Thế nào là đoàn kết tương trợ

Show

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 7: Đoàn kết, tương trợ giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.

Lời giải:

* Một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ:

   – Sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.

   – Học tập, vui chơi một cách hoà thuận.

   – Yêu mến, gần gũi với tất cả các bạn.

* Một số biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ:

   + Chia bè chia phái

   + Chỉ với với những bạn học giỏi, còn bạn học dốt thì không chơi.

   + Cùng nhau quay cóp.

Lời giải:

Lí do: chúng ta luôn phải đoàn kết trong mọi lĩnh vực, cũng như trong mọi lúc, mọi nơi. Khi đoàn kết chúng ta đã một phần nào đó giúp cho tập thể nơi mình sinh ra thêm gắn bó, tạo liên kết giữa mọi người , tạo nên một mối quan hệ rộng rãi. chúng ta sẽ được mọi người yêu quý.

Lời giải:

Trong cuộc sống quanh em, vẫn còn có nhiều bạn không có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Các bạn sống ích kỉ, tách mình ra khỏi tập thể, cộng đồng. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân, xa rời mọi người. Thậm chí, họ không muốn tham gia các hoạt động chung của lớp, của trường.

A. Sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi việc, kể cả những việc sai trái.

B. Chỉ chơi với các bạn có hoàn cảnh giống như mình

C. Học tập, vui chơi với các bạn một cách thân ái, hoà thuận.

D. Chơi với nhau thành từng nhóm, ganh đua với các nhóm khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ý kiến Đúng Sai
A. Đoàn kết là sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với những người khác.
B. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.
C. Đoàn kết giúp cho con người gần gũi, thân ái với nhau hơn, tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.
D. Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, sự nhiệt tình, hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ.

Lời giải:

Tích đúng vào các ô: B, C, D

Tích sai vào các ô: A

A. Nam chỉ chơi với những bạn học giỏi như mình.

B. Hoa luôn giúp đỡ, kèm cặp các bạn học kém trong lớp.

C. Hưng hay rủ rê, lôi kéo một số bạn trong lớp để ủng hộ việc làm của Hưng.

D. Bình không chơi với các bạn nữ vì cho là các bạn nữ hay nói nhiều.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Vơ đũa cả nắm.

B. Lòng vả cũng như lòng sung.

C. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

D. Cây ngay không sợ chết đứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:

Theo em hành động của hai bạn Sơn và Đại có phải là thế hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ không ? Vì sao?

Lời giải:

Hành động của hai bạn không phải là đoàn kết, tương trợ mà vi phạm quy chế, kỉ luật học tập.

Trưa nay trên đường đi học về, lại bị các bạn ấy trêu chọc, Quang nổi khùng, xông vào đánh một bạn bị chảy máu mũi. Trước sự việc đó, có bạn cho rằng Quang đánh là đúng, có bạn lại phản đối, cho rằng Quang quá đáng.

Câu hỏi:

1/ Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý thế nào cho Quang và cho các bạn hay trêu Quang ?

Lời giải:

1/ Hành vi của Quang và các bạn trêu Quang đều không thể hiện đoàn kết, tương trợ.

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn trêu Quang là không nên trêu bạn ấy nữa và giải thích cho các bạn hoàn cảnh của Quang và để các bạn đoàn kết tương trợ nhau cùng tiến bộ trong học tập.

Câu hỏi :

1/ Em hãy nhận xét hành vi của hai bạn trong tình huống trên.

2/ Em sẽ khuyên hai bạn như thế nào ?

Lời giải:

1/ Hành vi của hai bạn trong tình huống trên là thể hiện sự ích kỉ và không mang tính đoàn kết, tương trợ.

2/ Em sẽ khuyên hai bạn nên nói chuyện để hòa giải với nhau, không nên vì sự ích kỉ, nóng giận mà làm tổn thương nhau.

Câu hỏi : Em có tán thành việc làm của Ánh không ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không tán thành việc làm của Ánh vì đó là sự phân biệt đối xử giữa bạn bè, Ánh quá đề cao vật chất và chia rẽ theo bè phái.

1/ Trong lớp em có một bạn học giỏi nhưng kiêu căng, coi thường bạn bè, không chịu giúp các bạn học yếu.

2/ Có hai bạn ngồi cùng bàn, cứ đến giờ kiểm tra là bàn bạc, làm chung bài hoặc nhìn bài của nhau.

3/ Trong lớp em có một bạn nhà rất nghèo, không có đủ điều kiện học tập.

Lời giải:

Trong các tình huống trên thì em sẽ góp ý, chỉ ra lỗi sai của các bạn trong tình huống 1 và 2. Còn với tình huống 3, em sẽ huy động các bạn trong lớp, nói chuyện với thầy cô để giúp đỡ bạn.

Lời giải:

Em hãy kể lại câu chuyện em chứng kiến, được nghe lại hoặc chính bản thân em làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ đối với bạn bè và những người xung quanh.

Ví dụ: quyên góp giúp đỡ người gặp khó khăn; đoàn kết cả lớp làm hội trại, tập văn nghệ…

1/ Tinh đoàn kết đó đã đem lại kết quả gì ?

2/ Em suy nghĩ thế nào về tinh thần đoàn kết trong học sinh hiện nay ?

Lời giải:

1/ Tinh đoàn kết gắn bó giữa người dân hai địa phương đã góp phần xây dựng cuộc sống mới ở bản làng này, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Đoàn kết tương trợ nhau trong cuộc sống, đoàn kết, họ đã biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở nhau cùng làm ăn phát triển Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

2/ Tinh thần đoàn kết trong học sinh hiện nay cũng được thể hiện khá sâu sắc. Cụ thể là:

Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

- Đoàn kết tương trợ là sự cảm thông, chia sẻ và có hành động cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

- Ca dao, tục ngữ về đoàn kết tương trợ :

+ Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.

+Cả bè hơn cây nứa.

+Chết cả đống còn hơn sống một người.

+Chung lưng đấu cật.

+Một hòn chẳng đắp nên non

Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.

+Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.

+Dân ta nhớ một chữ đồng :

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

+Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

+ Lá lành đùm lá rách.

+ Miếng khi đói bằng gói khi no.

+Lá lành đùm lá rách

+Anh em như thể tay chân

+Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao

+Giọt máu đào hơn ao nước lã

+Huynh đệ tương phùng

+Thương người như thể thương thân+Con chim khôn cả đàn cùng khôn,con chim dại cả đàn cùng dại+Thương nhau chia củ sắn lùi,bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng

Bn tham khảo ạ 

Thế nào là đoàn kết tương trợ

- Là sự thông cảm, chia sẽ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

Ví dụ: Bạn Na bị ốm không đi học được, em đã đến thăm và chép bài cho bạn.    

- Đối lập với đoàn kết tương trợ là: Chia rẽ, ích kỷ.

“Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”.

2. Ý nghĩa

- Sống đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta dễ hoà nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quý.

Hãy giống như loài kiến, dù nhỏ bé nhưng đoàn kết lại để có sức mạnh lớn lao.

- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn.

- Là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Thế nào là đoàn kết tương trợ

Đoàn kết là truyền thống của dân ta, giúp dân ta cách mạng thắng lợi, đánh đuổi đế quốc xâm lược thống nhất đất nước.

Thế nào là đoàn kết tương trợ

Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết giúp toàn Đảng toàn dân chiến thắng đại dịch Covid-19.

@34721@@34723@

- Luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết tương trợ.

Thế nào là đoàn kết tương trợ

Ngô Minh Hiếu 10 năm cõng bạn đến trường.

- Thân ái giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.

- Phê phán những ai thiếu tinh thần đoàn kết tương trợ trong cuộc sống. 

Thế nào là đoàn kết tương trợ

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!