Tại sao nước mũi có màu vàng

Nước mũi bình thường không màu và hơi dính, có tác dụng nhuận khang, bảo vệ niêm mạc và diệt khuẩn. Vì vậy có chút nước mũi không phải bệnh. Tuy nhiên, khi bị chảy nước màu vàng loãng thì không bình thường nữa, đó là biểu hiện của bệnh.

Tại sao nước mũi có màu vàng
Chảy nước mũi màu vàng loãng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc bệnh

Màu sắc của nước mũi tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn và nguyên nhân gây bệnh. Thỉnh thoảng bạn sẽ bị chảy một ít nước mũi trong suốt, không mùi. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể bảo vệ bạn khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.

Thường khi thời tiết thay đổi, cơ thể sẽ gặp phải tình trạng chảy nước mũi. Ban đầu nước mũi trong suốt. Đi kèm với triệu chứng này là tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, đỏ mắt và mũi. Nếu sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, khi những “vị khách” không mời mà đến này ở lâu hơn trong mũi sẽ gây tình trạng viêm, nhiễm trùng và mũi sẽ chảy dịch vàng. Cũng có một số người bị chảy nước mũi vàng loãng là do túi dịch phù thũng ở ngách mũi bị rách, lúc chảy lúc không.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng dẫn đến dịch mũi màu vàng có rất nhiều. Thời tiết thay đổi đột ngột, không khí khô hay bị cảm lạnh có thể khiến mũi bị chảy dịch vàng. Với những người có sức đề kháng yếu thì đây là nguyên nhân hàng đầu.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây bệnh như: bụi bẩn, nấm mốc cũng dễ gây tình trạng chảy dịch mũi màu vàng loãng. Một số người bị dị ứng với phấn hoa, lông chó, mèo cũng bị chảy dịch mũi nhưng ở mức độ nhẹ hơn và thường hết khi không tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng nữa.

Tại sao nước mũi có màu vàng
Thời tiết thay đổi đột ngột có thể là nguyên nhân gây chảy nước mũi màu vàng loãng

Chất nhầy ứ đọng trong xoang mũi sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Điều này gây ra tình trạng viêm nhiễm và dẫn tới hàng loạt các vấn đề sức khỏe. Khi bị chảy nước mũi màu vàng loãng, đó không chỉ là dấu hiệu bị nhiễm virus cúm mà nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Trong đó có viêm xoang – căn bệnh khó trị dứt điểm nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

Biến chứng của viêm xoang có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm họng mãn tính, viêm phế quản, nhiễm trùng ổ mắt, viêm màng não… Do đó, khi mũi bị chảy nước màu vàng loãng nhiều ngày không khỏi và kèm với chứng nhức đầu, đau ở hai hốc mắt thì bạn nên sớm đi kiểm tra để biết mình có bị viêm xoang hay không và chủ động điều trị sớm.

Ngoài viêm xoang, mũi chảy nước màu vàng loãng còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp bất ổn nghiêm trọng. Nếu dịch mũi chảy ra một bên và kèm mùi thối thì có thể bạn bị dị vật gì đó trong mũi gây viêm, thậm chí không loại trừ khả năng là bạn bị ung thư xoang mũi.

Một số người sau khi mũi chảy dịch màu vàng loãng sẽ tiếp tục chảy dịch có lẫn máu, xì mũi có mùi hôi. Có thể đây là bệnh lý ác tính vùng xoang mũi. Thế nên bạn cần phải hết sức thận trọng và theo dõi tình trạng của mình, đừng để kéo dài mà không đi kiểm tra.

Mũi bị chảy nước màu vàng là do chất nhầy ứ đọng trong xoay gây tình trạng viêm nhiễm. Do đó, trước tiên để chữa khỏi tình trạng này là loại bỏ dịch nhầy bằng nhiều cách như:

Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay thuốc xịt giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và dị vật trong mũi. Tính kháng khuẩn của muối còn giúp bạn chống viêm hiệu quả.

Nếu không bị viêm mũi, các bác sĩ vẫn khuyến khích bạn dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc xịt để vệ sinh mũi của mình, phòng chống hiệu quả vi khuẩn xâm nhập.

Tại sao nước mũi có màu vàng
Vệ sinh mũi đúng cách bằng nước muối sinh lý để hạn chế tình trạng chảy nước mũi màu vàng loãng

Bạn nên lưu ý đến nhiệt độ và độ ẩm trong không khí khi bị chảy nước mũi màu vàng loãng. Không khí càng khô và lạnh, mũi bạn sẽ càng đau rát, trầm trọng hơn tình trạng viêm.

Để cải thiện, bạn hãy làm việc và ngủ với một thiết bị làm ẩm không khí trong phòng. Hoặc bạn cũng có thể thay thế chiếc máy làm ẩm này với một chậu nước sạch. Việc điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh về mức vừa phải cũng rất cần thiết để giảm đau và mau hết bệnh.

Một trong những cách đơn giản nhưng khá hiệu quả trong việc chặn đứng tình trạng chảy nước mũi màu vàng loãng là ngậm gừng. Bạn nên cắt gừng thành nhiều lát mỏng, nhai và ngậm nhiều lần trong ngày. Tính ấm nóng và vị cay của gừng có tính kháng khuẩn, giảm viêm nên được nhiều người dùng.

Khi bị chảy nước mũi màu vàng loãng, bạn hãy thử uống nhiều nước, tức hơn 2 lít nước một ngày. Nếu có điều kiện, bạn hãy uống nước ấm pha chút chanh và mật ong. Điều này giúp cuốn trôi một lượng lớn dịch nhầy và đào thải ra ngoài qua cơ quan bài tiết.

Khi bị chảy nước mũi màu vàng loãng nghĩa là có rất nhiều vi khuẩn đang trú ngụ trong đó. Bạn đừng để có thêm vi khuẩn xâm nhập vào bằng cách mang khẩu trang khi khi ra đường.

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống và tập luyện thể dục khoa học sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc trị dứt điểm tình trạng nước mũi có màu vàng loãng. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bạn nói  “goodbye” với tình trạng này và những bệnh đi kèm sau đó.

Nếu đã thử hết tất cả các cách trên mà tình trạng nước mũi màu vàng loãng vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đi đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

https://cdn.youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/05/33.mp3?_=1

Nước mũi, hay chất nhày mũi, là một sản phẩm có ích của cơ thể. Màu sắc của nước mũi thậm chí có thể hữu ích trong việc chẩn đoán một số bệnh. Nước mũi được sản xuất ra mỗi ngày, tuy nhiên một số bệnh lý làm cho lượng nước mũi tiết ra nhiều hơn khiến ta có ấn tượng không tốt với chất dịch này. Vậy hãy cùng YouMed tìm hiểu về màu sắc của nước mũi qua bài viết sau đây nhé! 

1. Tại sao nước mũi lại thay đổi màu sắc?

Nếu bạn đã từng bị chảy nước mũi hay hắt xì hơi thì bạn sẽ thấy quen thuộc với nước mũi của bạn. Bạn có thể nhận ra sự thay đổi về màu sắc và cấu tạo của nó theo thời gian. Dịch mũi có thể có màu trong, xanh, đen, và nhiều màu trung gian khác. 

Dịch nhày được sản xuất để bảo vệ mũi và các xoang khỏi các thứ như bụi bẩn, vi khuẩn, và các tác nhân nguy hiểm trong môi trường. Tại sao dịch nhày mũi lại thay đổi màu sắc? Điều này thường có liên quan đến những quá trình xảy ra bên trong hay bên ngoài cơ thể. Bạn có thể khỏe mạnh hay đang bị cảm, dị ứng, hay có một bệnh lý tiềm ẩn khác. 

Sau đây là một số gợi ý tham khảo về các tình trạng khác nhau có thể ảnh hưởng đến màu sắc nước mũi. 

>> Xem thêm: Nghẹt mũi: Nguyên nhân do đâu? Khi nào cần đi khám?

Tại sao nước mũi có màu vàng
Tình trạng nghẹt mũi

2. Màu sắc nước mũi khác nhau có ý nghĩa gì?  

3. Nước mũi trong có ý nghĩa gì? 

Nước mũi trong thường được xem là “bình thường” hay khỏe mạnh. Cơ thể của bạn sản xuất ra khoảng 1,5 lít chất dịch này mỗi ngày nhưng thường là bạn sẽ nuốt xuống phần lớn lượng này mà không để ý. Loại dịch nhày này có thành phần bao gồm nước với protein, kháng thể, và muối. Khi chúng xuống dạ dày thì sẽ bị hòa tan đi. Cơ thể của bạn liên tục tạo ra dịch nhày để giúp bảo vệ mũi và xoang. 

Viêm mũi dị ứng cũng có thể gây ra chảy dịch mũi trong. Mặc dù bạn có thể cảm thấy không được khỏe nhưng dị ứng không phải là do vi-rút gây ra. Các triệu chứng là do đáp ứng cơ thể của bạn với các tác nhân kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, và mạt bụi nhà. 

Các triệu chứng khác có thể bao gồm: 

  • Cảm giác nước mũi chảy ngược ra sau họng.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt.
  • Hắt hơi.
  • Ho.
  • Ngứa mũi, ngứa họng.

Một số phụ nữ bị chảy nước mũi trong thời gian thai kỳ gọi là viêm mũi không do dị ứng. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng tình trạng này là do sự thay đổi hóc-môn và có thể xảy ra trong bất kì thai kỳ nào. Tình trạng này thường xảy ra từ tuần 13 đến tuần 21. Trong vòng vài tuần sau sinh thì tình trạng này thường tự hết. 

4. Nước mũi màu trắng có ý nghĩa gì?

Khi bạn cảm thấy nghẹt mũi, đôi lúc bạn có thể thấy nước mũi có màu trắng. Bạn cũng có thể bị sưng và viêm trong mũi và dòng nước mũi bị chảy chậm lại. Tình trạng này làm cho dịch nhày ở mũi mất đi thành phần nước. Dịch mũi trở nên đặc quánh và thậm chí đục hơn. Các dấu hiệu này chỉ ra rằng bạn có thể đang bị cảm lạnh hay bị nhiễm trùng. 

Cảm lạnh có thể làm cho bạn cảm thấy không khỏe. Các triệu chứng thường sẽ xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút. Trẻ em đặc biệt dễ bị mắc cảm lạnh. Trong khi đó, người lớn có thể bị cảm hai đến ba lần mỗi năm. 

Các triệu chứng khác bao gồm: 

  • Đau họng.
  • Nghẹt mũi.
  • Ho.
  • Hắt hơi.
  • Sốt nhẹ.
  • Đau nhức người.
  • Đau đầu. 
Tại sao nước mũi có màu vàng
Nước mũi màu trắng

5. Nước mũi màu vàng có ý nghĩa gì? 

Nước mũi màu vàng là dấu hiệu có thể bạn đang nhiễm vi-rút hay vi khuẩn nào đó. Tin tốt là điều này cũng có nghĩa là cơ thể đang chống trả lại. Màu vàng tạo ra từ các tế bào bạch cầu, chính là các tế bào bảo vệ, truy lùng và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Khi các tế bào này hoàn thành nhiệm vụ thì chúng sẽ được thải loại ra theo nước mũi và làm cho nước mũi có màu vàng. 

Bệnh tình của bạn có thể kéo dài từ 10 đến 14 ngày và bạn cũng cần chú ý quan sát tính chất dịch mũi. 

Tại sao nước mũi có màu vàng
Nước mũi màu vàng

6. Nước mũi màu xanh lá có ý nghĩa gì? 

Nếu hệ miễn dịch của bạn hoạt động ở công suất cao để chống lại nhiễm trùng thì nước mũi có thể chuyển thành màu xanh lá và trở nên rất đặc. Màu sắc này xuất hiện là do các tế bào bạch cầu chết và các sản phẩm thừa thải khác. 

Nếu bạn bị cảm lạnh hay nhiễm trùng kéo dài từ 12 ngày trở lên thì có thể bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể đang bị viêm xoang do vi khuẩn và cần sử dụng thuốc. Chú ý các dấu hiệu khác cho thấy bệnh không tiến triển tốt như sốt, nhức đầu, hay nôn ói. 

7. Nước mũi màu hồng hay đỏ có ý nghĩa gì? 

Máu trong nước mũi sẽ làm cho nước mũi có màu hồng hay đỏ. Bạn có thể bị chảy máu mũi nếu bạn xì mũi quá nhiều hoặc nếu bạn bị va đập ở mũi. 

Để phòng ngừa chảy máu mũi, bạn cần cân nhắc:

  • Sử dụng nước muối xịt mũi để tạo thêm độ ẩm cho mũi.
  • Cắt móng tay để phòng ngừa chảy máu khi móc mũi.
  • Tăng độ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm. 
  • Xì mũi nhẹ nhàng.

Phụ nữ có thai cũng có thể có chảy máu mũi. Điều này có thể do tăng thể tích máu, hóc-môn, hay sưng nề hốc mũi. 

Nếu bé của bạn bị chảy máu mũi thì hãy gặp bác sĩ nhi khoa để tư vấn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. 

Nếu chảy máu mũi là do chấn thương đột ngột như tai nạn giao thông thì cần được chăm sóc y tế ngay để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bạn có:

  • Khó thở.
  • Chảy máu mũi hơn 30 phút.
  • Chảy máu mũi lượng nhiều.

8. Nước mũi màu nâu hay cam có ý nghĩa gì? 

Nước mũi màu nâu có thể là do máu cũ còn đọng lại trong cơ thể. Hoặc cũng có thể bạn đã hít phải thứ gì đó có màu đỏ hay nâu và làm đổi màu dịch nhày, chẳng hạn như bụi bẩn, thuốc lá hít, hay ớt bột. 

Tại sao nước mũi có màu vàng
Nước mũi màu nâu hay cam

9. Nước mũi màu đen có ý nghĩa gì? 

Dịch nhày mũi màu đen có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm nấm nghiêm trọng. Mặc dù ít gặp nhưng thường những người bị suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị mắc loại bệnh này. 

Những người hút thuốc hay sử dụng các loại thuốc trái phép cũng có thể có nước mũi màu đen. 

Dù nguyên nhân có thể là gì thì tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra và có được chẩn đoán chính thức. 

Tại sao nước mũi có màu vàng
Nước mũi màu đen

10. Nếu cấu tạo của nước mũi thay đổi thì sao? 

Cấu tạo thực sự của nước mũi có liên quan đến thành phần giữ ẩm của nó. Dịch nhày mũi có nhiều thành phần nước thì sẽ lưu thông dễ dàng hơn nước mũi đặc. Trong một số trường hợp, uống nhiều nước có thể giúp làm loãng dịch nhày. Thay đổi về cấu tạo có thể xảy ra trong suốt quá trình bệnh lý. 

Dịch mũi dạng nước trong cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của rò dịch não tủy. Sự rò rỉ này xảy ra khi có một vết rách trên lớp màng bao bọc não, thường là do chấn thương hay một số tình trạng bệnh lý, như não úng thủy. 

Các dấu hiệu khác của rò dịch não tủy bao gồm: 

  • Buồn nôn.
  • Nôn ói.
  • Cứng cổ.
  • Nhạy cảm với ánh sáng hay âm thanh. 
  • Đau đầu theo tư thế: ví dụ, bạn có thể thấy đau nhiều hơn khi ngồi thẳng so với khi nằm xuống.

Nếu bạn nghi ngờ bạn bị rò dịch não tủy thì cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. 

Nước mũi được sản xuất ra từ mũi và xoang nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Các đặc điểm của nước mũi có thể nói lên nhiều điều về tình trạng sức khỏe của cơ thể bạn. Hi vọng sau khi đọc bài viết trên của YouMed, bạn đã có thêm nhiều kiến thức và hiểu hơn về cơ thể của mình. 

>> Xem thêm: Cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Long