Tại sao phải từ chối

Tại sao phải từ chối

5 kỹ năng sống cần thiết để tìm đến thành công

Đôi khi bạn tự cho mình là người táo bạo, là người luôn thành công trong mọi việc hay là người có thể cùng lúc hoàn thành nhiều thứ. Bạn luôn là người xung phong khi có công việc cần đảm đương, bạn sẵn sàng thức khuya dậy sớm, hết quán xuyến việc nhà, tài chính đếnchạy nhiều dự án khác nhau hay đơn giản chỉ là giúp đỡ công việc vốn của người khác. Nếu bạn đang ở trong tình trạng như thế thì hẳn bạn là người thích gánh vác trách nhiệm về phần mình. Bạn nghĩ rằng còn thời gian thì vẫn còn nhét được thêm một việc nào đó. Việc gánh thêm trách nhiệm tạo cho bạn cảm giác hữu ích, quyền lực và trở thành người quan trong hơn trong mắt người khác. Nhưng thực sự mọi người có cần bạn như bạn vẫn nghĩ hay dành cho bạn sự kính trọng mà bạn mong đợi? Câu trả lời là không phải bao giờ cũng vậy và điều cần thiết là học cách từ chối trước người khác.

Tại sao phải từ chối
Hình: Pinterest

Sức mạnh của “Không”

Được nhờ vả một công việc hay chịu trách nhiệm vào dự án phát sinh nào đó có thểlàmbạn cảm thấy được công nhận và được đánh giá cao khả năng. Chính những suy nghĩ đó trong nhiều trường hợp khiến bạn dễ dàng gật đầu chấp thuận. Tuy nhiên bạn lại không biết rằng, nhiều người đang dùng sự giúp đỡ của bạn để giúp họ đi xa hơn. Hơn cả sự ghi nhận bạn mong muốn nhận lại là việc bạn đang bị vắt kiệt chỉ với mục đích giúp cuộc sống người khác trở nên dễ dàng hơn.

Nhất là với những người trong gia đình, cái gật đầu càngdễ dàng hơn bất cứ ai. Không chỉ đang bành trướng bản thân với những bản cam kết ngoài lề mà bạn còn đang tự tayxóamờ lằn ranh trách nhiệm trong gia đình bạn. “Mình sẽ làm nó”, “Dĩ nhiên mình sẽ là người giúp đỡ” sẽ khiến trách nhiệm của bạn nặng nề hơn bao giờ hết và vô tìnhtạomột sự ỷ lại cho những người thân của bạn, khiến họ mất đi ý thức trưởng thành và khả năng làm việc cùng nhau. Học cách nói “Không” và đẩy mọi trách nhiệm về đúng chủ nhân của nó không chỉ giảm bớt áp lực cho chính mình mà còn cho đối phương cơ hội độc lập và khả năng tự hoàn thành công việc.

Tại sao phải từ chối
Hình: allisonwyn

Nhận thức giá trị của thời gian không phải là một điều dễ dàng. Những dự án ngoài lề mà bạn chấp nhận gồng gánh hộ đã vô tình khiến những trách nhiệm quan trọng khác đang phải chịu đựng sự hờ hững. Không có chiến thắng nào cho tất cả người trong cuộc, đặc biệt là bạn. Bạn đang phải gánh chịu một sự khủng hoảng lớn và có thể phải đánh đổi bởi những phần quan trọng của cuộc sống như gia đình và thời gian cá nhân.

Học cách từ chốiđúng đắn với những việc không nằm trong trách nhiệm của bạn để xây dựng một nhận thức trong mọi người rằng bạn đang tôn trọng bản thân và sức lao động của mình. “Không” đôi khi không mang ý nghĩa tiêu cực mà ngược lại là một từ tràn đầy năng lượng tích cực. Hãy nói “Không” như một sự tôn trọng chính bạn và cả đối phương, vạch cho bản thân những ranh giới và ý thức mạnh mẽ về giá trị lao động của mình.

Tại sao phải từ chối

5 điều lưu ý để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân

Từ chối có thể không thoải mái

Tại sao phải từ chối

Nhiều người trong chúng ta dễ dàng gật đầu đồng ý trước mọi thứ được nhờ vả và dần nó trở thành một cách ứng xử “PHẢI CÓ” ăn sâu trong tiềm thức. Làm việc giúp người khác dễ hình thành một bức tường ảo tưởng về sự thành công và giá trịbản thântrong mắt người khác. Vì vậy khi bị đặt vào vị trí cần thiết phải nói “Không” bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy không thoải mái, bạn sợ nhận lại sự tức giận từ đối phương, sợ hạ thấp giá trị của mình. Cũng như thế trong gia đình, việc nói “đồng ý” như một cách bạn thể hiện tình cảm và điều đó khiến chữ “không” mang ý nghĩa đối lập như thể bạn không còn yêu họ, quan tâm họ nữa.

Hiển nhiên, sự đấu tranh tư tưởng là thứ không thể tránh khỏi. Chỉ khi bạn vượt qua biên giới của thứ cảm xúc đối lập ấy và đi đến quyến định cứng rắn cho sự từ chối bạn sẽ hiểu rằng cách làm của bạn mới chính là sự tôn trọng cho tất cả và tạo lập một không gian làm việc độc lập cho người khác.

Làm thế nào để nói “Không”?

Tại sao phải từ chối
Hình: Vega

Giữ suy nghĩ rằng tìm kiếm chữ “Không” trong chính bạn mang ý nghĩa bạn đang cân nhắc mọi thứ một cách thận trọng. Hiển nhiên từ chối làm bất cứ điều gì đòi hỏi ở bạn nhiều thứ hơn bạn nghĩ. Dưới đây là những điều bạn nên cân nhắc trước khiquyết địnhbỏ xuống hay chấp nhận nó.

– Đây có phải là thứ bạn thật sự phải chịu trách nhiệm?

– Có phải chỉ mình bạn có thể hoàn thành nó?

– Bạn sẽ phải hy sinh điều gì: những dự án khác, trách nhiệm khác, thời gian cá nhân để hoàn thành nó?

– Công việc này theo cách nào đó mang đến lợi ích gì cho bạn? (niềm vui, sự thăng tiến, kinh nghiệm,…?)

– Bạn có thật sự muốn làm nó?

Cân nhắc hoàn cảnh hiện tại của bạn trước khi đưa ra sự hồi đáp mang ý nghĩa quyết định. Hãy nói “Không” và “Có” một cách đúng đắn và phù hợp nhất.

Bạn có đang trốn tránh?

Tại sao phải từ chối
Hình: selfpossessedwoman

Có nhiều lý do để người từ chối sợ nói “Không” với những trách nhiệm không cần thiết. Việc trói buộc bản thân vào cùng lúc nhiều thứ như thể đang áp đặt bản thân vào hai chữ “tự trọng”. Hay chôn vùi bản thân vào nhiều việc khác nhau sẽ khiến bạn không phải nghĩ nhiều hay đối mặt với những vấn đề khác của cuộc sống. Nhưng một điều rằng bạn cố tình trốn tránh nó bằng sự bận rộn khác thì đi một vòng những vấn đề ấy vẫn sẽ trở lại tìm bạn theo một cách khác.

Dù bạn tìm cách trốn tránh chữ “Không” bằng bất kì cách nào hãy nhớ rằng chính bạn đang khiếnbản thânvà cả những người khác rơi vào điểm bất lợi. Tìm lấy một sự cân bằng đôi khi khó khăn và khó có thể hoàn thiện nhưng khi bạn nỗ lực nhìn nhận học cách từ chối với góc nhìn tích cực hơn bạn sẽ thấy ở bản thân khả năng sử dụng nó thường xuyên hơn và tận hưởng những ích lợi mà nó mang đến cho bạn và cho mọi người.

Bài: Vương Tuyền (Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man, tham khảo:huffingtonpost)

TAG: Vuong Tuyenhoc cach tu choihoc cach noi khongnoi khong dung cach

Tại sao phải từ chối
- Đối mặt với điều bạn thực sự không muốn làm, cảm thấy khó chịu trong lòng khi phải làm, bạn hoàn toàn có quyền từ chối. Sống trên đời, chúng ta không thể làm hài lòng tất cả và cũng cần dành thời gian riêng cho bản thân mình.

Tin liên quan

Trong mọi việc, bạn luôn cố gắng để hoàn thành những gì người khác kỳ vọng dù đôi khi điều đó có thể dẫn tới kiệt sức? Dù đi làm hay ở nhà, bạn luôn là người xung phong quán xuyến khi có công việc cần đảm đương, không từ chối bất kỳ lời yêu cầu hay nhờ vả? Nếu bạn thường xuyên ở trong tình trạng như vậy, bạn là kiểu người thích gánh vác trách nhiệm về phần mình, ít khi từ chối lời đề nghị nào dù sâu thẳm bên trong, nhiều khi bạn cảm thấy vô cùng e ngại.

Tại sao phải từ chối

Lý do gì khiến bạn không thể từ chối dù rất muốn?

Việc chấp nhận mọi lời nhờ vả từ người khác không chỉ làm mất thời gian của bạn, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và một vài khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, bạn lại khó lòng từ chối vì rất nhiều lý do, đó có thể là bởi:

- Bạn sợ bỏ lỡ cơ hội trở nên tốt đẹp và tuyệt vời trong mắt người khác

- Bạn sợ làm người khác tổn thương

- Bạn sợ người khác sẽ giận mình, không còn yêu quý mình

- Bạn cảm thấy có lỗi nếu từ chối họ

- Nhiều lý do khác...

Song, từ chối lời đề nghị của người khác không có nghĩa bạn là người ích kỷ, hay không đủ tốt. Nếu điều đó bạn thực sự không muốn làm, cảm thấy khó chịu trong lòng khi phải làm, bạn hoàn toàn có quyền từ chối. Từ chối cũng là quyền lợi cá nhân của mỗi người. Sống trên đời, chúng ta không thể làm hài lòng tất cả và cũng cần dành thời gian riêng cho bản thân mình. 

Ai cũng có những nhu cầu và giới hạn của riêng mình. Bằng việc biết từ chối đúng lúc, bạn sẽ tự tạo được ranh giới cho bản thân và nâng cao sự tôn trọng từ những người xung quanh. 

Tại sao phải từ chối

Nhưng, làm thế nào để có thể từ chối?

Trước khi đồng ý làm một điều gì đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng bằng việc tự hỏi bản thân mình 5 câu hỏi dưới đây:

- Có phải chỉ mình bạn mới có thể hoàn thành điều đó?

- Bạn có thật sự phải chịu trách nhiệm cho việc này?

- Để làm việc này, bạn sẽ phải "hy sinh" những gì để hoàn thành nó? (những dự án khác, công việc khác, thời gian dành cho cá nhân,...)

- Làm điều này sẽ mang đến lợi ích gì cho bản thân bạn? (niềm vui, sự thăng tiến, kinh nghiệm,...)

- Bạn có thật sự muốn làm việc đó?

Từ chối những điều không nằm trong trách nhiệm hay mong muốn của bản thân bạn sẽ xây dựng nhận thức cho người xung quanh rằng, bạn đang tôn trọng bản thân và tôn trọng nỗ lực mình bỏ ra. Nói từ chối đúng lúc bao giờ cũng tốt hơn là sự đồng ý vội vàng và dễ dãi với bản thân. Từ "Không" không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực, mà còn sở hữu năng lượng tích cực khi được dùng đến đúng thời điểm. Hãy biết từ chối, đó là sự tôn trọng cho chính bạn và cả người khác, để xác lập những ranh giới và giá trị của bản thân mình.

Tune (Tổng hợp)