức, bóc lột cần phải được giải phóng và từng bước được thụ hưởng hạnh phúc. Trong quá trình đi tìm con đường giải phóng cho con người, mang lại cuộc sống ấm no, bình đẳng cho mọi người, các nhà kinh điển Triết học Mác - Lênin đã bàn đến vấn đề sở hữu, giai cấp, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản,... Tất cả những nội dung này chỉ là phương tiện, mục đích cuối cùng vẫn là giải phóng con người, đem đến cho con người một cuộc sống thực sự ấm no và hạnh phúc.

Giá trị thứ tư là luận điểm: Triết học Mác - Lênin là một học thuyết triết học phát triển. Về bản chất, Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, Triết học Mác - Lênin nói riêng là một học thuyết khoa học phát triển, là hệ thống mở với bản chất nội tại vốn có, luôn được bổ sung và phát triển. Khi vận dụng những giá trị, những quy luật của tự nhiên, của xã hội mà Triết học Mác - Lênin đã chỉ ra, sẽ giúp chúng ta tránh được sai lầm, phát huy tối đa hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

PV: Các thế lực thù địch đã phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Các Mác. Họ cho rằng chế độ tư bản chủ nghĩa là chế độ cao nhất trong lịch sử xã hội của nhân loại. Theo ông, chúng ta có thể lý giải như thế nào về vấn đề này?

Tiến sĩ Thân Ngọc Anh: Tôi hoàn toàn không đồng tình và phản đối quan điểm này của các phần tử xấu bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, với giá trị khoa học to lớn, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã cung cấp cho nhân loại một thế giới quan duy vật lịch sử về cách nhìn phân định, đánh giá quy luật vận động, phát triển tất yếu của xã hội loài người; đã chỉ ra kết cấu cơ bản phổ biến của mọi xã hội, cùng cơ chế tác động và phát triển xã hội theo những quy luật khách quan. Học thuyết này cũng trang bị lý luận về tổ chức kết cấu mô hình xã hội tương lai đó là chủ nghĩa cộng sản, cùng những con đường, biện pháp cách mạng của các chính đảng cộng sản, nhà nước vô sản trong hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cho nên, có thể khẳng định cho đến nay vẫn chưa có một tư tưởng, học thuyết nào có cách lý giải và phương pháp luận nào khoa học hơn học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của Các Mác.

Thứ hai, thực tiễn đã chứng minh, trong thời kỳ đổi mới Việt Nam, Trung Quốc và một số nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao được đời sống nhân dân góp phần xóa bỏ dần áp bức, bất công, đem đến cho người dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Đó cũng là mục tiêu mà Bác Hồ, Đảng, Nhân dân ta đã lựa chọn; đó là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

PV: Một số thế lực thù địch đã phủ nhận lý luận về con người và giải phóng con người của Triết học Mác - Lênin. Họ cho rằng, Triết học Mác - Lênin đã tuyệt đối hóa con người xã hội mà bỏ rơi con người tự nhiên. Tiến sĩ nghĩ sao về vấn đề này?

Tiến sĩ Thân Ngọc Anh: Khi phê phán lý luận về con người của Triết học Mác - Lênin, các thế lực phản tiến bộ đã nhấn mạnh tính tự nhiên của con người, tuyệt đối hóa tự do cá nhân, nhấn mạnh yếu tố cá nhân mà bỏ qua xem xét mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội. Từ đó, họ cổ vũ và xem nhân quyền cao hơn chủ quyền, cần phải hi sinh chủ quyền quốc gia cho nhân quyền. Đây chính là nền tảng tư tưởng mở đường cho quan niệm đề cao nhân quyền hơn chủ quyền, cắt nghĩa cho việc các thế lực thù địch can thiệp một cách thô bạo vào công việc nội bộ của những quốc gia có độc lập, có chủ quyền.

Theo tôi, Triết học Mác-Lênin luôn quan tâm đến vấn đề con người và quan tâm cả mặt tự nhiên cũng như mặt xã hội của con người, Triết học Mác - Lênin xem xét con người một cách rất cụ thể và toàn diện. Theo đó, con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, trong đó phương diện tự nhiên và phương diện xã hội thống nhất biện chứng với nhau. Từ đó, có thể khẳng định tính khoa học của lý luận về con người, giải phóng con người của Triết học Mác - Lênin cũng như những thành tựu chăm lo cho con người mà Việt Nam đã đạt được. Đó là những cơ sở để phủ nhận mọi sự xuyên tạc, bóp méo vấn đề con người tại Việt Nam của các thế lực phản tiến bộ.

PV: Theo ông, chúng ta có thể đưa ra những kinh nghiệm và giải pháp như thế nào để bảo vệ, vận dụng sáng tạo và phát triển Triết học Mác-Lê-nin trong thời kỳ đổi mới hội nhập hiện nay?

Tiến sĩ Thân Ngọc Anh: Theo tôi: Thứ nhất, chúng ta phải nhận diện rõ chủ thể của quan điểm sai trái phản động thù địch để từ đó có phương thức đấu tranh, phê phán phù hợp. Thứ hai, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự thống nhất quyết tâm cao cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị. Thứ ba, phát triển Triết học Mác - Lênin phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Thứ tư, vận dụng linh hoạt, sáng tạo Triết học Mác-Lênin vào những điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Về giải pháp, theo tôi, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp: Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục Triết học Mác - Lênin; vận dụng Triết học Mác - Lênin vào xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị. Hai là, khẳng định giá trị của Triết học Mác - Lênin. Ba là, tích cực đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận giá trị của Triết học Mác - Lênin. Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu Triết học Mác - Lênin, tiến hành tổng kết thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Năm là, bảo vệ tính đảng của Triết học Mác - Lênin. Theo tôi, công tác đấu tranh sẽ rất hiệu quả nếu như những kinh nghiệm, giải pháp này được thực hiện tốt.

Thế nào là tính đảng của triết học

PV: Hiện nay, lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, bằng những phương thức lập luận ngụy biện khác nhau, một số thế lực thù địch tuyên truyền những luận điểm xuyên tạc về Triết học Mác - Lênin và sự vận dụng Triết học Mác - Lênin của Đảng ta cho giới trẻ như: là học thuyết lỗi thời, có nguồn gốc từ phương Tây không phù hợp với Việt Nam - là một xã hội phương Đông, đặt ra những vấn đề đối lập như: đối lập giữa chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Lênin, đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh với mục đích là phủ nhận toàn bộ các học thuyết, tư tưởng này. Là người làm công tác đào tạo, theo ông, chúng ta cần có giải pháp gì để giáo dục nhận thức cho giới trẻ trong tình hình đó?

Tiến sĩ Thân Ngọc Anh: Sự phát triển của mạng xã hội đã đem lại cho giới trẻ nhiều tri thức mới một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, mạng xã hội cũng bị những kẻ xấu lợi dụng những kẽ hở để phổ biến những thông tin độc hại, gây hoang mang, nghi ngờ, mất định hướng đối với giới trẻ. Theo tôi, để giải quyết vấn đề này, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nâng cao tính đảng, tính chiến đấu cho giới trẻ chúng ta phải làm mấy việc sau đây: Thứ nhất, phải làm tốt hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa việc đào thải, loại bỏ, xóa các bài viết mang tính phản động trên hệ thống mạng nhanh chóng nhất.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền những giá trị của Triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; sự vận dụng đúng đắn Triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng Việt Nam. Nhờ vậy, Nhân dân Việt Nam đã đánh thắng thực dân, đế quốc, tay sai, thực hiện thành công đổi mới đất nước, mang lại những lợi ích đối với giới trẻ tại Việt Nam và giới trẻ gốc Việt tại hải ngoại.

Thứ ba, thông qua các kênh thông tin, đặc biệt là mạng xã hội, cần khuyến cáo, giải thích, chứng minh những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những phần tử xấu, kém hiểu biết đã xuyên tạc, bôi nhọ, công kích Triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự vận dụng đúng đắn Triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, giúp giới trẻ tăng cường cảnh giác, biết thanh lọc thông tin, nâng cao trình độ hiểu biết, giúp ích cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ tư, tăng cường khuyến khích, động viên, lựa chọn những người có năng lực, trình độ lý luận cao, bút chiến cao viết những bài phản bác để khẳng định giá trị của Triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại những thành tựu rất lớn về mọi mặt tính từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay.

PV: Tạp chí Lao động và Công đoàn xin trân trọng cảm ơn TS Thân Ngọc Anh!

Thế nào là tính đảng của triết học
Xây dựng Đảng ta xứng đáng "là đạo đức", "là văn minh"

Ngày 17/6/2022, Đảng ủy Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Công văn số 190/CV-ĐUTLĐ về việc triển khai sinh hoạt chuyên đề về "nâng cao ...

Thế nào là tính đảng của triết học
Văn học nghệ thuật phải trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội

“Văn học, nghệ thuật (VHNT) là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện ...