Tại sao chim đậu được trên dây điện

Nhiều loài chim nhỏ khi đậu trên các dây điện cao thế, mà vẫn không bị điện giật. Tại sao thế nhỉ? Thiết  bị điện Hà Nội xin lý giải cùng bạn đọc:

Theo Thạc sỹ Phan Văn Thắng – Giảng viên Bộ môn Cơ điện, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, chẳng phải các loài chim có khả năng phi thường gì, nếu tinh ý một chút, chúng ta sẽ nhận thấy: Những loại chim nhỏ thường đậu cả 2 chân trên một dây điện. Lúc này toàn bộ cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện, sẽ không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng, nên chúng không bị điện giật.

Tuy nhiên, với các loài chim ăn thịt có kích thước khá lớn như diều hâu, đại bàng, chim ưng và cú mèo thì khác, khi đậu trên đường dây điện, nếu cánh và bàn chân chúng chạm vào cả 2 sợi dây điện một lúc thì sẽ tạo ra mạch điện tuần hoàn, và vẫn sẽ bị điện giật chết.

Tại sao chim đậu được trên dây điện

Những chú chim nhỏ thường đậu cả 2 chân trên 1 dây điện nên không bị điện giật

Đối với cơ thể con người, trong điều kiện điện thế không đổi, dòng điện qua người phụ thuộc vào điện trở người. Điện áp tiếp xúc càng cao thì dòng điện qua người càng lớn. Điện trở lớn thì dòng điện nhỏ và điện trở nhỏ thì dòng điện lớn. Người bình thường không dính nước, điện trở khoảng từ 10.000 đến 100.000 ôm.Cụ thể, ghi nhận tại nước Mỹ, từ năm 1978 đến 1998, thống kê trong tổng số 2.060 loài chim ăn thịt bị chết ở Nebraska, Kansas, Colorado, Wyoming và Dakota, thì một nửa số chim bị chết do điện giật và 75% con chim bị điện giật chết là chim đại bàng.

Điện trở của cơ thể chủ yếu tập trung trên da, Ở điều kiện bình thường với lớp da khô và sạch sẽ thì điện áp dưới 40 V được coi là điện áp an toàn cho con người. Nhưng nếu người bị ẩm ướt hay dính nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12 V.

Thêm nữa, trong tình trạng cơ thể khô ráo, dù có chạm vào điện thế 220 V bạn sẽ bị giật, nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Nhưng nếu tay ướt hoặc một phần cơ thể chạm nước, vì nước là chất dẫn điện rất tốt nên điện trở của da sẽ nhỏ đi rất nhiều, lúc này nếu chạm vào điện thế 220 V bạn chắc chắn sẽ bị giật và an nguy đến tính mạng.


Xem tin khác

  • Thầy trò 'thở phào' vì chỉ thi ba môn vào lớp 10 17-03-2022, 8:19 am
  • Đội quân 'cày view' trên Internet Trung Quốc 15-03-2022, 8:38 am
  • Cách đi dây điện trong nhà chuẩn từng cm 2022 12-03-2022, 9:52 am
  • Những khác biệt giữa nhà thông minh và nhà thông thường 11-03-2022, 10:12 am
  • Giá xăng tăng bào mòn người dân, doanh nghiệp 08-03-2022, 8:57 am
  • Elon Musk bị đổ oan, hóa ra tên lửa sắp đâm vào mặt trăng có thể là hàng 'Made in China' 03-03-2022, 9:37 am
  • Cần làm gì để không bị hớ khi mua xe điện? 02-03-2022, 8:35 am
  • Thú vị câu chuyện kỹ sư đi ứng tuyển Boeing nhưng lại được nhận vào làm tại NASA 28-02-2022, 8:25 am
  • So sánh các loại vật liệu cách điện (PE, PVC, XLPE) 18-02-2022, 10:25 pm
  • Vì sao nên sử dụng dây cáp điện nhiều lõi 17-02-2022, 9:39 am
  • Kinh nghiệm chọn mua dây điện Cadivi 6.0 23-12-2019, 2:33 pm
  • Đón giáng sinh trong ánh sáng đèn Led lung linh 20-12-2019, 10:57 pm
  • Thiết bị tiết kiệm điện năng: Công dụng thật hay chỉ là trò lừa đảo? 18-12-2019, 11:24 pm
  • Tủ điện phân phối là gì? Phân loại tủ phân phối hạ thế 16-12-2019, 3:12 pm
  • Lựa chọn dây dẫn điện để đảm bảo an toàn điện 14-12-2019, 4:59 pm
  • Có nên mua máy nước nóng Panasonic cho mùa đông này không? 12-12-2019, 9:34 am
  • Những lí do nên mua bếp điện từ Panasonic 10-12-2019, 10:09 am
  • Nâng tầm đẳng cấp không gian sống bằng sự hoàn mỹ của Gen-X 05-12-2019, 10:04 am
  • Có nên mua đèn bàn Led Panasonic 05-12-2019, 9:49 am
  • Cách lựa chọn và sử dụng máy lọc không khí 02-12-2019, 9:52 pm

Mọi người đều biết, nếu người đứng trên mặt đất tiếp xúc với dây điện cao áp thì sẽ xảy ra nguy cơ bị điện giật. Song lạ kì thay, chúng ta thường trông thấy một số con chim đậu trên dây điện cao áp trần, sau một tràng ríu rít líu lo lại bình yên bay đi. Vì sao chim không bị điện giật nhỉ?

Cái đó không phải là chim có bản lĩnh gì đặc biệt đâu. Bạn xem kìa, chúng đều đậu trên một sợi dây điện. Khi ấy thân thể chúng chỉ tiếp xúc với một sợi dây điện, không tạo thành mạch điện, cũng tức là không có dòng điện chạy qua trên thân mình chúng, cho nên không bị điện giật.

Nếu chúng ta đứng trên mặt đất, còn thân thể chạm vào dây lửa (dây mang điện áp cao) trong đường điện thì coi như nối liền mạch điện, dòng điện sẽ qua người chúng ta mà chạy xuống đất. Thế là xảy ra điện giật.

Nếu chúng ta đi giày cao su cách điện rất đáng tin cậy hoặc đứng trên ghế gỗ cách điện thì cho dù có lấy tay sờ vào dây lửa cũng không bị điện giật. Khi ấy, bạn giống như trường hợp con chim đậu trên dây điện. Một số thợ điện có kinh nghiệm, có thể tiến hành thao tác khi có điện, chính là đã nắm được nguyên lí này.

Một khi không có dòng điện chạy qua thì dù điện áp có cao đến mấy cũng không bị điện giật. Thế thì, tại sao ở gần đường dây cao áp cũng có thể gặp nguy hiểm nhỉ?

Đó là vì khi người đi gần dây điện cao áp, thân thể người ấy chịu cảm ứng cao áp, nếu khoảng cách quá gần, lớp không khí giữa người và dây điện cao áp liền có khả năng bị đánh xuyên. Không khí vốn là vật cách điện rất tốt, sau khi bị đánh xuyên liền trở thành vật dẫn điện. Thế là dòng điện rất mạnh sẽ chạy qua thân người, gây nên điện giật. Vì vậy, nhất thiết không được đến gần dây điện cao áp!

Ngoài ra, cũng không được dùng tay ướt hoặc khi một phần của thân thể ngâm trong nước mà lại chạm vào công tắc hoặc đồ dùng có điện. Vì trong điều kiện điện áp không biến đổi, điện trở càng nhỏ, dòng điện sinh ra càng lớn, điện trở của cơ thể người về căn bản là ở trên da dẻ, nếu tay khô thì vào khoảng vài chục kilô ôm. Nếu vô ý chạm vào điện áp 220 vôn, có thể bị điện giật mạnh, nhưng nói chung không đến nỗi nguy hiểm cho tính mạng; nếu tay bị ướt rồi, hoặc một phần thân thể ngâm trong nước, vì nước là vật dẫn điện tốt, điện trở của da liền bị giảm nhiều, khi ấy mà chạm vào điện 220 vôn, liền có khả năng bị điện giật chết.

Khi gặp phải tình huống này: một đường dây có điện cao áp nếu bị rơi xuống chiếc ô tô bạn đang ngồi, khi ấy ô tô có mang điện. Vì lốp ô tô là vật cách điện rất tốt, tuy điện áp của thân thể bạn và của ô tô đều rất cao, nhưng lại không có dòng điện chạy qua người bạn. Vì vậy, ngồi yên trong xe là rất an toàn, không hề bị điện giật. Hãy nhớ kĩ: nhất thiết đừng bước ra ngoài xe! Vì khi bạn vừa đặt chân xuống đất, điện trên ô tô sẽ thông qua thân thể bạn mà chạy xuống đất, trong người bạn sinh ra dòng điện rất lớn mạnh, đó mới là điều thật sự nguy hiểm.

Để phòng ngừa điện giật, không nên thả diều gần đường dây tải điện, dòng điện cao áp có khả năng truyền đến tay bạn theo dây diều; không nên trèo cột điện, điện cao áp trên ấy có thể làm chết người; đừng thử dùng ngón tay chọc vào lỗ cắm điện, một khi thân thể bạn cấu thành mạch điện liền có dòng điện chạy qua; đừng đến gần dây điện đứt rời; nếu có người bị điện “hút” chặt thì không được dùng tay chạm vào người ấy, mà phải gấp rút tìm gậy gỗ hoặc thanh tre khô ráo gạt dây điện ra. Điện cũng như lửa vậy, đều là “người giúp việc” có ích, chỉ cần nắm được quy luật của nó, thì có thể bắt nó phục vụ chúng ta tốt hơn mà không gây ra nguy hại gì.

Twitter Facebook LinkedIn

Theo các nhà khoa học, cách đây 65 triệu năm một thiên thạch có kích thước khổng lồ đã va vào Trái Đất và gây ra một vụ đại tuyệt chủng. Bởi vì, sau biến cố này, có khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã hoàn toàn biến mất trên hành tinh xanh.

Sự kiện này còn kết thúc thời kỳ thống trị của các chi khủng long to lớn như: Tyrannosaurus (chi khủng long bạo chúa) hay Triceratops (chi khủng long 3 sừng)... Thậm chí, vào thời điểm đó, thảm họa tuyệt chủng đã khiến Trái Đất trở nên vô cùng đáng sợ với những cơn mưa axit, bầu khí quyển bị ô nhiễm bởi khói, bụi của núi lửa.

Tuy nhiên, điều này lại mở ra con đường cho sự phát triển của các loài động vật có vú, các loài chim có răng và tổ tiên của loài chim hiện nay (phân nhóm Maniraptoran - họ khủng long bao gồm cả chim) trở thành những kẻ thống trị trên mặt đất thời bấy giờ.

Thế nhưng, đến thời kỳ chuyển tiếp từ kỷ Phấn Trắng sang kỷ Paleogen (kỷ Cổ Cận), tất cả các loài chim có răng đều đột ngột chết sạch.

Theo nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học do thạc sĩ Derek Larson thuộc trường đại học Toronto (Canada) dẫn đầu, nguyên nhân dẫn đến việc này là do nguồn thức ăn khan hiếm, khiến các loài có răng, ăn thịt bị diệt vong, chỉ còn các loài có mỏ, không răng, ăn hạt như tổ tiên của loài chim hiện nay mới sống sót.

Như vậy, các loài chim hiện nay đều không có răng là do tổ tiên của chúng đã sống sót qua nạn đại tuyệt chủng nhờ vào chế độ ăn hạt. Nếu chúng có răng nhỏ và ăn thịt, chúng sẽ tuyệt chủng giống như các loài có răng thuộc nhóm Maniraptoran và sẽ không có loài chim như ngày nay.

 Clip nguồn youtube


Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?

Bởi vì mang giày cách điện nên chim không bị giật khi đậu trên dây điện? Không phải như vậy.
Dòng điện là dòng chuyển động của các electron qua dây dẫn. Nó luôn đi theo con đường dễ dàng nhất, tức là luôn tìm con đường ít điện trở nhất để chạy qua.

Dây cáp tải điện thường được làm bằng đồng. Đồng có điện trở suất thấp nhất và là một chất dẫn điện rất tốt.

Trong khi đó, cơ thể chim có điện trở suất cao hơn và là chất dẫn điện kém hơn đồng rất nhiều. Do đó, dòng điện sẽ bỏ qua cơ thể chim mà truyền qua dây cáp tải điện. Kết quả là chim không bị giật.

Bên cạnh đó, dòng điện đi từ nơi có điện thế cao nhất đến nơi có điện thế thấp nhất. Các dây cáp tải điện thường có điện thế khác nhau. Nếu hai chân của chim đặt trên cùng một dây cáp thì chúng có cùng điện thế. Do đó, chim không bị giật.

Tuy nhiên, nếu chim đặt trên lên hai dây cáp khác nhau (có điện thế khác nhau) dòng điện sẽ đi qua cơ thể chim từ sợi cáp có điện thế cao đến sợi cáp có điện thế thấp hơn khiến chim bị điện giật.

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng. Khi đáp xuống cành cây nó cong xương ống chân và xương bàn chân, rồi nằm phục trên cành.

Lúc này, sức nặng của thân đều tập trung trên xương bàn chân, dây chằng ở sau xương bàn chân thít chặt, đồng thời kéo cong dây chằng trên xương bàn chân, thế là bàn chân cong xuống, nắm chặt cành cây. Vì vậy, chim ở trên cành cây, dù có ngủ, nhờ sức nặng của cơ thể mà nắm chặt lấy cành cây. Khi nào chim đứng thẳng lên, thì đầu mút bàn chân sẽ duỗi ra.

Ngoài ra, vì não bộ của chim phát triển hơn não bộ của động vật bò sát, bán cầu đại não tuy chưa có nếp nhăn, nhưng kích thước so ra đã tăng lên nhiều. Tiểu não phát triển nhất, thuỳ thị giác rất lớn, đặc điểm này không chỉ thích nghi với đời sống bay lượn giỏi mà còn điều tiết vận động và thị giác, giữ cho cơ thể thăng bằng thật tốt cho nên chim ở được trên cành cây.