Vì sao nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Ngày nay, với xu hướng hội nhập toàn cầu hóa và đa dạng các thành phần kinh tế, nhà nước cũng có nhiều chính sách mở cửa để các doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Khi một cá nhân mới bắt đầu khởi nghiệp thì việc lựa chọn loại hình công ty như thế nào để thành lập và duy trì hoạt động là vấn đề khá quan trọng vì có rất nhiều hình thức công ty khác nhau như : công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, doanh nghiệp tư nhân. Vậy lựa chọn thế nào là hợp lý nhất?

Ban đầu, khi cá nhân hoặc nhóm cá thể muốn thành lập doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty TNHH là loại hình công ty có kết cấu và nguyên tắc hoạt động khá đơn giản và phù hợp, đặc biệt là khi doanh nghiệp trẻ vừa và nhỏ.

Công ty TNHH là loại hình công ty có thế là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không quá năm mươi. Công ty TNHH bao gồm : công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Điểm chung của hai loại hình công ty này là thành viên công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập công ty TNHH cũng khá nhanh gọn và chi phí hợp lý nên khách hàng có thể yên tâm và tập trung hoạt động kinh doanh của mình. Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật của công ty tư vấn luật Việt Tín để được các luật sư chuyên sâu mảng doanh nghiệp tư vấn miễn phí về thủ tục thành lập công ty TNHH.

Nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên là câu hỏi thắc thắc của rất nhiều bạn khi đang lựa chọn loại hình TNHH. Để trả lời câu hỏi trên sau đây Luật Greenlaw sẽ so sánh hai hình thức này để các bạn hiểu rõ hơn nhé.

Vì sao nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên

So sánh giống và khác nhau giữa công ty tnhh 1 thành viên và 2 thành viên

Giống nhau

– Công ty đều có tư cách pháp nhân sau khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh.

– Thành viên của công ty tnhh 1 thành viên và 2 thành viên đều có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

– Các chủ sở hữu đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi góp vốn của mình.

– Cả công công tnhh 1 thành viên và 2 thành viên đều không được phát hành trái phiếu.

Khác nhau

Công ty tnhh 1 thành viên

– Đặc điểm: Chỉ có 1 thành viên duy nhất, có thể là cá nhân hoặc là tổ chức.

– Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên được thực hiện theo hai mô hình:

  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Chủ tịch công ty , Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Có kiểm soát viên đối với chủ sở hữu là tổ chức. không có kiểm soát viên đối với chủ sở hữu là cá nhân.

– Chuyển nhượng vốn: Trường hợp công ty chuyển đổi một phần vốn cho người khác thì phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình loại hình sang công ty tnhh 2 thành viên trở lên.

Công ty chỉ được chuyển nhượng khi đã thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.

– Vốn điều lệ công ty: Vốn điều lệ thì công ty không được giảm vốn điều lệ, nếu muốn tăng vốn điều lệ thì chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

Công ty tnhh 2 thành viên

– Đặc điểm: Số lượng thành viên tối thiểu là 2, tối đa thành viên là 50, thành viên có thể vừa là tổ chức, vừa là cá nhân.

– Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.

– Chuyển nhượng vốn: Nếu các thành viên không đồng ý mua lại phần vốn góp thì có thể chuyển nhượng cổ phần nội bộ trong công ty hoặc chuyển cho người bên ngoài công ty. Nếu công ty chỉ có hai thành viên mà người kia chuyển hết cho người còn lại thì khi đó phải tiến hành chuyển đổi sang loại hình công ty tnhh 1 thành viên.

Vốn điều lệ công ty: Có quyền giảm vốn điều lệ hoặc tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên; Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty.

– Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Ưu nhược điểm của công ty tnhh 1 thành viên và 2 thành viên

Công ty tnhh 1 thành viên

Ưu điểm

– Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

– Chủ sở hữu công ty và các thành viên trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, vì vậy, hạn chế rủi ro cho chủ sở hữu.

– Do số lượng thành viên không nhiều cho nên việc quản lý công ty sẽ dễ dàng do cơ cấu tổ chức đơn giản.

Nhược điểm

  • Quy trình chuyển nhượng do có tính chặt chẽ của pháp luật hơn.
  • Việc huy động vốn của công ty tnhh 1 thành viên sẽ khó khăn hơn so với loại hình doanh nghiệp khác.
  • Đối với trường hợp muốn góp thêm vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Không được phát hành cổ phần. Do đó đây cũng là một nhược điểm của loại hình này khi khả năng huy động vốn là khó khăn hơn.

Công ty tnhh 2 thành viên

Ưu điểm

– Các chủ thể đang muốn kinh doanh trong phạm vi nhỏ, vừa hoặc không có nhu cầu phát hành cổ phần để huy động vốn thì rất phù hợp.

– Thành viên chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp nên trong trường hợp công ty xảy ra rủi ro thì trách nhiệm của người góp vốn lúc này sẽ ít hơn so với loại hình công ty hợp danh hoặc tư nhân.

– Số lượng thành viên nhiều nên thuận lợi trong việc huy động vốn và quản lý sẽ dễ dàng.

– Việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên hạn chế hơn nên dễ dàng kiểm soát việc có thêm thành viên mới của công ty. Tránh trường hợp bị người lạ thâm nhập vào công ty.

Nhược điểm

– Do đã được quy định chặt chẽ về số lượng thành viên nên số thành viên bị giới hạn trong một phạm vi nhất định, không thể thêm người hoặc bớt người nếu vượt quá hoặc không đủ người trong phạm vi đã quy định.

– Quy trình chuyển nhượng do có tính chặt chẽ như đã nêu ở trên nên khả năng huy động vốn sẽ khó khăn hơn.

– Công ty tnhh 2 thành viên trở lên phông được phát hành cổ phần. Vì vậy đây cũng là một nhược điểm của loại hình này khi khả năng huy động vốn là khó khăn hơn.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã so sánh giữa công ty tnhh 1 thành viên và 2 thành viên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý khách giải đáp được thắc mắc nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0967.984.900 hoặc 024.666.38.234.

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc xuất hiện các doanh nghiệp, tập đoàn, các công ty lớn nhỏ cũng không còn quá xa lạ nữa.  Với quy định của pháp luật hiện nay nhằm tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp muốn mở công ty để thực hiện việc kinh doanh nên thủ tục để thành lập công ty cũng được quy định một cách đỡ rắc rối hơn nhằm tạo thuận lợi cho việc thành lập công ty mới. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một loại hình doanh nghiệp ít rủi ro để thành lập công ty và bắt đầu việc kinh doanh của mình thì có thể cân nhắc lựa chọn việc thành lập công ty TNHH. Vậy Vì sao nên thành lập công ty TNHH, bài viết sau đây xin làm rõ cho bạn về vấn đề trên.

Khoản 7, Điều 4 quy định về Công ty trách nhiệm hữu hạn như sau: “ Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”

Theo đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là:Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, 

Nhằm giúp quý khách hàng có thể hiểu hơn về loại hình công ty này cũng như hiểu rõ Vì sao nên thành lập công ty TNHH? mà chúng tôi sẽ nêu lên những lý do nên thành lập công ty TNHH:

  • Công ty TNHH có rủi ro thấp cho người góp vốn: Các thành viên trong công ty chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi vốn góp nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Dễ dàng kiểm soát vốn góp và chuyển nhượng vốn góp: Việc góp vốn vào công ty TNHH khá đơn giản và không yêu cầu quá cao về tỉ lệ vốn góp. Hơn nữa, Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ kiểm soát được việc thay đổi thành viên, hạn chế sự tham gia, xâm nhập của người lạ do việc chuyển nhượng phải được sự đồng ý của các thành viên khác và ưu tiên chuyển nhượng cho những thành viên trong công ty.
  • Số lượng thành viên ít, dễ quản lý: Số lượng thành viên không nhiều và hầu như là người quen nên việc điều hành không quá phức tạp.
  • Không bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh: Các công ty TNHH có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của mình mà không bị pháp luật giới hạn trong bất cứ một ngành nghề nào cả mà chỉ cần đáp ứng điều kiện là ngành nghề kinh doanh đó không thuộc ngành nghề bị hạn chế hay bị cấm theo quy định của pháp luật. Do vậy mà công ty TNHH có thể tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh tùy theo tính chất ngành nghề, lĩnh vực mà công ty hướng tới kinh doanh
  • Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Trình tự, thủ tục thành lập công ty TNHH:
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những giấy tờ đã nêu trên.
  • Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
  • Nhận kết quả: 
  • Hồ sơ hợp lệ thì nhận giấy biên nhận và chờ kết quả sau 3-5 ngày. Đến ngày hẹn trên giấy biên nhận đến Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh để nhận kết quả.
  • Hồ sơ chưa hợp lệ thì tiến hành bổ sung sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu, nộp lại hồ sơ và chờ kết quả.

Nhằm giúp khách hàng có thêm những hiểu biết pháp lý về Vì sao nên thành lập công ty TNHH mà công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn về các vấn đề liên quan đến lý do nên chọn thành lập công ty TNHH và giải đáp thắc mắc Vì sao nên thành lập công ty TNHH, cũng như tư vấn những vấn đề liên quan về vấn đề này một cách nhanh gọn, hiệu quả nhất. Theo đó, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Khàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải; 
  • Khách hàng được tư vấn trọn vẹn tất cả các điều kiện pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.
  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng;
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp đang có nhu cầu muốn thực hiện việc thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn còn đang phân vân về việc chọn loại hình kinh doanh có lợi nhất hoặc tìm lời giải đáp cho câu hỏi Vì sao nên thành lập công ty TNHH thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Khiếu nại: 1800.0006

Văn phòng: (028) 777.00.888

Mail: