Tại sao có sỏi thận

Nguyên nhân sỏi thận thường là lượng nước tiểu thấp do mất nước, chế độ ăn uống không hợp lý, béo phì, ảnh hưởng của một số bệnh lý, tiền sử gia đình có người bị sỏi thận, tác dụng phụ của một số loại thuốc…Tìm hiểu căn  nguyên dẫn tới sự tạo sỏi để có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ là rất cần thiết.

Sỏi thận là bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam.

1. 6 nguyên nhân sỏi thận thường gặp

Nước tiểu chứa nhiều chất khoáng và muối hòa tan. Hàm lượng các chất này tăng cao sẽ kết tinh tạo thành sỏi. Ban đầu sỏi thận có thể chỉ rất nhỏ nhưng càng về sau càng to, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.

1.2. Lượng nước tiểu thấp – nguyên nhân sỏi thận chính

Lượng nước tiểu ít chủ yếu là do mất nước ở những người lao động nặng, sinh sống và làm việc ở khu vực nắng nóng hoặc do không uống đủ nước hàng ngày. Khi lượng nước tiểu ít, nước tiểu cô đặc và trở nên sẫm màu. Cơ thể có quá ít nước để hòa tan các chất khoáng và muối trong nước tiểu. Tình trạng này dẫn tới sự lắng đọng thành tinh thể, tạo ra sỏi trong thận.

1.2. Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân sỏi thận cần lưu ý

– Một trong những nguyên nhân gây sỏi canxi (loại sỏi thận phổ biến nhất) là do nồng độ canxi trong nước tiểu quá cao.

– Nồng độ canxi cao có thể là từ cách cơ thể hấp thụ và chuyển hóa chất này, không phải lúc nào cũng do chế độ ăn. Một số nghiên cứu cho biết cắt giảm canxi trong chế độ ăn uống không tốt cho xương và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Vì thế không cần phải kiêng khem quá mức canxi mà nên tiêu thụ với mức hợp lý. Thay vì giảm canxi trong chế độ ăn uống thì nên ăn nhạt để giảm bớt nồng độ canxi trong nước tiểu. Nguyên nhân là vì tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến thận tăng cường thải canxi ra nước tiểu, dễ kết tinh tạo sỏi.

– Oxalat kết hợp với canxi trong ruột là thành phần tạo nên sỏi canxi oxalat. Do đó ăn thực phẩm giàu oxalat cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ra sỏi thận.

– Chế độ ăn giàu protein động vật, chẳng hạn như thịt bò, gà, lợn… sẽ làm tăng nồng độ axit trong cơ thể và trong nước tiểu. Nồng độ axit cao dễ dàng hình thành sỏi canxi oxalat và axit uric. Sự phân hủy của thịt thành axit uric cũng làm tăng khả năng hình thành cả sỏi canxi oxalat và axit uric.

Ăn mặn là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới sỏi thận.

1.3. Một số bệnh lý

– Một số bệnh lý đường ruột gây tiêu chảy như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng… cũng nằm trong nhóm nguyên nhân sỏi thận. Cụ thể là tiêu chảy gây mất nước khiến lượng nước tiểu giảm. Cơ thể của bạn đồng thời có thể hấp thu quá nhiều oxalat, dẫn tới nồng độ chất này trong nước tiểu tăng cao. Hai yếu tố này kết hợp lại với nhau có thể tạo thành sỏi canxi oxalat.

– Sự phát triển bất thường của một hoặc nhiều tuyến cận giáp – nơi kiểm soát quá trình chuyển hóa canxi, có thể gây ra nồng độ canxi cao trong máu và nước tiểu. Điều này có thể dẫn tới sự xuất hiện của sỏi thận.

– Toan hóa ống thận tuýp xa gây tích tụ axit trong cơ thể, có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi photphat.

– Một số rối loạn di truyền hiếm gặp như chứng cystine niệu. Đây là hội chứng dẫn tới tình trạng có quá nhiều axit amin cystine trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ tạo sỏi cystin.

1.4. Béo phì

Béo phì là một yếu tố nguy cơ tạo sỏi. Nguyên nhân là vì béo phì sẽ làm thay đổi nồng độ axit trong nước tiểu dẫn đến hình thành sỏi trong thận.

1.5. Thuốc

Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung canxi, vitamin C có thể làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi thận. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Sử dụng vitamin C liều cao, trong thời gian dài có thể dẫn tới nguy cơ hình thành sỏi.

1.6. Tiền sử gia đình

Nếu trong gia đình có người đã từng bị sỏi thận thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn  người bình thường.

2. Cách phòng tránh sỏi thận cần biết

Từ thông tin về các nguyên nhân sỏi thận nêu trên, các bác sĩ đã đưa ra một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mà bạn có thể tham khảo:

– Uống nhiều nước: trung bình 3 lít nước/ngày là mức được khuyến nghị cho người trưởng thành nhằm phòng tránh sỏi thận. Nước ở đây là nước lọc, hạn chế nước ngọt, đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, trà đặc…Với các trường hợp làm việc nặng, sống trong môi trường nóng bức ra nhiều mồ hôi cần uống nhiều nước để bù lại.

Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất để phòng chống sỏi thận.

– Ăn nhạt: cắt giảm lượng muối tiêu thụ y bằng cách chọn các phương pháp chế biến như luộc, hấp thay vì chiên, xào, kho… Tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp… vì chúng thường chứa nhiều muối.

– Ăn nhiều rau, quả, trái cây: kali, chất xơ, magiê, chất chống oxy hóa, phytate và citrate trong các loại rau quả sẽ giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

– Hạn chế các loại thực phẩm giàu oxalat: để giảm lượng tiêu thụ oxalat nên tránh ăn các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, lạc cũng như các loại đậu. Sô cô la, cacao, trà cũng là những thực phẩm có hàm lượng oxalat cao.

– Hạn chế thịt động vật: để giảm bớt lượng axit trong cơ thể dễ tạo thành sỏi, bạn nên cắt giảm bớt khẩu phần các loại thịt lợn, thịt gà, thịt bò,

– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng.

3. Kết luận

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân sỏi thận và tự trang bị kiến thức phòng chống hiệu quả. Khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ sỏi thận cần thăm khám và điều trị sớm, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

Sỏi thận hình thành khi một số khoáng chất và muối trong nước tiểu kết lại với nhau thành các tinh thể. Khi kết tụ càng nhiều, các tinh thể trở nên lớn lên và biến thành sỏi.

Nếu nước tiểu đậm đặc, các khoáng chất và muối này có nhiều khả năng kết tụ lại với nhau.

Sau đây là 5 nguyên nhân chính gây ra sỏi thận, theo Insider.

1. Di truyền

Khoảng 40% người bị sỏi thận có tiền sử gia đình bị sỏi thận.

Nếu trong gia đình bạn có người bị sỏi thận, bạn cũng có nhiều nguy cơ bị sỏi thận. Nếu bạn từng bị sỏi thận, bạn sẽ có nhiều nguy cơ hình thành sỏi khác.

2. Không uống đủ nước mỗi ngày

Không uống đủ nước mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Những người sống ở vùng khí hậu khô, ấm và những người đổ mồ hôi nhiều có thể có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người khác.

Khoảng 38% người bị sỏi thận sống ở vùng có nhiệt độ và ánh nắng mặt trời cao hơn.

Ăn một chế độ ăn giàu đạm, nhiều muối và đường có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận

Ảnh minh họa: Shutterstock

3. Chế độ ăn nhiều muối, đường và giàu đạm

Ăn một chế độ ăn giàu đạm, nhiều muối và đường có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Quá nhiều muối trong chế độ ăn sẽ làm tăng lượng canxi mà thận phải lọc và làm tăng đáng kể nguy cơ bị sỏi thận.

Theo tiến sĩ Johann Ingimarsson, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại Trung tâm Y tế Maine (Mỹ), có đến 3/4 số người bị sỏi thận có thể kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, theo Insider.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem chế độ ăn uống nào là tốt nhất cho bạn.

4. Một số bệnh dẫn đến sỏi thận

Một số bệnh cũng có thể dẫn đến nguy cơ phát triển sỏi thận, bao gồm:

Bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về tiết niệu của châu Âu - European Urology, người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp 2 - 3 lần.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người có mức đường huyết trung bình A1C cao hơn 6,5%, có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn đến 92%. Những người mắc bệnh tiểu đường có nồng độ oxalat trong nước tiểu cao hơn, sẽ thúc đẩy hình thành sỏi thận dạng oxalat canxi.

Béo phì

Chỉ số khối cơ thể cao, vòng eo lớn và tăng cân đều làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Theo một đánh giá năm 2020, phụ nữ có chỉ số BMI cao có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tăng 1,3 lần so với phụ nữ có chỉ số BMI khỏe mạnh.

Bệnh viêm ruột và phẫu thuật

Phẫu thuật dạ dày, bệnh viêm ruột hoặc tiêu chảy mạn tính có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi và nước, làm tăng lượng chất tạo sỏi trong nước tiểu, theo Mayo Clinic.

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 12 - 28% bệnh nhân viêm ruột có tỷ lệ mắc sỏi thận cao hơn mức bình quân.

Bệnh nhân viêm ruột có nhiều khả năng có nước tiểu có tính a xít, thúc đẩy hình thành sỏi thận dạng a xít uric.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

5. Một số loại thuốc

Một số chất bổ sung và thuốc, như vitamin C, thực phẩm chức năng, thuốc nhuận tràng - khi sử dụng quá mức, và thuốc kháng a xít, thuốc trị đau nửa đầu hoặc trầm cảm, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, theo Mayo Clinic.

Các triệu chứng của sỏi thận

Sỏi thận thường sẽ không gây ra triệu chứng cho đến khi nó bị mắc kẹt trong niệu quản, chặn dòng chảy của nước tiểu và làm cho thận sưng lên và niệu quản co thắt, có thể rất đau, theo Mayo Clinic.

Lúc đó sẽ có các triệu chứng sau:

• Đau dữ dội, đau nhói ở bên hông và lưng, dưới xương sườn, đau lan xuống bụng dưới và bẹn, đau từng cơn.

• Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu

• Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu

• Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi

• Lúc nào cũng muốn đi tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn nhưng số lượng ít hơn

• Buồn nôn và ói mửa

• Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng

Đi cấp cứu ngay lập tức, nếu:

• Đau đến mức không thể chịu được

• Đau kèm theo buồn nôn và nôn

• Đau kèm theo sốt và ớn lạnh

• Có máu trong nước tiểu, theo Mayo Clinic.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề