Tại sao uống cafe lại say

Ngày:01/06/2017 lúc 20:43PM

Chắc hẳn tín đồ đam mê cà phê cũng đã từng có cảm giác choáng váng, tim đập nhanh, buồn nôn khi chỉ vài phút sau khi uống cà phê? Vậy tại sao người uống cà phê hàng ngày vẫn bị say cà phê?

Say cà phê là một triệu chứng thường gặp ở khá nhiều người, tuy nhiên, biểu hiện của nó như thế nào và có cách gì để hạn chế hay không thì hãy cùng Retro Coffee tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Tại sao uống cafe lại say

Cà phê - Thức uống gây nghiện nhiều người yêu thích

1 Biểu hiện của triệu chứng say cà phê

Triệu chứng say cà phê thường xảy ra khi bạn uống cà phê rang xay nguyên chất đậm đặc trong tình trạng đói. Lúc đó, bạn sẽ cảm thấy choáng váng, nôn nao, người và mặt nóng lên, tim đập nhanh hơn bình thường. Đồng thời, mọi cử chỉ, hành động của bạn cũng trở nên chậm chạp và dường như những tiếng động xung quanh bỗng dưng vang hơn rất nhiều.

Cảm giác say cà phê đôi khi còn mệt mỏi hơn việc say rượu bởi cơn say thường kéo dài, chậm chí là vẫn còn dai dẳng sau khi ngủ dậy.

2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng say cà phê

Thành phần chính trong cà phê là cafein, và đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chứng say cà phê thường gặp ở nhiều người. Cafein có vai trò kích thích quá trình giải phóng epinephrine và norepinephrine ở tuyến thượng thận, những hormone này sẽ tiếp tục kích thích quá trình hoạt động của các tế bào và tăng tốc các phản ứng xảy ra trong cơ thể.

Nhờ đó,nếu sử dụng với một liều lượng phù hợp, người uống cà phê có thể xua tan các cơn buồn ngủ, mệt mỏi và tăng mức độ tập trung của não bộ, đồng thời cũng có thể cải thiện hệ tiêu hoá và loại bỏ các cơn đau trong cơ thể. 

Tại sao uống cafe lại say

Chất cafein trong cà phê khi bị lạm dụng sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng

Tuy nhiên, việc lạm dụng cà phê bằng cách uống cà phê đậm đặc vào những thời điểm không phù hợp sẽ dẫn đến triệu chứng say cà phê với rất nhiều hệ quả, chẳng hạn như:

- Do tuyến thượng thận tăng cường sản xuất nội tiết tố nên tim sẽ đập nhanh hơn khiến cho người uống cà phê trở nên run rẩy và thiếu tự chủ.

- Cafein kích thích cơ thể tiết ra axit dịch vị gây tổn tương niêm mạc dạ dày, khiến người uống cà phê cảm thấy cồn cào ruột gan.

>> Cách pha cà phê phin ngon nhất

3 Cách làm giảm các triệu chứng khi bị say cà phê

Khi gặp phải tình trạng say cà phê, cách tốt nhất để xử lý là bạn phải uống thật nhiều nước lọc. Lượng nước dung nạp vào cơ thể sẽ nhanh chóng pha loãng chất cafein, bài tiết chúng ra ngoài qua đường nước tiểu và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Ngoài ra, để tránh bị say, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi uống cà phê nhé:

- Chỉ uống một lượng cà phê vừa phải vào buổi sáng: Việc sử dụng một lượng cà phê phù hợp vào mỗi buổi sáng không chỉ không say mà còn giúp cho tinh thần của bạn trở nên thoải mái, sảng khoái và minh mẫn hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống sau khi ăn thôi nhé.

Tại sao uống cafe lại say

Uống cà phê buổi sáng sau khi ăn với một lượng phù hợp sẽ rất tốt cho sức khoẻ

- Không uống cà phê cùng với thuốc: Nếu đang trong quá trình uống thuốc thì bạn nên uống cà phê cách đó độ 2 – 3 tiếng vì chất cafein có khả năng tương tác với một số loại dược phẩm không chỉ làm mất tác dụng của thuốc mà còn có thể gây ngộ độc và phản ứng thuốc.

- Không uống cà phê cùng với rượu, bia: Không chỉ tránh thuốc mà cà phê còn phải tuyệt đối tránh xa rượu, bia nữa bởi chất cafein sẽ khiến cho sự tổn thương mà rượu, bia gây ra tăng lên gấp bội. Chúng sẽ kết hợp với nhau làm cho não bộ trở nên hưng phấn ngoài tầm kiểm soát, từ đó gây ức chế thần kinh, giãn nở huyết quản, đẩy nhanh sự lưu thông máu, tăng áp lực cho tim và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho sức khoẻ.

Sử dụng cà phê đúng cách để bảo vệ cho sức khoẻ của bạn:

- Không dùng cà phê trong trường hợp bạn có tiền sử bị bệnh tim mạch (huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, động mạch vành...), bệnh dạ dày… hay bạn đang trong quá trình mang thai và cho con bú.

- Trường hợp say cà phê mà Retro Coffee nhắc đến ở trên là do bạn sử dụng cà phê hạt 100% nguyên chất, cảm giác say là do chất cafein trong cà phê đem lại. Trong trường hợp bạn sử dụng loại cà phê bột trộn lẫn bắp đậu nành, hương liệu hóa chất độc hại, bạn cũng sẽ có cảm giác say, say từ hương liệu, hóa chất, khiến bụng cồn cào, cơ thể mệt mỏi tức thì...

Bạn nên cẩn thận chọn lựa loại cà phê hạt rang mộc đúng nghĩa, sử dụng đúng cách để vừa thỏa mãn cơn ghiền cà phê, vừa tốt cho sức khỏe nhé!

Bạn đam mê cà phê và quan tâm đến sức khỏe? Bấm để biết thông tin về sản phẩm CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT 

Tại sao uống cafe lại say

CÔNG TY TNHH THE RETRO VIETNAM 

2 Bis Nguyễn Ngọc Nhựt, Tân Phú, TP HCM

Facebook: https://www.facebook.com/retrocoffee.vn

Website: http://www.retrocoffee.vn

BÌNH LUẬN

Để phòng ngừa các triệu chứng khó chịu cũng như bảo vệ sức khỏe khỏi những tác dụng phụ của caffeine, bạn có thể áp dụng một số cách uống cà phê tốt cho sức khỏe sau:

Uống cà phê điều độ để tránh say cà phê

Hiện tượng say cà phê chủ yếu do bạn nạp quá nhiều caffeine so với khả năng tiêu hóa của cơ thể. Để tránh tình trạng này, bạn nên giới hạn lượng cà phê cũng như giảm độ đậm đặc của cà phê mình uống mỗi ngày.

Ví dụ như bạn có thể giảm từ 3 – 5 ly/ngày xuống còn 1 – 2 ly cà phê/ngày và bỏ thêm đá, sữa hay nước lọc vào cà phê.

Chỉ uống cà phê sau bữa ăn

Nếu bạn uống cafe bị say, đó có thể là do thời điểm uống chưa hợp lý. Thói quen uống cà phê khi chưa ăn gì không những khiến bạn dễ say hơn mà gây ra các tác động tiêu cực lên sức khỏe. Vì thế, bạn hãy ăn no trước khi uống cà phê. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê sau bữa tối vì điều này có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm.

Không uống cà phê cùng với thuốc

Caffeine có thể tương tác với một số loại thuốc, dẫn đến tình trạng say cà phê hay thậm chí là ngộ độc. Vậy nên bạn nên kiêng cà phê nếu đang uống một loại thuốc chữa bệnh nào đấy. Nếu cảm thấy khó khăn khi phải cai cà phê, bạn có thể đợi 2 – 3 tiếng sau khi uống thuốc mới uống cà phê để an toàn hơn.

Không uống cà phê với rượu bia

Việc uống cà phê chung với rượu bia là không khoa học vì các chất này khi uống chung với nhau có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch. Vậy nên bạn cần tránh rượu bia nếu đã uống cà phê nhé.

Chọn cà phê nguyên chất

Cà phê nguyên chất là những loại cà phê không pha với đậu rang, bắp rang hay các phụ phẩm khác. Tuy loại cà phê này có vị hơi nhạt nhưng sẽ có ích cho sức khỏe hơn rất nhiều, tránh tình trạng uống cafe bị say.

Cà phê là một loại thức uống có khả năng gây nghiện với sức quyến rũ khó cưỡng. Tuy nhiên, tình trạng say cà phê có thể khiến bạn bồn chồn, hồi hộp hay phấn kích quá đà. Nếu không thể từ bỏ loại thức uống hấp dẫn này, bạn nên lưu ý cách chữa say cà phê cũng như các bí quyết uống cà phê lành mạnh nhé.

Ở những người trưởng thành, khỏe mạnh có thể dung nạp tối thiểu 2 - 4 cốc cà phê mỗi ngày (tương đương 400mg caffein). Nếu sử dụng nhiều hơn 400mg caffein một ngày sẽ dẫn đến những triệu chứng như: buồn nôn, căng thẳng,mệt mỏi, khó ngủ,....

Tuy nhiên, với những người nhạy cảm với caffein thì lượng tiêu thụ đó cũng có thể làm họ có những triệu chứng trên. Đó gọi là hiện tượng say cà phê.

Tại sao uống cafe lại say

2. Biểu hiện của say cà phê

Không dung nạp caffein

Biểu hiện này xảy ra khi bạn ăn hoặc uống phải thực phẩm có chứa caffein và sau đó xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tim đập nhanh,......

Những dấu hiệu được này xảy ra khi cơ thể nhạy cảm với cà phê và nó sẽ biến mất khi bạn không dùng thực phẩm có chứa caffein nữa hoặc uống nhiều nước lọc để đào thải caffein ra ngoài.

Tại sao uống cafe lại say

Bệnh dị ứng caffein

Bệnh dị ứng caffein thường rất hiếm gặp và nó thường có dấu hiệu nặng hơn so với việc không dung nạp caffein.

Các triệu chứng bao gồm từ nhẹ đến nặng như: Phát ban, ngứa ngáy, sưng môi và lưỡi, buồn nôn, ói mửa, hụt hơi, khó thở, đau bụng, tiêu chảy,...thậm chỉ tăng huyết áp đột ngột và mất ý thức. Trường hợp này, nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

Tại sao uống cafe lại say

3. Tại sao chúng ta lại bị say cà phê

Đối với những người khác nhau thì triệu chứng say cà phê cũng có sự khác nhau. Đối với người bị dị ứng với caffein thì hệ thống miễn dịch của người này sẽ xem caffein như là mầm bệnh xâm nhập, nó sẽ giải phóng các hợp chất tự bảo vệ như histamine để cô lập và tiêu diệt các caffein gây hại.

Do đó, những dấu hiệu ở người bị dị ứng caffein như buồn nôn, chóng mặt,...đều do quá trình này mà ra.

Để thúc đẩy nhanh quá trình này thì khi có dấu hiệu của việc say cà phê, bạn nên uống càng nhiều nước lọc càng tốt. Vì chất caffein tuy thấm vào máu rất nhanh nhưng lại dễ hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu.

Ngoài cà phê ra thì những thực phẩm khác cũng chứa lượng caffein cao như cacao, trà đen, socola nguyên chất, nước tăng lực,.....cũng nên được dùng hạn chế với những người không dung nạp nó.

Tại sao uống cafe lại say

4. Mẹo chữa say cà phê

Uống nhiều nước

Việc uống nước sẽ giúp cơ thể pha loãng và đào thải caffein ra bên ngoài. Do đó, khi có dấu hiệu say cà phê thì bạn nên uống thật nhiều nước từ khoảng 1 - 1.2 lít để việc thanh lọc diễn ra nhanh hơn cũng như giúp cân bằng lại độ ẩm, bù đắp khoáng chất đã mất trong quá trình tiêu thụ cà phê.

Tại sao uống cafe lại say

Sử dụng nước cam ép

Dùng nước cam ép ấm được xem là một trong những phương pháp để cải thiện tình trạng say cà phê hiệu quả. Do trong cam ép có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe, đồng thời cũng bổ sung thêm một lượng nước giúp hòa tan caffein.

Tại sao uống cafe lại say

Ăn thêm tinh bột

Khi bị say cà phê thì việc bổ sung một ít tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, cơm, bánh quy,....cũng là một biện pháp hợp lý mà có thể bạn chưa biết đấy. Nếu say cà phê ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì việc bổ sung tinh bột sẽ giúp cơ thể giảm lại các triệu chứng, đồng thời còn bão hòa lượng caffein giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu.

Tại sao uống cafe lại say

Vận động nhiều hơn

Đây là cách hiệu quả mà đơn giản nhất bạn có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Khi có dấu hiệu say cà phê thì bạn nên đứng dậy và di chuyển nhẹ nhàng hoặc làm một vài động tác yoga hay một bài thể dục đơn giản để giúp lượng caffein vừa hấp thu nhanh chóng được tiêu hao, nhờ vậy mà giảm được các tình trạng nôn nao, khó chịu do cà phê gây ra.

Tại sao uống cafe lại say

Một biện pháp khác cũng đáng được lưu ý, đó là hít thở để trị say cà phê. Nhưng cách này chỉ hiệu quả khi bạn có các triệu chứng nhẹ như đau đầu, chóng mặt và phải biết kết hợp nó với việc uống nhiều nước và ăn tinh bột. Cách hít thở như sau:

  • 4 giây đầu bạn hít sâu vào bằng mũi.
  • 7 giây tiếp theo, bạn giữ hơi thở lại bên trong phổi
  • 8 giây để thở ra từ từ bằng miệng

Bạn lặp lại vài lần đến khi các triệu chứng giảm thì dừng lại và nghỉ ngơi một lúc mới trở lại làm việc bình thường.

Tại sao uống cafe lại say

3. Một số lưu ý tránh để say cà phê

Uống cà phê với lượng vừa phải

Để tránh bị say cà phê bạn nên sử dụng một lượng vừa phải pha cùng với nước hay sữa, tránh pha quá đặc. Bạn không nên uống cà phê quá nhiều trong một lúc cũng như quá nhiều trong ngày.

Bên cạnh đó, bạn nên uống sau khi ăn sáng, khi này dạ dày không bị trống sẽ tránh được tình trạng say cà phê.

Tại sao uống cafe lại say

Không dùng chung cà phê với thuốc

Nếu dùng chung cà phê với thuốc có thể sinh ra các tác dụng phụ như ngộ độc, phản ứng với thuốc hay làm giảm tác dụng của thuốc. Tốt nhất là nên uống cách nhau 2 - 3 giờ.

Tại sao uống cafe lại say

Không uống cà phê với rượu hoặc các loại nước tăng lực

Tuyệt đối không sử dụng cà phê để pha hay uống cùng với các chất kích thích khác như rượu hoặc các loại nước tăng lực vì khi đó não sẽ hưng phấn quá độ, tinh thần bị ức chế.

Nguy hiểm hơn việc này sẽ kích thích sự giãn nở của huyết quản, tăng nhanh tuần hoàn máu, tăng áp lực cho tim và gây tổn hại đến sức khỏe.

Tại sao uống cafe lại say

Cẩn thận khi dùng cà phê đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người có tiền sử bệnh tim mạch, dạ dày,...

Trong cà phê có chứa nhiều caffein, chất này thường nhạy cảm đối với những người đang mang thai hay mắc các bệnh nền về tim mạch, hay dạ dày.

Vì vậy, nên hạn chế hoặc không dùng luôn loại nước này để đảm bảo giữ sức khỏe cho cơ thể.

Tại sao uống cafe lại say

Với những thông tin trên, hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết bổ ích và cách phòng tránh vấn đề Say cà phê là gì? Có biểu hiện gì? Tại sao chúng ta lại bị say cà phê? này.

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ các trang Wikipedia và Healthline

Biên tập bởi Phạm Ngọc Ánh • Đăng 25/02/2021