Thiền tứ niệm xứ là gì năm 2024

Thiền sư U Pandita thường xuyên nói về ý nghĩa của tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna). Ngài thường sử dụng nguyên bản tiếng Pāḷi để giải thích sự ghi nhận và quan sát sự phồng xẹp của thân và các đối tượng của tâm trong khi hành thiền.

Sự giải thích chi tiết và thực tế này của thuật ngữ satipaṭṭhāna thường được Ngài Thiền Sư tín dụng. Đó là một công thức để thành công trong hành thiền. Nếu một người áp dụng công thức này một cách tỉ mỉ vào việc hành thiền, thì giáo pháp sẽ hiển lộ ngay lập tức.

Bảy sự lợi ích của Chánh Niệm

Việc thực hành thiền tứ niệm xứ đưa tới sự thanh lọc tâm, vượt qua sự sợ hãi và than khóc, tiêu diệt hoàn toàn khổ thân và khổ tâm, đi vào chánh đạo (đúng đường) và chứng ngộ Niết Bàn (Nibbana).

Nghĩa của Từ Satipaṭṭhāna

Thuật ngữ satipaṭṭhāna trong tiếng Pali được gọi là “Bốn nền tảng của chánh niệm”. Tuy nhiên, ý nghĩa đầy đủ của nó được hiểu bằng cách chia các từ ghép tạo thành nó và phân tách các chữ này ở góc độ riêng lẻ và ghép từ.

Sati + Paṭṭhāna

Hoặc

Sati + Pa + (ṭ)ṭhāna

Từ sati bắt nguồn tứ gốc có nghĩa là “ghi nhớ” (samsarati), nhưng ở một nhân tố thuộc về tâm, nó đại diện cho Tâm ghi nhớ trong hiện tại, nhận biết, tỉnh táo và chăm chú hơn là một sự ghi nhớ của ký ức.

Paṭṭhāna có nghĩa là “gần, vững chắc và kiên định”.

Kết hợp hai yếu tố này, nghĩa của từ ghép là “Nhận biết đối tượng một cách gần gũi và vững chắc”. Loại nhận biết này được gọi là suppatitthita, “chánh niệm kiên định”.

Bốn nền tảng của chánh niệm

Bốn nền tảng của chánh niệm có một bản chất duy nhất – là ghi nhân các hiện tượng tự nhiên. Chúng được phân biệt trong khi chánh niệm vào bốn đối tượng:

1. Thân (kaya),

2. Cảm giác – thọ (vedana),

3. Các trạng thái tâm – tâm (citta),

4. Các đối tượng của tâm – pháp (dhamma).

Các nhân tố gần nhất bao gồm: năm chướng ngại (năm triền cái), năm khối (năm uẩn), sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thâm, tâm) và sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc chạm, pháp) (cùng hoạt động với nhau), bảy yếu tố giác ngộ và tứ diệu đế.

Chánh niệm (Sati)

“Chánh niệm” được chấp nhận hầu hết trong các văn bản tiếng anh với thuật ngữ “Sati”. Tuy nhiên, chuyển ngữ này chưa được đầy đủ. “Sức mạnh của quan sát” là một cách dịch đầy đủ hơn. Phạm vi ý nghĩa được giải thích bằng cách xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như: đặc tánh, chức năng, biểu hiện, nguyên nhân gần và sự phân biệt các nhân tố của chánh niệm.

Không hời hợt

Sati có đặc tánh là không dao động, nghĩa là không rời ra khỏi đối tượng (apilapana lakkhana). Các nhà chú giải đã ví dụ một quả bí ngô rỗng, khô được ném vào trong nước. Quả bí rỗng sẽ nổi lên trên mặt nước. Tương tự vậy, tâm quan sát và theo dõi không nên lướt qua đối tượng một cách hời hợt. Thay vào đó, tâm nên chìm hoặc lao vào quan sát đối tượng, giống như khi ném một hòn đá vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy.

Giả sử khi bạn quan sát bụng là một đối tượng để hành thiền tứ niệm xứ. Bạn cố gắng tập trung quan sát đối tượng chính để tâm không bị gián đoạn. Thay vào đó, tâm sẽ chìm sâu vào quá trình phồng xẹp của bụng. Khi tâm chìm vào quá trình này, bạn có thể thấy được các đặc tánh tự nhiên: căng, nén, chuyển động, …

Nắm giữ đối tượng

Chức năng của chánh niệm (sati) là không có sự nhầm lẫn hay không quên (asammosa rasa). Nó có nghĩa là tâm quan sát và ghi nhận không gián đoạn, không bỏ sót, không quên, cũng không để đối tượng quan sát biến mất. Để diễn tả đối tượng một cách tích cực, sati có chức năng giữ cho đối tượng nằm trong sự theo dõi. Cũng như một cầu thủ đá bóng không bao giờ để mất quả bóng, một vận động viên đá cầu hay một võ sĩ luôn chú ý những chuyển động của đối thủ, thì một thiền sinh cũng không bao giờ mất đi đối tượng chánh niệm.

Đối đầu và bảo vệ

Chánh niệm có hai trạng thái, đối mặt với đối tượng và bảo vệ.

Đối mặt với đối tượng

Trạng thái chính của chánh niệm là đối mặt – để tâm trực tiếp, đối mặt với đối tượng theo dõi (visarabhimakha bhava paccupatthand). Chánh niệm là trạng thái (bhava) đối đầu, đối mặt (abhimukha) với một đối tượng (visaya).

Người ta cho rằng khuôn mặt một người phản ánh lên tánh cách của họ. Do đó, bạn muốn “kiểm tra” một người, bạn phải đối mặt trực diện với người đó và xem xét cẩn thận khuôn mặt có người đó. Thì sau đó, phán đoán của bạn mới chính xác. Nhưng nếu bạn đứng ở một góc nghiêng, phía sau hoặc xa người đó thì bạn sẽ không thể phân biệt được những nét đặc trưng trên khuôn mặt của họ.

Tương tự vậy, khi bạn quan sát sự phồng lên của bụng, nếu tâm đang đối mặt với chuyển động phồng lên, bạn sẽ nhận thấy các cảm giác khác nhau trong sự phồng lên, như: căng, áp lực căng, nóng, lạnh hoặc chuyển động.

Bảo vệ

Nếu sự theo dõi và quan sát của tâm đối mặt với đối tượng quan sát trong khoảng một thời gian ngắn, thiền sinh có thể thấy được tâm thanh tịnh khi không có phiền não (kilesa) chen vào. Sự thanh tịnh này là kết quả thứ hai của chánh niệm (sati) – đó là sự bảo hộ hoặc bảo vệ khỏi sự tấn công của các phiền não (arakkha paccupatthana). Với chánh niệm hiện tại, các tâm phiền não sẽ không có cơ hội hiện khởi trong tâm.

Chánh niệm giống như một người gác cửa vì nó canh giữ sáu cửa giác quan. Một người gác cửa không chấp nhận những người xấu và phá hoại, anh ta chỉ chấp nhận những người tốt và có ích. Chánh niệm không thừa nhận bất thiện (akusala), nó chỉ thừa nhận thiện (kusala). Bằng sự loại bỏ tâm bất thiện, tâm được bảo vệ.

Những nguyên nhân gần của chánh niệm

Những nguyên nhân gần để sanh khởi chánh niệm, là: nhận thức mạnh mẽ (thirasanna padatthana), và bốn nền tảng của chánh niệm (kayadi satipatthana padatthana).

Nhận thực mạnh mẽ

Để theo dõi một đối tượng, cần có nhận thức mạnh mẽ và chắc chắn (thira) về đối tượng đó. Khi nhận thức (sanna) vững chắc, mạnh mẽ và kiên định, thì chánh niệm cũng sẽ vững chắc, mạnh mẽ và kiên định.

Hai chức năng của nhận thức là theo dõi và theo dõi sự hình thành – hành (sankhara), bất kể đó là thiện hay bất thiện của đối tượng. Nhận thức được so sánh với việc ghi âm các cuộc nói chuyện với sự hỗ trợ của băng hoặc máy ghi âm, ghi hình.

Sự ghi âm diễn ra không phụ thuộc vào nội dung hoặc chất lượng của các cuộc nói chuyện. Bản ghi âm chất lượng cao, rõ ràng, chẳng hạn như bản ghi âm kỹ thuật số hiện đại trên CD của một buổi hoà nhạc cổ điển hoặc opera là nguyên nhân tạo ra những trải nghiệm nghe rõ ràng, mạnh mẽ và ấn tượng (chánh niệm) khi phát lại bản ghi âm.

Tương tự như vậy, trong hành thiền, một nhận thức rõ ràng mạnh mẽ (theo dõi hoặc định danh) các đối tượng quan sát đang sanh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chánh niệm vững chắc, rõ ràng và kiên định.

Bốn nền tảng của Chánh Niệm – Tứ Niệm Xứ

Một trong những nguyên nhân gần nữa cho sự phát sanh chánh niệm là bốn nền tảng của chánh niệm (kayadi satipatthana padatthana). Nghĩa là bản thân của chánh niệm đã là nhân của chánh niệm. Trên thực tế, sự phát triển của chánh niệm dẫn tới sự lấy đà liên tục, trong một khoảnh khắc nào đó chánh niệm sẽ xuất hiện.

Điều này có thể so sánh với quá trình tiếp nhận một nền giáo dục, giả sử rằng học sinh chăm học và làm bài tập về nhà một cách cẩn trọng. Bài học ở lớp dưới là nguyên nhân dẫn đến việc học bài ở lớp cao hơn. Giáo dục tiểu học là nguyên nhân của giáo dục trung học, và điều này lại là nguyên nhân của giáo dục đại học và cao học.

Tóm lại, chánh niệm dẫn đến chánh niệm lớn hơn và mạnh mẽ hơn.

Trực tiếp

Trực tiếp nhận thức về đối tượng được quan sát là rất quan trọng. Không có gì ở giữa đối tượng sanh khởi, sự ghi nhận và quan sát. Đối tượng sanh khởi và tâm theo dõi không có khoảng thời gian gián đoạn. Quan sát đối tượng đang sanh khởi nên diễn ra cùng một lúc mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào. Nó phải liên tục. Ngay khi đối tượng sanh khởi cần phải ghi nhận và quan sát.

Nếu việc theo dõi và quan sát của một thiền sinh bị trì hoãn, thì đối tượng sẽ bị trôi qua trong khoản thời gian mà thiền sinh nhận biết được đối tượng. Các đối tượng trong quá khứ và trong tương lai không thể biết được một cách chính xác, và nếu sự chú ý không được duy trì ngay khi các đối tượng sanh khởi, thì đó không còn là thực hành thiền minh sát (vipassana) nữa. Nó không còn ở trong hiện tại nữa.

Đồng thời

Khi hai hoặc nhiều quá trình xảy ra cùng lúc, đó là hiện tượng “đồng thời”. Sự đồng thời thời của tâm ghi nhận, tâm quan sát và đối tượng quan sát là một khía cạnh quan trọng của chánh niệm (sati). Ví dụ, khi một đối tượng sanh khởi, tâm nằm trên đối tượng đồng thời đối tượng cũng phát sanh ngay lúc đó.

Chánh niệm phi thường

Từ “pa” trong cụm “sati-pa-(t)thana” chỉ rõ ràng chánh niệm phải có bản chất đặc biệt hoặc nổi bật một cách tự nhiên (visattha); vượt bật, sâu sắc và bền chặc (bhusattha). Chánh niệm thông thường nằm ngoại phạm vi thiền tứ niệm xứ chuyên sâu. Đó là định nghĩa của từ “pa”, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh của nó.

Nhanh chóng (Pakkhanditva Pavattati)

Từ “pa” trong cụm “sati-pa-(t)thana” có thể hiểu là pa-(k)khandana: nhanh chóng, nhảy vọt, lao xuống. Ngay khi đối tượng sanh khởi, tâm phải lao về phía trước đối tượng, quan sát với năng lực mạnh mẽ và can đảm. Nó bắt lấy đối tượng mà không chút do dự, không suy nghĩ, đối chiếu, phân tích, tưởng tượng, đặt câu hỏi, xem xét, suy đoán hoặc tưởng tượng. Vì vậy, một số khía cạnh liên quan đến sự “nhanh chóng” như sau:

Chuyển động đột ngột, hăng hái, nhanh chóng với sức mạnh, tốc độ hoặc tốc lực, sức mạnh và có động lực.

Ví dụ: nhanh chóng đưa một người đi bệnh viện cấp cứu. Bắt lấy hoặc bắt bằng cách tấn công bất ngờ, để thực hiện một cuộc tấn công hay tấn công nhanh chóng, đột kích.

Ví dụ: Người lính đột kích và đánh bại quân địch trong một cuộc tấn công mạnh mẽ và bất ngờ. Sự háo hức của một nhóm người đi đến một nơi cụ thể.

Ví dụ: Một đám đông đổ xô đến cổng sân vận động bóng đá ngay trước khi trận đấu bắt đầu. Di chuyển khẩn cấp, với tốc độ nhanh, gấp gáp hoặc nhanh chóng.

Ví dụ: Một người tại nơi làm việc có thể nói: “Tôi đang rất vội”, hoặc câu nói “ủi đồ nhanh đi khi bàn ủi (là) đang nóng”, một người ghi nhận và quan sát đối tượng khi nó còn “mới” hoặc “đang nóng”.

Các thiền sinh không nên ghi nhận hay quan sát theo kiểu dừng lại rồi tiếp tục đi. Sự ghi nhận không được gián đoạn, buông thả, không bị tụt lại phía sau, không lơ là. Không nên để tâm lang thang, không suy nghĩ. Sự ghi nhận và quan sát không nên lạnh nhạt hay chần chừ, thay vào đó, phải gấp rút hay nhanh chóng một cách có hệ thống và trật tự.

Nắm bắt được đối tượng (Upagganhitva Pavattati)

Người trồng lúa khi thu hoạch cần phải nắm được bó lúa. Chỉ khi đó người nông dân mới có thể cắt nó bằng một lưỡi liềm. Tương tự vậy, một thiền sinh phải nắm được đối tượng quan sát để tâm không bị tuột ra cũng như không đánh mất đối tượng đang quan sát.

Khi chánh niệm trở nên kiên định, thiền sinh có thể nắm bắt vững chắc các đối tượng thô. Khi thực hành nhiều hơn, sự ghi nhận có thể bám lấy các đối tượng một cách tinh tế hơn. Cuối cùng, ngay cả những đối tượng vi tế cũng có thể được tâm nắm bắt một cách chắc chắn. Do đó, thiền sinh trước tiên nên cố gắng nắm bắt các đối tượng vật chất trước khi cố gắng nắm bắt các đối tượng tâm vi tế hơn, như: ý định, suy nghĩ, …

Bao trùm hoàn toàn đối tượng (Pattharitva Pavattati)

Tâm quan sát và ghi nhận phải bảo phủ hoàn toàn đối tượng quan sát, trải rộng trên toàn bộ đối tượng, bao bọc, nắm bắt toàn bộ. Không chỉ quan sát một phần của đối tượng, mà đối tượng cần phải được quan sát và ghi nhận từ đầu, qua giữ cho đến cuối.

Liên tục không gián đoạn (Pavattati)

Trong thực tế, việc ghi nhận và quan sát các đối tượng đang phát sanh phải liên tục, nghĩa là các khoảnh khắc chánh niệm đang có phải liên tục với các khoảnh khắc chánh niệm tiếp theo, từ khoảnh khắc này qua khoảnh khắc khác. Thời điểm chánh niệm trước nên được liên kết với thời điểm chánh niệm tiếp theo. Tóm lại, cần phải duy trì chánh niệm.

Ví dụ:

Nếu có khoảng cách giữa hai tấm ván, bụi có thể lọt qua khe hở. Nếu không có sự liên tục của chánh niệm và có một khoảng trống, thì phiền não sẽ lọt qua.

Trong quá khứ, người ta phải nhóm lửa bằng cách cọ xác hai que cũi vào nhau. Nếu họ không cọ xác liên tục, họ nghỉ ngơi rồi lại tiếp tục cọ xát thì sẽ không xuất hiện ngọn lửa. Tương tự vậy, nếu không chánh niệm liên tục, ngọn lửa trí tuệ sẽ không bùng cháy.

Để khẳng định lại điều này, việc ghi nhận, quan sát hay chánh niệm đối với các đối tượng không được có khoảng trống mà phải liên tục, chánh niệm không nên tiến hành theo cách dừng lại và tiếp tục đi. Những thiền sinh bắt đầu hành thiền, thỉnh thoảng lại nghỉ ngơi và tiếp tục bắt đầu lại, tâm an tĩnh trong một khoảnh khắc và sau đó dừng lại để mơ mộng, đây được gọi là “thiền sinh tắc kè hoa”.

Không thao túng

Đặc tánh bao quát của vô ngã (anatta) có thể được thấy trong quá trình ghi nhận và quan sát các đối tượng thân và tâm đang sanh khởi.

Một thiền sinh phải hết sức cẩn thận quan sát các đối tượng mà không thao túng, kiểm soát hay chi phối chúng. Thiền sinh chỉ nên quan sát những gì đang xảy ra – không phải là những gì thiền sinh mong đợi hoặc muốn nó xảy ra.

Kết luận

Bây giờ chúng ta có thể nói tứ niệm xứ (satipatthāna) là gì?

Tứ niệm xứ (satipatthāna) là chánh niệm bất cứ đối tượng nào được ghi nhận bằng cách lao tới, đi vào trong và bao trùm trên đối tượng, để tâm bám sát và vững chắc trên đối tượng. Khi tâm ghi nhận là “phồng”, tâm đi vào đối tượng được ghi nhận, tức là chuyển động phồng của bụng. Chánh niệm lao vào đối tượng và bao trùm khắp đối tượng, tâm luôn bám sát và vững chắc trên đối tượng hoặc hiện tượng. Quá trình này được lặp đi lặp lại khi sự ghi nhận “nằm” trên đối tượng được sanh khởi nơi thân và tâm.

Vì vậy, trong kết luận này, chánh niệm hay sati phải có động lực và đối kháng. Chánh niệm phải nhảy vọt lên đối tượng, bao phủ đối tượng, thâm nhập đối tượng mà không bỏ sót bất kỳ chỗ nào trên đối tượng.

Nếu chánh niệm của bạn có những đặc tánh này, thì sự tiến bộ nhanh chóng trong thiền tập được đảm bảo và cuối cùng bạn sẽ thấy được niết bàn (nibbana).

Sơ lược về Tứ Niệm Xứ (satipatthāna)

1. Bám sát và chặt chẽ,

2. Không hời hợt,

3. Giữ đối tượng trong tâm,

4. Đối mặt với đối tượng,

5. Bảo vệ tâm khỏi sự tấn công của phiền não,

6. Ghi nhận mạnh mẽ,

7. Chánh niệm bản thân vốn đã là nhân chánh niệm,

8. Nhanh chóng và phóng tới,

9. Nắm bắt đối tượng,

10. Bao phủ toàn bộ hoặc lan rộng khắp đối tượng,

11. Gấp rút,

12. Liên tục,

13. Đồng thời,

14. Không thao túng.

Tài liệu tham khảo

1. Buddhaghosa, Acarya. The path of purification (Visuddhimagga). Nanamoli (tr..). P.T.S. Chapter XIV, pg. 141.

Thiền Tứ Niệm Xứ và Vipassana khác nhau như thế nào?

Còn nói Tứ niệm xứ là nói tổng quát của bát chánh đạo, còn vipassana nói về 2 cái thiền chỉ và thiền quán, nhưng có mâu thuẫn như này, trong thiền chỉ chủ trương buộc tâm vào một đối tượng để tâm không phóng dật, chỉ nhất tâm trên một đối tượng đó, và vì vậy khi mà gọi là thiền quán vipassana để nội dung biết đối tượng ...

Từ niệm nghĩa là gì?

(Động) Nghĩ, nhớ, mong. ◎Như: “tư niệm” 思念 tưởng nhớ, “quải niệm” 掛念 nhớ nhung canh cánh trong lòng.

Từ theo Tứ Niệm Xứ là gì?

Vậy Tứ Niệm Xứ được hiểu là 4 nền tảng cốt lõi của Đạo Đế mà những người học Phật cần phải chú ý coi trọng, để tâm và ghi nhớ, quan sát, đó là: Quán thân bất tịnh; Quán Thọ thị khổ; Quán Tâm vô thường; Quán Pháp vô ngã. (Nguồn: https://anvientv.com.vn/tu-niem-xu-la-gi)

Quan tâm pháp là gì?

Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng. Theo truyền thuyết, Đạt Ma Sư Tổ có tên thật là Bồ Đề Đạt Ma.