Tết năm nay là con gì năm 2024

Mùng 1 Tết 2023 là ngày mấy dương lịch? Tết 2023 là năm con gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời điểm Tết đang cận kề. Bài viết dưới đây, MediaMart sẽ giải đáp chi tiết cho bạn những thắc mắc trên. Cùng theo dõi nhé!

1.

Mùng 1 Tết 2023 là ngày mấy dương lịch?

Ngày mùng 1 Tết 2023 rơi vào ngày Chủ nhật tức là ngày 22/01/2023 và giao thừa sẽ rơi vào 21/01/2023 dương lịch (thứ 7). Tết âm lịch 2023 sẽ rơi vào các ngày như sau:

Tết năm nay là con gì năm 2024

- Ngày 29 Tết: vào Thứ 6 ngày 20/01/2023

- Ngày 30 Tết: vào Thứ 7 ngày 21/01/2023

- Mùng 1 Tết âm lịch 2023: vào Chủ Nhật ngày 22/01/2023

- Mùng 2 Tết: vào Thứ Hai ngày 23/01/2023

- Mùng 3 Tết: vào Thứ Ba ngày 24/01/2023

- Mùng 4 tết: vào Thứ Tư ngày 25/01/2023

- Mùng 5 tết: vào Thứ Năm ngày 26/01/2023

2.

Tết 2023 là năm con gì?

Theo lịch âm, năm 2023 là năm Quý Mão, tức là năm con Mèo (xếp vị trí thứ tư trong 12 con giáp). Năm Quý Mão sẽ bắt đầu từ ngày 22/1/2023 và kết thúc vào ngày 9/2/2024 theo lịch dương.

Tết năm nay là con gì năm 2024

Theo lịch vạn niên, năm 2023 là năm thiên can Quý, địa chi Mão. Cụ thể là:

- Xét theo Thiên can (Canh): Người sinh năm Quý Mão 2023 tương hợp với Mậu, tương hình với Đinh và Kỷ.

- Xét theo Địa chi (Thân): Người sinh năm 2023 tam hợp với Hợi - Mão - Mùi và tứ hành xung với Tý - Ngọ - Mão - Dậu.

3.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023

Theo Bộ Lao động thương binh và Xã hội, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023 của công chức, viên chức bắt đầu từ thứ Sáu ngày 20/01/2023 đến hết thứ Năm ngày 26/01/2023 Dương lịch (tức ngày 29 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão).

Tết năm nay là con gì năm 2024

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023 nêu trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội.

Đối với người lao động khối ngoài Nhà nước, người sử dụng lao động quyết định chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 phù hợp theo thực tế của đơn vị.

Phương án nghỉ Tết Nguyên đán của đơn vị cần đảm bảo 5 ngày, trong đó có 1 ngày năm cũ và 4 ngày năm mới; hoặc 2 ngày năm cũ 3 ngày năm mới.

Nếu ngày nghỉ Tết Nguyên đán trùng ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù theo quy định.

Trên đây là bài viết mùng 1 Tết 2023 là ngày mấy dương lịch? Hy vọng những thông tin của MediaMart sẽ giúp bạn sắp xếp, lên kế hoạch để đón một năm mới tốt lành, vạn sự như ý.

Trong mười hai con giáp của Việt Nam, dùng chung nền tảng cung hoàng đạo Trung Quốc, theo đó ấn định một con vật và các thuộc tính nổi tiếng của nó cho mỗi năm trong chu kỳ mười hai năm âm lịch lặp lại, có tới bốn sự khác biệt rõ ràng với mười hai con giáp của Trung Quốc và những quốc gia cũng ăn Tết âm lịch khác.

  • Sửu - là năm con Trâu của người Việt, nhưng lại là năm con Bò với người Hoa và người Hàn
  • Dần
  • Mão / Mẹo - là năm con Mèo của người Việt, nhưng là năm con Thỏ của người Hoa và người Hàn
  • Thìn
  • Tị
  • Ngọ
  • Mùi - là năm con Dê của cả người Việt và người Hoa, nhưng là năm con Cừu của người Hàn
  • Thân
  • Dậu - đều là năm con Gà, nhưng phải là Gà Trống với người Hoa và người Hàn
  • Tuất
  • Hợi

Sự khác biệt trong con vật đại diện năm của Tết 2023 có lẽ người Việt ở Úc có thể cảm nhận rõ ràng nhất khi những tin bài, báo chí, và quảng cáo về những con người, sự kiện, lễ hội, và cả khuyến mãi nhân dịp này xuất hiện, rất nhiều nơi chỉ là năm Thỏ "Year of the Rabbit".

Vì đâu có sự khác biệt này?

Trong khi trả lời phỏng vấn của Zingnews, Tiến sĩ Sim Sang - Joon, Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc,

giải thích mọi "rắc rối" đều có thể bắt đầu từ chuyện đồng... âm.

Trong tiếng Trung, hai từ này khác nhau về dấu, tuy nhiên lại được ghi âm chữ Hán giống nhau, thì thỏ (măo) và mèo (máo - âm Hán Việt là “miêu”) đều là mao.

Ông Sim Sang - Joon cho rằng yếu tố môi trường tự nhiên cũng giữ vai trò quyết định trong chuyện này. Theo đó điều kiện môi trường ở Việt Nam để loài thỏ phát triển sinh sôi rất hạn chế so với loài mèo.

Ông dùng cụm từ "điều kiện tiếp thu có biến động từ ngôn ngữ đến hình ảnh" để giải thích sự khác biệt Thỏ / Mèo trong mười hai con giáp Trung Quốc và Việt Nam, và lưu ý cách người Việt chọn con Mèo (thay vì con... gì khác) vì âm tiếng Hán con mèo do có cùng âm tiếng Hán với con thỏ.

Nếu nói đến âm, ghi âm, chữ viết, nghĩa, ngôn ngữ... trong khác biệt này thì cuộc tranh luận còn kéo dài đến năm con Thỏ, con Mèo tiếp theo, tức Tết 2035.

Tết năm nay là con gì năm 2024

Mèo và Thỏ Credit: Antoni Shkraba on Pexels

Tiếng Việt cổ và xã hội nông nghiệp

Rất nhiều ý kiến khác nhau tranh luận tại sao lại là con mèo trong Việt giáp và con thỏ trong Hoa giáp.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông hiện đang sinh sống ở Úc cho rằng cách giải thích thường gặp trong tài liệu Trung Quốc là âm 'mão' khi du nhập vào tiếng Việt đọc giống như mèo hay miêu tiếng Hán Việt nên người Việt dùng mèo làm biểu tượng thay vì thỏ là... không hợp lý. Ông đã chứng minh cho quan điểm của mình qua nhiều trang viết.

Ông Nguyễn Cung Thông cho rằng khả năng rất lớn nguồn gốc tên gọi 12 con giáp đến từ tiếng Việt cổ.

Ông dẫn giải từ lịch sử thuần hóa, mèo đã sống chung với loài người và có khả năng được thuần hoá cách đây khoảng 9500 năm, so sánh với thỏ mới gần 3000 năm trở lại đây.

Ông chỉ ra mèo, loài ăn thịt, thích hợp với xã hội nông nghiệp như thế nào, đã là vị "cứu tinh" từ hoang sơ tiêu diệt loài chuột phá hoại thóc lúa mùa màng của người nông gia, so với con thỏ chỉ ăn rau cải và... phá hoại mùa màng.

Ông cũng lưu ý về khí hậu và thời tiết. Loài thỏ thuần hoá không thể tồn tại khi nhiệt độ môi trường chung quanh lên trên 32 độ C, so với loài mèo có thể sống sót với môi trường ở nhiệt độ 52 độ C. Ông cho rằng thân nhiệt của mèo trung bình 38 độ C tương thích với một xã hội nông nghiệp có khí hậu ôn hoà như Việt Nam, còn thỏ lại là nguồn thực phẩm có lượng đạm cao cho xã hội du mục và săn bắn.

Nếu các em bé trong nhà hỏi quý vị? Quý vị làm sao giải thích? Chắc lúc này không thể dùng yếu tố lịch sử hay văn hóa suy luận như trên, mà phải dùng chuyện kể dân gian.

Chuyện kể một ngày kia, Ngọc Hoàng Thượng Đế truyền tin đi cho muôn loài, mời mọi động vật tham dự một cuộc đua để giành quyền trị vì kiểm soát một năm trong 12 năm của cung hoàng đạo ở hạ giới. Đến ngày thi, tất cả động vật đều cắm đầu chạy quyết tâm giành 12 hạng đầu. Chuột và Mèo cùng đi với nhau từ mờ sáng.

Mâu thuẫn xảy ra khi đến đoạn cần qua một khúc sông lớn. Cả hai gặp được Trâu và nhờ quá giang qua sông. Tuy nhiên tranh thủ lúc Mèo không để ý, Chuột đã nhanh chân đạp Mèo xuống nước và cùng Trâu qua sông. Lúc lên thiên đình thì Chuột nhanh trí nhảy xuống trước nên ở vị trí đầu tiên, sau đó là Trâu.

Chuyện kể Trung Quốc và Hàn Quốc, con Mèo hoàn toàn thất bại. Thay vào đó, con Thỏ giành vị trí thứ 4 trong 12 hạng đầu. Mối... thù hận giữa Mèo và Chuột bắt đầu từ đây.

Chuyện Việt Nam, con Mèo dù bị lừa, vẫn lọt vào cung hoàng đạo. Mèo gặp Hổ và được Hổ cứu, nên thứ tự tiếp theo là Hổ và Mèo. Một cách kể chuyện dân gian khác, Mèo về đến nơi thì 12 hạng đầu đã ấn định. Khóc lóc. Hằng Nga thấy vậy mới xin được mang Thỏ về cung Trăng để làm bạn. Mèo thay vào vị trí của Thỏ.