Bài học quý giá là gì

3 Bài Học Quý Giá Nhất Trên Trường Đại Học

Có 3 bài học tôi muốn truyền đạt: xây dựng các mối quan hệ, 'học' cách học và học cách khi nào nên 'im lặng' và 'nổi bật'

Có 3 câu chuyện tôi muốn kể với các bạn, đúng vậy, chỉ 3 mẩu chuyện vậy thôi.


1. Câu chuyện về các mối quan hệ (relationships)

2004, bọn tôi bước qua cánh cổng trường cấp 3, sẵn sàng cho lớp 11. Hội của tôi nắm ngôi trường này trong lòng bàn tay. Mẹ tôi làm giảng viên trong trường và thậm chí chúng tôi còn dành cả mùa hè ở đây để học tiếng Đức nữa. Trong khi đa số các tay mơ còn đang lo lắng e dè, chúng tôi lại vô cùng tự tin. Tuy vậy, bọn tôi không học trở nên ‘ngầu’, ‘nổi tiếng’ hay trở thành những ‘kẻ bắt nạt’, hay là ‘bọn lỗ đít’. Thay vào đó, bọn tôi tận dụng sự quen biết ở đây để gặp gỡ thêm nhiều người, kiếm thêm những người bạn, xây dựng mối quan hệ lâu dài. Chúng tôi cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau tạo nên những ký ức đẹp. Sau này, hội của tôi một số thì cưới nhau, một số thì không nói chuyện với nhau nữa.


15 năm sau, tôi không còn nhớ lớp học như thế nào, điểm số ra sao hay những dự án tôi đã tham dự, điều khiến tôi nhớ nhất là các mối quan hệ lúc đó. Ngày nay, đa phần các mối quan hệ đó đều nằm trong mục ‘quay số nhanh’ trên điện thoại của tôi. Khi tôi cần một bờ vai để dựa vào, những cuộc gọi đầu tiên của tôi luôn là với họ.


Hãy đầu tư cho các mối quan hệ tốt đẹp. Khi bạn trưởng thành, cuộc sống như một cái phễu lọc vậy. Hãy gạt đi những ồn ào của cuộc sống và cố gắng giữ lại các mối quan hệ quan trọng. Hãy đầu tư cho chúng, vì khi bạn lớn thì sự khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ cũng sẽ lớn theo đấy. Và biết đâu, trong số đó, bạn sẽ tìm được tình yêu của đời mình?


2. Học ‘phương pháp học’


2006, bước qua cánh cổng của trường đại học. Tôi không biết ai cả, trong khi sắp sửa bước vào con đường sinh viên kéo dài 4 năm của mình. Bạn bè của tôi đều đăng ký vào các trường đại học khác trong thành phố, cảm giác từ một đứa nhóc nổi tiếng, ai cũng biết tên trở thành một chú cá nhỏ trong cái ao lớn, ồ nó khá là khó chịu đấy. Cảm giác đó như một nút reset trong cuộc sống vậy. Những đứa nhóc giống tôi từ khắp nơi trên đất nước đổ về, và sau vài buổi học đầu tiên, tôi nhận ra rằng đại học không giống trường cấp 3. Giảng viên không quan tâm bạn có thấm được chữ nào vào đầu hay không đâu, họ chỉ có một mục tiêu chính khi đứng lớp là để cái lớp này đa số qua môn thôi. Mọi thứ họ làm đều để phục vụ mục đích đó và ôi, tôi căm ghét mỗi ngày tại đây. Nhưng cằn nhằn mãi thì không giúp được gì…


Nhớ những người bạn tôi vừa kể cho các bạn ở câu chuyện đầu tên không ? Bọn họ thực sự giúp tôi rất nhiều trong khoảng thời gian này. Một vài đứa chúng tôi quyết định ngồi lại với nhau và tìm cách xử lý vấn đề. Trước hết bọn tôi học cách ‘làm sao để học’. Nhóm chúng tôi có nghĩ đến rất nhiều phương pháp học, và quyết định học ‘ngoài tiết giảng dạy’. Chúng tôi quyết định học bằng cách tự tạo nên thứ ‘của chúng tôi’, bọn tôi là những kỹ sư và bọn tôi muốn bảo vệ nó.


Well, dĩ nhiên công việc học hành này không hề đơn giản, nhiều người móc mỉa chúng tôi vì làm mấy thứ khác thường. Trong khi bọn họ nhậu nhẹt và tiệc tùng thì hội bọn tôi không ngừng tìm tòi, xây dựng, thí nghiệm hàng đêm. Trong suốt những năm đó, kỹ năng tôi học được mà cho là tốt nhất không phải là cách lắp một con robot, mà là cách quản lý tiền bạc và ưu tiên chi tiêu hợp lý. Chúng là các ‘sản phẩm phụ’, nhưng tôi coi chúng là những kiến thức đắt giá nhất mình thu được. Tôi đã học được cách để học.


Kỹ năng này thực sự rất có ích trong cuộc sống. Học cách học nghĩa là bạn không giới hạn nguồn kiến thức của mình, mọi cuộc trò chuyện đều có thể là một bài giảng, nó có thể về một ít công nghệ, hay kỹ năng sống, hoặc một chút triết học, không quan trọng nó là gì. Hãy tận dụng mọi cơ hội có thể có để học. Hãy ‘học’ cách học.


3. Câu chuyện thứ 3: nổi bật và im lặng



2011, lần đầu tôi đến Cali, lần đầu xa nhà. Ngay khi bước vào cánh cổng đầy kiêu hãnh của trường đại học danh tiếng, tôi thấy mình thật nhỏ bé và mờ nhạt, như một chú cừu non vậy. Xung quanh tôi là những cô cậu sinh viên xuất sắc hơn mình rất nhiều. Tôi thấy mình không xứng đáng được đi cùng với họ. Nhưng khi đó tôi nhớ lại bài học đắt giá nhất trong 4 năm đại học: bạn phải ‘học’ cách học.


Tôi quyết định trở nên im lặng, và hòa nhập với mọi người. Tôi dành ra 20 tiếng 1 ngày, hàng ngày để học trên lớp, học nhóm, làm dự án, etc. Tôi luôn có mặt ở nơi nào có những con người luôn sẵn sàng học hỏi cũng như chia sẻ kiến thức của họ. Vài tháng đầu tôi không đóng góp được nhiều, tôi chọn im lặng và tiếp thu mọi kiến thức nhận được. Dần dần tôi trưởng thành và tôi có thể tự thân vận động vào cuối kỳ 2. Tôi dần dần trở nên xuất sắc, không chỉ ở trên lớp mà còn trong các hoạt động tôi thực sự đam mê. Mọi người dần để ý đến tôi, các giáo sư, bạn học và nhân viên tại đây dần biết đến tôi, vì nhiều lý do. Có thể do tôi là cậu nhóc đã nấu ăn cho một hội bạn của anh ấy, hoặc tôi là người đã chụp những bức ảnh về chim đó, hay biết đến tôi là một con mọt sách luôn ngồi trong lab chơi với mấy con robot… Dần dần, tôi trở nên nổi bật.


Biết khi nào nên làm gì và làm gì như thế nào, theo tôi là vô cùng giúp ích. Ngay cả khi làm việc, tôi biết khi nào nên im lặng, toàn tâm toàn ý học hỏi và khi nào nên thể hiện bản thân, trở nên nổi bật và tỏa sáng. Luôn luôn có những khoảng thời gian thích hợp cho cả 2 điều kia, hãy học chúng đi, nó rất có ích đấy.


Bài viết gốc://www.quora.com/Whats-the-most-important-lesson

Dịch giả: Tran Vuanh

Theo Group QRVN

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại //bit.ly/YBOX-Partnership

bài học quý giá về cách

bài học quý giá từ mỗi

bài học quý giá trẻ

bài học quý giá cho bạn

bài học giá trị

bài học đắt giá

Video liên quan

Chủ đề