Tại sao bé không thích đắp chăn

Tại sao bé không thích đắp chăn
Tại sao bé không thích đắp chăn

Nhiều người lớn vẫn nghĩ rằng đắp chăn cho bé khi ngủ là điều hoàn toàn bình thường nhưng thật ra vẫn có những nguy cơ và quy tắc nhất định mà bạn cần tuân theo.

Khi đi mua đồ cho bé, bà mẹ bỉm sữa thường có xu hướng gom thật nhiều vật dụng đáng yêu nhất đem về, trong đó, có thể có tấm chăn xinh xắn. Tuy nhiên, mua chăn không có nghĩa là bé đã sử dụng được ngay, do đó bạn hãy hết sức cân nhắc. Vậy khi nào nên cho trẻ đắp chăn khi ngủ? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Khi nào nên đắp chăn cho bé lúc ngủ?

Bạn không nên đặt quá nhiều chăn, gối… ở nơi mà bé ngủ để phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Việc đắp chăn cho bé có thể làm tăng nguy cơ đột tử lên đến 5 lần, dù bé ngủ ở tư thế nào đi nữa. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đợi đến khi bé hơn 1 tuổi, hãy cho bé dùng chăn. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này, bé mới có khả năng di chuyển, điều chỉnh, kéo chăn ra khi chẳng may chăn trùm kín mặt.

Trẻ nhỏ thường hay cựa quậy vào bao đêm, nên dễ bị vướng vào những tấm chăn. Bé sẽ cố gắng di chuyển để thoát ra, nên sẽ thức giấc và khóc. Bên cạnh đó, khi cố gắng đứng lên, chăn, gối có thể làm bé vấp té. Do đó, tốt nhất bạn nên chờ cho đến khi trẻ 18 tháng rồi mới cho dùng chăn mền.

Làm sao để biết khi nào trẻ có thể đắp chăn?

Việc tìm hiểu về thời gian trẻ có thể đắp chăn khi ngủ là một chuyện nhưng thực tế, làm thế nào để biết bé có thể sử dụng chúng lại là một vấn đề khác. Mỗi trẻ sẽ có những đặc điểm khác nhau, không thể lấy mốc thời gian của bé khác mà áp dụng cho con mình được. Vì vậy, trước khi cho bé sử dụng chăn, bạn có thể thử cho bé làm bài kiểm tra sau:

1. Quấn chăn khi con thức

Khi bé thức, bạn hãy thử che phủ cơ thể trẻ bằng một tấm chăn mỏng. Sau đó quan sát xem bé con tự thoát ra khỏi chăn được hay không. Nếu bé biết lăn, bò hoặc đẩy tấm chăn ra thì bạn đã có thể đắp chăn cho trẻ khi ngủ được rồi đấy. Tuy nhiên, nếu con không làm được, bạn hãy đợi vài tuần rồi thử lại nhé. Bài kiểm tra này chỉ nên làm khi bé đã đủ lớn để nhấc đầu lên và bò ra được.

Hãy nói chuyện với bác sĩ thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bé. Họ là người hiểu rõ sự phát triển và khả năng của con nên có thể cho bạn biết bé đã sẵn sàng đắp chăn khi ngủ hay chưa. Khi trao đổi với bác sĩ, bạn hãy nói về bài kiểm tra mà mình đã thử với trẻ cũng như lắng nghe kỹ những gì bác sĩ nói để có thêm thông tin nhé.

Biện pháp phòng ngừa khi cho bé đắp chăn

Nếu quyết định cho bé sử dụng chăn khi ngủ, bạn nên thực hiện một số bước sau để đảm bảo an toàn cho thiên thần nhỏ:

1. Sử dụng chăn mỏng

Con chỉ nên đắp một tấm chăn mỏng vì nếu vải quá dày sẽ khiến bé dễ bị mắc kẹt dẫn đến nghẹt thở. Hãy chọn những loại chăn được làm bằng bông và chỉ nên đắp chăn ngang ngực bé chứ đừng lên đến vai.

2. Hạn chế đắp chăn

Dù bác sĩ đã cho phép bé sử dụng chăn khi ngủ nhưng bạn vẫn nên hạn chế việc đắp chăn cho bé. Hành động này có thể khiến nhiệt độ cơ thể con tăng lên nhanh chóng và khiến không gian ngủ của bé bị bó hẹp. Cả 2 điều đó đều không tốt cho giấc ngủ của trẻ.

3. Sử dụng túi ngủ

Túi ngủ cho trẻ nhỏ cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời để thay thế chăn. Dụng cụ này này giống như một chiếc váy lớn che phủ toàn bộ cơ thể con và đảm bảo bé được quấn chăn nhưng vẫn có khoảng trống để di chuyển khi ngủ. Túi ngủ là sự lựa chọn hoàn hảo cũng như an toàn hơn những tấm chăn. Bên cạnh đó, đây cũng là cách tuyệt vời để giữ ấm cho con yêu.

Khi thời tiết lạnh, bạn thường có xu hướng đắp chăn cho bé lúc ngủ. Tuy nhiên, để tránh điều đó, hãy cho con mặc những bộ quần áo ấm, mang vớ hoặc áo len vừa vặn với cơ thể. Bạn cũng có thể để trẻ mặc một lớp quần áo cotton, sau đó mặc thêm cho con một bộ đồ ngủ khác.

5. Kiểm tra nhiệt độ phòng

Bạn có thể hạn chế sử dụng chăn bằng cách giữ nhiệt độ phòng của bé luôn ổn định. Trong phòng bé, lắp một chiếc máy điều hòa nếu cần và đặt xa cũi của con. Thời tiết bên ngoài có thể xâm nhập vào phòng bé qua cửa sổ hoặc cửa ra vào. Do đó, hãy đóng chúng lại cẩn thận. Ngoài ra, giữ nhiệt độ ở những nơi khác trong nhà cũng giống như trong phòng để khi ra ngoài bé không bị sốc nhiệt.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC CON > Sức khoẻ của trẻ >

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi vutungduong, 12/11/2011.

Tags:

1 2 3 4 Tiếp >

Nhiều bà mẹ chẳng thể an tâm ngủ ngon khi con liên tục đạp chăn, chân tay lạnh ngắt mà chẳng biết tự đắp lại cho mình.

Hầu như tất cả những ông bố, bà mẹ đều đã từng một lần trải qua cảm giác bật dậy giữa đêm và rồi giật mình hoảng hốt khi nhìn thấy con đã tung hết chăn ra khỏi mình, có bé năm co quắp, chân tay lạnh ngắt nhưng lại không tự biết đắp chăn cho bản thân. Giải quyết vấn đề giữ ấm cho trẻ trong đêm và tránh đạp chăn khi ngủ luôn là nỗi đau đầu của rất nhiều bà mẹ, nhất là vào những ngày gió mùa Đông Bắc tăng cường như thế này, chẳng ai yên tâm mà ngủ cho được.

Có bố mẹ biết con hay tung chăn, nên mặc thật nhiều quần áo cho bé, khiến bé không xoay được mình, bị nóng bức, mồ hôi cũng không thoát ra được, ngấm ngược trở lại cơ thể, gây viêm đường hô hấp.

Để khắc phục tình trạng này, xin mách chị em một số kinh nghiệm “xương máu” trị con ngủ hay đạp chăn của các bà mẹ đi trước:

- Dùng túi ngủ là phương pháp phổ biến của nhiều bà mẹ ở nước ngoài nhưng vẫn chưa quen thuộc lắm với nhiều chị em ở Việt Nam.

Túi ngủ thường được thiết kế dưới dạng một chiếc bao bố lớn, bằng vải dày, nỉ hoặc có chần bông mà trẻ chỉ có thể thò đầu hoặc một phần hai tay ra ngoài. Tuy nhiên, giá thành của túi ngủ hiện nay cũng khá đắt, dao động từ 300.000 – 1 triệu VNĐ/cái tuỳ độ dày mỏng và thiết kế.

- Tận dụng vỏ chăn có khoá kéo là cách làm mẹo của nhiều chị em. Khi bé ngủ, mẹ kéo vỏ chăn và đặt con ở bên trong. Khi ấy, vỏ chăn sẽ giống hệt một chiếc túi ngủ mà con chỉ có thể thò cổ ra ngoài. Ưu điểm là, vỏ chăn thì rộng rãi hơn nhiều so với chiếc túi ngủ nên bé tha hồ xoay người.

Tại sao bé không thích đắp chăn

- Mặc cho con đồ ngủ kiểu pyjama dày.

Khi bé đã lớn, hiếm cô nhóc cậu nhóc 2,3 tuổi não vẫn còn chịu nằm túi ngủ hay vỏ chăn. Lúc này, lựa chọn pijama ngủ cho con là giải pháp hợp lý. Khi lựa chọn đồ pijama cho con, mẹ nên lưu ý mẹo nhỏ chọn phần tay áo của đồ ngủ phải dài ra, che phủ hết bàn tay của bé. Để bé nằm lọt thỏm cả người, tay chân trong áo, nên đêm đến có muốn đạp cũng không ra nổi. Nếu có thể, nên chọn pijama loại liền bụng để giữ ấm luôn phần bụng cho bé.

- Để con không lạnh chân khi đi ngủ, mẹ nên lựa chọn quần liền tất bàn chân hoặc quần ống chun dài, như vậy khi con ngủ, chân của bé sẽ hoàn toàn nằm trong phần ống quần mà không lo bị tuột

- Một mẹo nhỏ hay được nhiều bà mẹ sử dụng, đó là đắp ngực con bằng một chiếc yếm mềm hay khăn mỏng rồi mới hoặc áo cotton cổ thấp thoải mái. Như vậy vừa giữ ấm ngực, tránh ho mà con không khó thở.

- Với chăn đắp cho con, đừng nên “ki bo” mà lựa chọn chăn nhỏ, cho con đặp một chiếc chăn mỏng nhưng rộng, đêm bé cuộn người vài lần chăn sẽ quấn vào người chứ không tuột ra.

- Nên cho bé gối đầu bằng khăn tắm to gấp lại, thấm mồ hôi.

- Đặt riêng cho bé nằm một bên, tránh nằm giữa bố mẹ.

- Đắp một khăn bông to lên bụng con và sau đó đắp một chăn mỏng là vừa. Khăn bông đắp lên bụng bé rất quan trọng. Dù bé có đạp chăn ra thì vẫn có khăn bông che bụng.

- Quan trọng nhất là phòng ngủ của bé phải ấm, không có gió lùa.

- Có thể xoay tư thế cho bé nằm nghiêng, tránh ra mồ hôi trộm ở lưng.

- Những hôm trời rét đậm, có thể mặc cho bé bộ quần áo bông mỏng mềm nhưng rộng rãi.

(Theo Khám phá)