Tại sao lại có nhiều đờm

Thông thường trong cổ họng sẽ luôn tồn tại một lượng đờm nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đờm có thể được tiết ra nhiều hơn. Vậy đờm là gì? Sự tăng tiết của nó có ảnh hưởng gì không và làm sao để khắc phục? Tất cả sẽ được làm rõ với nội dung bài viết dưới đây.

Tại sao lại có nhiều đờm
Đờm là chất tiết ra từ các tế bào đường hô hấp dưới

Đờm chính là chất nhầy được tiết ra từ các tế bào ở đường hô hấp dưới. Nó có thể chứa cả chất lạ được hít vào phổi, tế bào miễn dịch hay các tế bào bạch cầu.

Chất nhầy này có tác dụng bẫy vật lạ để lông mao ở trong đường thở làm sạch và tống nó ra khỏi phổi. Ngoài ra, nó cũng có chứa các tế bào miễn dịch nhằm nhấn chìm hay tiêu diệt vi khuẩn để chứng không thể tồn tại trong phổi và gây ra nhiễm trùng. 

Trong trường hợp nhiễm trùng, vi khuẩn cũng có thể chứa trong đờm. Máu cũng có thể có trong đờm khi bị ung thư phổi, chấn thương đường hô hấp hay tổn thương đường thở hoặc phù phổi.

Đờm có thể sẽ được dùng để phân tích ở trong phòng thí nghiệm nhằm đánh giá nhiễm trùng hoặc tìm kiếm ung thư. Các xét nghiệm có thể là:

  • Nuôi cấy đờm: Thực hiện nhằm xác định loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi.
  • Tế bào học đờm: Kiểm tra đờm dưới kính hiển vi nhằm tìm kiếm tế bào bất thường hay ung thư.
  • Ngoài ra, một mẫu đờm cũng có thể được lấy để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao.

Có rất nhiều nguyên nhân kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều đờm hơn bình thường. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà hình thức xuất hiện của chất nhầy này cũng sẽ có những sự khác biệt nhất định.

Đây được cho là một nguyên nhân khá phổ biến khiến đường hô hấp sản sinh nhiều dịch nhầy hơn. Lượng chất nhầy lúc này không chỉ dày mà còn có màu xanh hay vàng.

Tại sao lại có nhiều đờm
Hút thuốc là thường xuyên có thể khiến cho đường hô hấp tiết ra nhiều chất nhầy hơn

Trong nhiều trường hợp, hút thuốc có thể khiến bạn ho nhiều hơn. Lúc này, đờm ở trong cổ họng có thể dính máu do niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương kèm theo.

Thực tế cho thấy, những người mắc bệnh hen suyễn thì đường thở thường nhạy cảm hơn. Cùng với đó là dễ bị kích ứng với chất gây dị ứng, môi trường ô nhiễm hay nhiễm trùng đường hô hấp.

Chính sự nhạy cảm này thường khiến cho đường thở bị viêm, đồng thời cũng sẽ tăng sản xuất chất nhầy.

Đây là một bệnh di truyền thường khởi phát khi có một gen bị lỗi. Nó dẫn đến đường thở bị thu hẹp và tắc nghẽn bởi chất nhầy dày, gây ra triệu chứng khó thở.

Chính lượng chất nhầy dày đặc ở bệnh xơ nang là một trường rất lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển. Nhiều người bị xơ nang có thể gặp biến chứng nhiễm trùng phổi mãn tính do vi khuẩn.

Đây là một bệnh thường khởi phát do sự tấn công của virus. Trong trường hợp này thường cơ thể cũng sẽ có xu hướng tiết ra nhiều đờm xanh hơn.

Các triệu chứng đặc trưng khác là sốt cao, mệt mỏi, đau đầu. Ngoài ra người bệnh còn bị đau nhức, ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng hay hắt hơi.

Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp, phế quản bị viêm cũng sẽ tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Những người bị viêm phế quản có thể sẽ ho ra đờm màu vàng xám hay xanh lục.

Tình trạng viêm ở dạng cấp tính thường kéo dài khoảng dưới 3 tuần. Còn viêm phế quản mãn tính được định nghĩa là ho hằng ngày tạo ra đờm và kéo dài ít nhất là 3 tháng. Nó cũng có thể là một triệu chứng của các vấn đề khác như khí phế thũng hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Trường hợp ho ra đờm dày có màu vàng, nâu, xanh lá cây hay lẫn máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra tình trạng sưng các mô trong phổi.

Tại sao lại có nhiều đờm
Đờm nhiều bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi còn sẽ gây ra nhiều triệu chứng khác kèm theo. Điển hình nhất là khó thở, tim đập loạn nhịp, đổ mồ hôi, ớn lạnh, sốt, ăn không ngon…

Trường hợp mắc bệnh lao, người bệnh thường sẽ ho ra đờm xanh hoặc có lẫn máu. Các triệu chứng khác đi kèm có thể là sốt, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi, sưng ở cổ, giảm cân…

Lao là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra và chủ yếu ảnh hưởng dến phổi. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác, các tuyến, xương và cả hệ thần kinh.

Tình trạng cổ họng lúc nào cũng có đờm sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Đồng thời đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề y tế ở đường hô hấp.

Một số biện pháp sau sẽ có thể hỗ trợ loại bỏ bớt lượng đờm dư thừa:

Không khí khô thường sẽ gây kích thích mũi và cổ họng khiến cho lượng chất nhầy và đờm tiết ra nhiều hơn. Đặt một máy làm ẩm phun sương trong phòng ngủ sẽ hỗ trợ làm dịu cổ họng.

Đồng thời có thể giúp cho dịch nhầy trong cổ họng loãng ra nhằm dễ dàng tống khứ chúng ra ngoài hơn. Từ đó giữ cho đường thở được thông thoáng để thúc đẩy một giấc ngủ ngon hơn.

Cơ thể cần đảm bảo một lượng nước vừa đủ mỗi ngày để giữ cho lượng đờm tự nhiên trong cổ họng mỏng. Trường hợp bị cảm lạnh hay các bệnh về hô hấp khiến lượng chất nhầy tiết ra nhiều thì nên uống nhiều nước hơn.

Uống nước không chỉ giúp làm loãng dịch đờm mà còn hỗ trợ làm dịu đường hô hấp. Đáp ứng đủ lượng nước cơ thể cần sẽ giúp ngăn ngừa đáng kể tình trạng tắc nghẽn đường thở.

Biện pháp này có thể giúp làm dịu cổ họng đang bị kích thích, đồng thời còn giúp loại bỏ lượng chất nhầy còn sót lại. Bạn có thể trộn 1/2 thìa cà phê muối vào 1 cốc nước ấm rồi dùng nước này để súc miệng.

Tại sao lại có nhiều đờm
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp đờm loãng ra để đẩy ra ngoài dễ hơn

Mỗi ngày có thể thực hiện khoảng 3 lần để giúp cổ họng được dễ chịu hơn. Súc miệng với nước mối còn có thể đáp ứng được trong trường hợp bị dị ứng hay nhiễm trùng xoang ảnh hưởng đến cổ họng.

Gừng có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn rất tốt nên thường đáp ứng trong các trường hợp nhiễm trùng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được biết đến với tác dụng long đờm giúp khai thông cổ họng và đường thở.

Có thể bổ sung gừng để tăng thêm hương vị cho các món ăn thường ngày. Hoặc cũng có thể pha gừng tươi với nước sôi để uống. Thực hiện đến khi cảm giác khó chịu ở cổ họng do đờm gây ra không còn nữa.

Đây là một liệu pháp đông y giúp tiêu đờm một cách nhanh chóng. Khi cảm thấy cổ họng thường xuyên có đờm khó chịu thì bạn có thể xông hơi mỗi ngày 2 lần. 

Chỉ cần để một chậu nước nóng ở trong phòng tắm cho hơi tỏa ra và bạn ở trong đó tầm 10 phút. Hoặc có thể dùng một tô nước nóng và một chiếc khắn lớn trùng kín đầu.

Mật ong không chỉ có tính kháng khuẩn chống viêm mà còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Bạn cũng có thể dùng nguyên liệu này để giảm đờm trong cổ họng khi nó dư thừa.

Tại sao lại có nhiều đờm
Mật ong là nguyên liệu có tác dụng long đờm rất tốt

Chỉ cần dùng một cốc nước ấm và cho vào đó một thìa mật ong rồi hòa tan và uống từ từ. Không chỉ diệt khuẩn, tiêu đờm mà còn làm dịu cổ họng rất tốt. Ngoài ra còn có thể kết hợp mật ong với chanh hay nước nho để tăng hiệu quả.

Ngoài các biện pháp đơn giản được đề cập ở trên thì bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Không kìm nén cơn ho
  • Khạc nhổ đờm ra sẽ lành mạnh hơn là nuốt nó
  • Tránh hút thuốc lá
  • Không nên làm dụng thuốc thông mũi
  • Tránh xa các chất dễ gây kích ứng
  • Không uống rượu bia và cà phê

Đờm có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp khỏi một số tác nhân gây hại. Tuy nhiên khi chất nhầy này tiết ra quá mức thì bạn nên chú ý. Bởi nguy cơ rất cao là bạn đang sống chung với các bệnh hô hấp cần sớm thăm khám và can thiệp đúng cách.

Đờm là chất dịch được tiết ra ở đường hô hấp của con người gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc tấn công đường hô hấp. Ho có đờm là hiện tượng ho đi kèm đờm với nhiều màu sắc khác nhau tiết thông qua đường mũi và miệng.

Vậy những màu sắc khác nhau của đờm tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn và khi nào chúng ta nên đi thăm khám bác sĩ?

Đờm trong suốt

Phần đờm này chủ yếu chứa nước, protein, kháng thể và một số muối hòa tan để làm trơn và giữ ẩm cho hệ hô hấp. Sự gia tăng đờm trong cho thấy cơ thể đang cố gắng thải chất kích thích như phấn hoa hoặc một số loại vi rút. Đờm trong thường do viêm mũi dị ứng, viêm phế quản do virus, viêm phổi do virus.

Đờm màu trắng

Bạn có thể bị đờm trắng kèm theo một số tình trạng sức khỏe. Đờm trắng thường do viêm phế quản do virus, trào ngược dạ dày, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim sung huyết.

Đờm màu vàng hoặc xanh lá cây

Nếu thấy đờm màu này đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang chống lại nhiễm trùng. Ban đầu, đờm thường màu vàng, sau chuyển sang xanh lá cây tương ứng mức độ nghiêm trọng của các loại bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, bệnh xơ nang.

Đờm màu hồng hoặc đỏ

Máu là nguyên nhân gây ra đờm màu hồng hoặc đỏ. Màu hồng chỉ lượng máu ít hơn so với màu đỏ. Đờm màu đỏ hoặc hồng thường do viêm phổi, bệnh lao, suy tim sung huyết, thuyên tắc phổi, ung thư phổi.  Liên hệ với bác sĩ nếu bạn tiết nhiều đờm hơn bình thường kèm ho dữ dội hoặc như sụt cân, mệt mỏi.

Đờm màu nâu

Màu nâu thường là máu cũ giống màu “gỉ”. Bạn có thể thấy màu này sau khi đờm có màu đỏ hoặc hồng. Đờm nâu thường do viêm phổi do vi khuẩn, viêm phế quản do vi khuẩn, bệnh xơ nang, bệnh bụi phổi, áp xe phổi.

Đờm màu đen

Đờm đen là bệnh hắc tố chứng tỏ bạn đã hít phải một lượng lớn thứ gì đó có màu đen, chẳng hạn như bụi than hoặc có thể bạn bị nhiễm nấm cần được chăm sóc y tế. Đờm đen thường do hút thuốc lá, bệnh bụi phổi, nhiễm nấm.

Đờm có bọt

Đờm trắng có bọt có thể là một dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhiễm khuẩn thứ cấp cũng có thể xảy ra, có thể thay đổi đờm thành màu vàng hoặc xanh lá cây.

Đờm hồng có bọt có nghĩa là bạn đang bị suy tim sung huyết ở giai đoạn cuối. Nếu bạn gặp tình trạng này kèm theo khó thở, đổ mồ hôi và đau ngực, hãy đến thăm khám ngay với bác sĩ.

Đờm đặc hơn bình thường

Độ đặc của đờm từ có bọt đến nhầy mủ do nhiều nguyên do. Đờm đặc, dính và sẫm màu hơn khi tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng. Nó có thể dày hơn vào buổi sáng nếu bạn bị mất nước.

Điều trị đờm như thế nào?

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn tiết nhiều đờm hơn bình thường với màu sắc khác thường để được thăm khám và điều trị dứt điểm kết hợp uống đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử kết hợp những biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà. Không khí ẩm có thể giúp long đờm, ho ra dễ dàng hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối. Pha một cốc nước ấm với 1/2 đến 3/4 thìa muối và súc miệng để làm lỏng chất nhầy do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang
  • Sử dụng dầu khuynh diệp. Tinh dầu khuynh diệp làm lỏng chất nhờn trong cơ quan hô hấp

Nguồn tham khảo: Sức khỏe và Đời sống, Healthline.

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi