Thanh khoản xuất nhập khẩu là gì

Hợp đồng là một văn bản thông dụng nhất ngày nay ngoài ra nó còn mang giá trị pháp lý nhất định. Có thể thấy hợp đồng xuất hiện rất gần trong cuộc sống chúng ta. Từ nhỏ khi đi học chúng ta đã phải đóng tiền bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm, mua xe thì có bản hợp đồng bảo gồm cam kết của bên mua và bên bán, mua nhà thì có hợp đồng mua nhà, các doanh nghiệp thì có các hợp đồng kinh doanh với nhau. Có một hợp đồng đang được quan tâm đến là hợp đồng gia công? Và thanh khoản hợp đồng gia công là gì? Để tìm hiểu thanh khoản hợp đồng gia công là gì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo thêm nhé.

Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công

Thanh khoản xuất nhập khẩu là gì
Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công

1. Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là một thuật ngữ được dùng trong nhiều ngành kinh tế. Thanh khoản là để chỉ sự thanh toán của một sản phần. Thanh khoản là một tiêu chí quan trọng để đánh giá một tài sản, diễn tả mức độ lưu động của tài sản hoặc các sản phẩm bất kỳ. Nếu mức thanh khoản càng cao điều đó có nghĩa là khả năng trao đổi càng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Ngược lại nếu mức thanh khoản thấp sẽ dẫn đến khả năng trao đổi diễn ra chậm chạp.

Có thể hiểu khi một người nào đó bán sản phẩm của mình ra thị trường hoặc là người dùng mua sản phẩm đó vào đều sẽ không làm ảnh hưởng đến giá trị của nó trên thị trường. Như vậy, thanh khoản là sự chuyển đổi thành tiền mặt của một sản phẩm hàng hóa bất kỳ.

Hợp đồng gia công, theo quy định tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng gia công như sau:

  • Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, hợp đồng gia công là một bên nhận gia công cho một bên để đạt được thành quả đã thỏa thuận. Bên nhận nguyên vật liệu của bên kia để tại ra sản phẩm mới. Sau khi nhận nguyên vật liệu thì quá trình gia công bên nhận gia công phải tự tổ chức thực hiện gia công hoàn thành công việc, giao kết quả cho bên đặt gia công.

3. Thanh khoản hợp đồng gia công

Như đã phân tích trên thì có thể thấy thanh khoản hợp đồng gia công là việc bên thực hiện hợp đồng gia công thực hiện theo như những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng với bên đặt gia công. Kết quả là thành phẩm mà bên gia công đã thực hiện phù hợp với những gì mà hai bên đã thỏa thuận theo hợp đồng.

Thanh khoản hợp đồng gia công là việc mà sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và đến lúc bên đặt gia công nhận hàng và thanh toán cho bên nhận gia công theo như đã quy định trong hợp đồng.

4. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công

Thứ nhất, theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương. Tại Điều 44 về thông báo, thanh lý, quyết toán hợp đồng gia công như sau:

  • Trước khi thực hiện hợp đồng gia công, tổ chức, cá nhân thông báo hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký kết hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu định kỳ với cơ quan Hải quan.
    • Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thông báo hợp đồng gia công và quyết toán hoạt động gia công với cơ quan hải quan.
  • Căn cứ để thanh lý hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
    • Căn cứ để thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tái xuất, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt phù hợp với thực tế thực hiện hợp đồng.

Thứ hai, theo quy định Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC tại  Điều 64 về thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn như sau:

  • Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực, thương nhân có văn bản đề nghị Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải (theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư này) và được Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công xem xét, chấp thuận theo đề nghị của thương nhân.
  • Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thanh khoản hợp đồng gia công

Khi nào doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng cho Chi cục Hải quan?

Chậm nhất 45 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng gia công (hoặc phụ lục hợp đồng gia công) kết thúc hoặc hết hiệu lực, doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công (bao gồm cả phương án giải quyết nguyên liệu dư, máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm, phế thải) cho Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công.

Đối với những hợp đồng gia công tách ra thành nhiều phụ lục để thực hiện thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản đối với từng phụ lục hợp đồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công.

Nguyên liệu, vật liệu dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn phục vụ gia công được xử lý như thế nào sau khi thanh khoản hợp đồng gia công? 

Việc giải quyết nguyên vật liệu,… khi thanh khoản hợp đồng gia công được xử lý thông qua các hình thức như sau:

  • Bán tại thị trường Việt Nam;
  • Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
  • Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
  • Biếu, tặng tại Việt Nam;
  • Tiêu hủy tại Việt Nam.

Lệ phí thực hiện thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công nước ngoài là bao nhiêu?

Lệ phí khi thực hiện thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công là 20.000 đồng.

Chi phí dịch vụ tư vấn về thanh khoản hợp đồng gia công của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

6. Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về thanh khoản hợp đồng gia công và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến thanh khoản hợp đồng gia công. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về thanh khoản hợp đồng gia công vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Văn phòng: (028) 777.00.888
  • Mail: