Tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính

  • 1. CHÍNH Phần I  Giáo trình: Kiểm toán tài chính Trường ĐH. Kinh tế quốc dân - Năm 2014  Bài tập: Bài tập Kiểm toán tài chính Trường ĐH. Kinh tế quốc dân 1
  • 2. HỌC: Phần I: Tổng quan về kiểm toán tài chính Chương 1: Kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán Chương 3: Bằng chứng kiểm toán Chương 4: Đánh giá Kiểm soát nội bộ Chương 5: Xây dựng kế hoạch kiểm toán Chương 6: Thực hiện kế hoạch kiểm toán Chương 7: Kết thúc kiểm toán Chương 2: Mục tiêu kiểm toán tài chính 2
  • 3. TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG KIỂM TOÁN I. Đối tượng kiểm toán và mối quan hệ chủ thể - khách thể trong kiểm toán tài chính II. Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính III. Đặc điểm chung về trình tự kiểm toán tài chính IV. Khái quát đặc điểm của kiểm toán tài chính 3
  • 4. CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH  Khái niệm Kiểm toán tài chính: Kiểm toán tài chính (K’TTC) là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý có hiệu lực. 4
  • 5. của K’TTC: Các bảng khai tài chính  Báo cáo tài chính: là hệ thống được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị.  Các bảng khai tài chính khác 5
  • 6. phân đoạn đối tượng kiểm toán: Phân theo khoản mục Có 2 cách phân chia: Phân theo chu trình 6
  • 7. khoản mục: Là cách phân chia máy móc từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong bảng khai tài chính vào một phần hành. 7
  • 8. chu trình: - Là cách phân chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tố cấu thành của BCTC. - Các chu trình cơ bản của K’TTC: Vốn bằng tiền Bán hàng và thu tiền Huy động và hoàn trả vốn Mua hàng và thanh toán Tiền lương và nhân viên Hàng tồn kho 8
  • 9. toán trong mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán Kiểm toán nhà nƣớc Tiến hành kiểm toán BKTC đối với khách thể sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Kiểm toán nội bộ Tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính theo yêu cầu của người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị đối với các đơn vị thành viên. Kiểm toán độc lập Tiến hành kiểm toán bảng khai tài chính đối với hai nhóm khách thể (tự nguyện và bắt buộc). ??? Từ các nội dung trên có thể nhận thấy mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của kiểm toán tài chính là mối quan hệ nội kiểm hay ngoại kiểm? 9
  • 10. KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1. Đặc điểm chung của phƣơng pháp kiểm toán trong K’TTC - K’TTC sử dụng hệ thống phương pháp kiểm toán chung bao gồm kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ. Cụ thể, K’TTC triển khai các phương pháp cơ bản trên 2 hướng: tổng hợp hoặc chi tiết. Tuy nhiên, do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau, đối tượng cụ thể khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau nên trong K’TTC, cách thức kết hợp các phương pháp cơ bản trên cũng có những đặc thù. 10
  • 11. hệ với trình tự kế toán: ngược so với trình tự chung của chu trình kế toán. - Xét về đối tượng cụ thể: các bảng khai tài chính, những bảng tổng hợp này vừa chứa đựng những mối quan hệ kinh tế tổng quát vừa phản ánh từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn với những biểu hiện về kinh tế, pháp lý và được lập ra theo những trình tự pháp lý phù hợp với những chuẩn mực cụ thể. Do vậy, kiểm toán tài chính phải hình thành những thử nghiệm kiểm toán, trắc nghiệm kiểm toán kết hợp với các phương pháp kiểm toán cơ bản 11
  • 12. nghiệm trong kiểm toán tài chính Thử nghiệm tuân thủ Thử nghiệm cơ bản 12
  • 13. kết quả của KSNB khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực và để khẳng định sự tồn tại có hiệu lực này thì KTV cần khảo sát, thẩm tra và đánh giá KSNB. Khi thực hiện các thử nghiệm tuân thủ thì KTV chú ý các phương diện sau của KSNB:  Thử nghiệm tuân thủ: - Về mặt thiết kế - Tính hiện hữu - Tính liên tục 13
  • 14. tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên Bảng tổng hợp bằng cách kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định.  Theo nguyên lý chung, thử nghiệm tuân thủ chỉ được thực hiện khi KSNB tồn tại và được đánh giá là có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay trong trường hợp này, thử nghiệm cơ bản (với số lượng ít) vẫn cần được thực hiện. Trong trường hợp ngược lại, thử nghiệm cơ bản sẽ được thực hiện với số lượng tăng cường.  Thử nghiệm cơ bản: 14
  • 15. kiểm toán: - Khái niệm: Trắc nghiệm kiểm toán là cách thức hay trình tự xác định trong việc vận dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ vào việc xác minh các nghiệp vụ, các số dư tài khoản hoặc các khoản mục cấu thành bảng khai tài chính. Có 3 loại trắc nghiệm: - Trắc nghiệm công việc - Trắc nghiệm trực tiếp số dư - Trắc nghiệm phân tích Tuỳ theo yêu cầu và đối tượng cụ thể cần xác minh, các phép kết hợp giữa các phương pháp kiểm toán cơ bản cũng khác nhau cả về số lượng và trình tự kết hợp các loại trắc nghiệm. 15
  • 16. công việc (transaction test) - Khái niệm: Trắc nghiệm công việc là cách thức và trình tự rà soát các nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của HTKSNB mà trước hết là hệ thống kế toán. Trắc nghiệm công việc hướng tới hai mặt: + Thủ tục kế toán + Độ tin cậy của các thông tin kế toán. 16
  • 17. việc chia làm 2 loại: Trắc nghiệm đạt yêu cầu của công việc Trắc nghiệm độ vững chãi của công việc - Là trình tự rà soát các thủ tục kế toán hay thủ tục kiểm soát có liên quan đến đối tượng kiểm toán. - Là trình tự rà soát các thông tin về giá trị trong hành tự kế toán. 17
  • 18. trực tiếp số dư: Trắc nghiệm trực tiếp số dư là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậy của số dư cuối kỳ. 18
  • 19. phân tích: - Trắc nghiệm phân tích là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động các chỉ tiêu kinh tế qua việc kết hợp giữa kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu lôgíc giữa các trị số bằng tiền của các chỉ tiêu hay các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. - Trắc nghiệm phân tích được thực hiện trong cả 3 giai đoạn của quá trình kiểm toán: + Chuẩn bị kiểm toán + Thực hiện kiểm toán + Kết thúc kiểm toán 19
  • 20. TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN Theo nguyên lý chung, trình tự K’TTC gồm 3 giai đoạn: 1 Chuẩn bị kiểm toán 2 Thực hành kiểm toán 3 Kết thúc kiểm toán 20
  • 21. chuẩn bị kiểm toán: - Gửi thư chào hàng - Lập hợp đồng hoặc thư hẹn kiểm toán - Tìm hiểu về khách hàng (thu thập thông tin cơ sở) - Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát) - Lập kế hoạch kiểm toán - Chuẩn bị về nhân sự cho cuộc kiểm toán và các điều kiện vật chất khác phục vụ cho cuộc kiểm toán. 21
  • 22. thực hiện kiểm toán: Đây chính là quá trình sử dụng các trắc nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán, trình tự kết hợp các trắc nghiệm này phụ thuộc vào chất lượng của KSNB. Nếu KSNB được đánh giá là hoạt động có hiệu lực thì KTV hướng tới thử nghiệm tuân thủ và nếu KSNB hoạt động không có hiệu lực hoặc kém hiệu lực thì kiểm toán sử dụng chủ yếu là thử nghiệm cơ bản. 22
  • 23. kết thúc kiểm toán: Tổng hợp bằng chứng và đánh giá bằng chứng, xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập bảng khai tài chính. Trên cơ sở đó, đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. 23
  • 24. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH So sánh giữa Kiểm toán tài chính và Kiểm toán hoạt động  Khái niệm: - Kiểm toán tài chính: là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực. - Kiểm toán hoạt động: là quá trình đánh giá có hệ thống về tính kinh tế, tính hiệu năng, tính hiệu quả của các hoạt động trong một tổ chức và báo cáo kết quả đánh giá và kèm theo các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu quả và tính kinh tế của các hoạt động (nghiệp vụ) của đơn vị. 24
  • 25. Về chức năng: đều thực hiện chức năng chung của kiểm toán đó là chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến. - Về phương pháp: đều sử dụng phương pháp chung của kiểm toán đó là phương pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ. - Quy trình thực hiện: đều được thực hiện thông qua ba giai đoạn: Chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán, kết thúc kiểm toán. - Chủ thể kiểm toán: đều có thể được thực hiện bởi các kiểm toán viên chuyên nghiệp và các kiểm toán viên không chuyên nghiệp. 25
  • 26. trình tự kế toán Ngược với trình tự kế toán Trình tự KT Thường dựa vào chế độ, nội quy, quy trình kế toán và quản lý Chủ yếu dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Cơ sở tiến hành KTV nội bộ KTV độc lập và KTV nhà nước Chủ thể chủ yếu Các nghiệp vụ cụ thể (tài chính hoặc phi tài chính). Các bảng khai tài chính Đối tượng Xác minh các nghiệp vụ cụ thể, xem xét tính kinh tế, hiệu quả, hiệu năng => thường hướng về tương lai Xác minh tính trung thực và tính quy tắc của việc áp dụng chế độ, thể lệ => hướng về quá khứ Mục đích Kiểm toán hoạt động Kiểm toán tài chính Tiêu thức 26
  • 27. cân đối cụ thể, đối chiếu trực tiếp và không có đối chiếu lôgíc. Thường sử dụng cân đối tổng quát, đối chiếu lôgic, điều tra... Phương pháp áp dụng Được tiến hành theo các phần hành kiểm toán như kiểm toán nghiệp vụ về quỹ, kiểm toán nghiệp vụ về thanh toán.... Được tiến hành theo các khoản mục trên báo cáo tài chính hoặc theo các chu trình Cách thức tiến hành kiểm toán Thường phục vụ quản trị nội bộ của đơn vị Báo cáo K’TTC thường phục vụ cho những đối tượng quan tâm ở bên ngoài đơn vị Đối tượng phục vụ Giá trị pháp lý không cao bằng. Có giá trị pháp lý cao. Giá trị pháp lý Kiểm toán hoạt động Kiểm toán tài chính Tiêu thức Khác nhau (tiếp) 27
  • 28. CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH I. Xác nhận (giải trình) của nhà quản lý (giám đốc) II. Hệ thống mục tiêu của kiểm toán tài chính 28
  • 29. (GIẢI TRÌNH) CỦA NHÀ QUẢN LÝ (GIÁM ĐỐC) 1. Khái niệm: Xác nhận (giải trình) của nhà quản lý là những cam kết về pháp lý trách nhiệm của những nhà quản lý, ban giám đốc trong việc trình bày trung thực và hợp lý các thông tin tài chính cần được kiểm toán. 29
  • 30. 3 loại cam kết chính sau: - Loại 1: Những cam kết chung - Loại 2: Những cam kết về từng mặt, từng yếu tố cấu thành sự trung thực và hợp lý - Loại 3: Những cam kết (giải trình) về mối quan hệ của nhà quản lý với kiểm toán viên 30
  • 31. Những cam kết chung, gồm: - Cam kết về tính độc lập, khách quan và trung thực của những nhà quản lý cấp cao và những người có liên quan trực tiếp đến việc hình thành các thông tin tài chính. - Cam kết về tính hiệu lực của KSNB và Hệ thống kế toán. 31
  • 32. Những cam kết về từng mặt, từng yếu tố cấu thành sự trung thực và hợp lý Nhà quản lý cam kết về các cơ sở dẫn liệu sau: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Các cơ sở dẫn liệu đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán Các cơ sở dẫn liệu đối với số dư tài khoản vào cuối kỳ Các cơ sở dẫn liệu đối với các trình bày và thuyết minh 32
  • 33. hữu: các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận đã xảy ra và liên quan đến đơn vị; o Tính đầy đủ: tất cả các giao dịch và sự kiện cần ghi nhận đã được ghi nhận; o Tính chính xác: số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch và sự kiện đã ghi nhận được phản ánh một cách phù hợp; o Đúng kỳ: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế toán; o Phân loại: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào đúng tài khoản.  Nhóm 1: Các cơ sở dẫn liệu đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán: 33
  • 34. Các cơ sở dẫn liệu đối với số dư tài khoản vào cuối kỳ o Tính hiện hữu: tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu thực sự tồn tại; o Quyền và nghĩa vụ: đơn vị nắm giữ các quyền liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của đơn vị và đơn vị có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả; o Tính đầy đủ: tất cả các tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cần ghi nhận đã được ghi nhận đầy đủ; o Đánh giá và phân bổ: tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiện trên báo cáo tài chính theo giá trị phù hợp và những điều chỉnh liên quan đến đánh giá hoặc phân bổ đã được ghi nhận phù hợp. 34
  • 35. Các cơ sở dẫn liệu đối với các trình bày và thuyết minh o Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ: các sự kiện, giao dịch và các vấn đề khác được thuyết minh thực sự đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị; o Tính đầy đủ: tất cả các thuyết minh cần trình bày trên báo cáo tài chính đã được trình bày; o Phân loại và tính dễ hiểu: các thông tin tài chính được trình bày, diễn giải và thuyết minh hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu; o Tính chính xác và đánh giá: thông tin tài chính và thông tin khác được trình bày hợp lý và theo giá trị phù hợp. 35
  • 36. Những cam kết (giải trình) về mối quan hệ của nhà quản lý với kiểm toán viên Có thể bao gồm các vấn đề về tính độc lập, khách quan, cách thức làm việc và phối hợp giữa ban giám đốc, bộ phận kiểm toán nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài. 36
  • 37. của cam kết Cam kết của nhà quản lý có hình thức đa dạng và có ý nghĩa khác nhau phục vụ cho việc ra kết luận kiểm toán, gồm các hình thức: - Bản giải trình của giám đốc - Thư của kiểm toán viên soạn thảo, liệt kê tất cả những gì mà Ban giám đốc đã giải trình và được giám đốc xác định là đúng - Biên bản họp của HĐQT đã được giám đốc ký duyệt. 37
  • 38. sử dụng xác nhận (giải trình) KTV phải thu thập xác nhận (giải trình) của ban giám đốc và lưu giữ vào hồ sơ kiểm toán để làm bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên, xác nhận (giải trình) này không thể thay thế cho một số loại bằng chứng kiểm toán khác. Trường hợp nhà quản lý từ chối cung cấp giải trình làm hạn chế kiểm toán thì KTV phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối. 38
  • 39. KIỂM TOÁN Mục tiêu kiểm toán tổng quát Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đặc thù 39
  • 40. kiểm toán tổng quát Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không. + Trung thực + Hợp lý + Hợp pháp 40
  • 41. kiểm toán chung 3 nhóm mục tiêu: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Các mục tiêu kiểm toán liên quan đến các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán Các mục tiêu kiểm toán liên quan đến số dư tài khoản vào cuối kỳ Các mục tiêu kiểm toán liên quan đến các trình bày và thuyết minh 41
  • 42. hữu o Tính đầy đủ o Tính chính xác o Đúng kỳ o Phân loại  Nhóm 1: Các mục tiêu kiểm toán liên quan đến các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán: 42
  • 43. Các mục tiêu kiểm toán liên quan đến số dư tài khoản vào cuối kỳ o Tính hiện hữu; o Quyền và nghĩa vụ; o Tính đầy đủ; o Đánh giá và phân bổ. 43
  • 44. Các mục tiêu kiểm toán liên quan đến các trình bày và thuyết minh o Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ; o Tính đầy đủ; o Phân loại và tính dễ hiểu; o Tính chính xác và đánh giá. 44
  • 45. kiểm toán đặc thù - Mục tiêu kiểm toán chung được cụ thể hoá vào từng khoản mục, từng phần hành cụ thể, từng chu trình gọi là mục tiêu kiểm toán đặc thù. - Mục tiêu kiểm toán đặc thù được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của từng khoản mục hay từng phần hành cùng cách phản ánh, theo dõi chúng trong hệ thống kế toán cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung. 45
  • 46. KIỂM TOÁN I. Khái quát về bằng chứng kiểm toán II. Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán III. Hồ sơ kiểm toán 46
  • 47. VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN (audit evidence) 1. Khái niệm: Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500, bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin mà các KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình. 47
  • 48. bằng chứng kiểm toán: - Phân loại theo nguồn gốc thu thập bằng chứng: + Bằng chứng do KTV tự khai thác và đánh giá thông qua kiểm kê, quan sát và tính toán lại. + Bằng chứng do doanh nghiệp cung cấp. + Bằng chứng do bên thứ 3 độc lập cung cấp. - Phân loại theo dạng của bằng chứng kiểm toán: + Bằng chứng kiểm toán vật chất + Bằng chứng bằng miệng 48
  • 49. của bằng chứng kiểm toán: Tính hiệu lực (tính thích hợp) Có 2 yêu cầu: Tính đầy đủ 49
  • 50. lực (tính thích hợp): Là khái niệm chỉ chất lượng hoặc độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Loại bằng chứng + Nguồn gốc thu thập bằng chứng + Chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ + Sự kết hợp của các bằng chứng. 50
  • 51. đủ: Là khái niệm dùng để chỉ số lượng cần thiết của bằng chứng kiểm toán cho kết luận kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào những yếu tố sau: + Tính hiệu lực của bằng chứng + Tính trọng yếu + Mức độ rủi ro + Loại kết luận kiểm toán 51
  • 52. PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN Kiểm tra vật chất (kiểm kê) Kỹ thuật lấy xác nhận Kỹ thuật xác minh tài liệu Kỹ thuật quan sát Kỹ thuật phỏng vấn Kỹ thuật tính toán Kỹ thuật phân tích 52
  • 53. vật chất (kiểm kê) * Khái niệm: Là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của doanh nghiệp. Kiểm tra vật chất do vậy thường áp dụng đối với tài sản có dạng vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, giấy tờ thanh toán có giá trị. 53
  • 54. tiến hành kiểm kê: - Chuẩn bị kiểm kê: chuẩn bị các tiền đề vật chất và nhân sự cho cuộc kiểm kê. - Thực hiện kiểm kê: Thực hiện các kỹ thuật trong kiểm kê như: cân, đong, đo, đếm, ghi chép vào các bảng kê, sổ mã cân, sổ mã đo. - Kết thúc kiểm kê: đưa ra kết luận kiểm kê, lập biên bản kiểm kê, trong biên bản kiểm kê đưa ra kiến nghị xử lý chênh lệch. 54
  • 55. lấy xác nhận * Khái niệm: Là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác định tính chính xác của thông tin mà KTV còn nghi vấn. * Các yêu cầu khi thực hiện lấy xác nhận: - Thông tin cần phải được xác nhận theo yêu cầu của KTV. - Sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản. - Sự độc lập của người xác nhận thông tin. - KTV phải kiểm soát được toàn bộ quá trình thu thập thư xác nhận. 55
  • 56. xác nhận: - Phân loại theo hình thức của Thư xác nhận: + Xác nhận khẳng định (positive confirmation) Là hình thức KTV yêu cầu người xác nhận gửi thư phản hồi cho tất cả các trường hợp (dù đúng hay sai). + Xác nhận phủ định (negative confirmation) Là hình thức KTV yêu cầu người xác nhận gửi thư phản hồi khi có sự sai khác về thông tin. - Theo đối tượng gửi xác nhận: + Xác nhận ngân hàng + Xác nhận phải thu + Xác nhận phải trả + Xác nhận khác: xác nhận người cho vay, công ty bảo hiểm… 56
  • 57. xác minh tài liệu * Khái niệm: Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ, sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị. 57
  • 58. thực hiện: - Từ một kết luận có trước, KTV thu thập tài liệu làm cơ sở cho kết luận cần được khẳng định. - Kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi vào sổ sách. Quá trình này thường được tiến hành theo 2 hướng: + Từ chứng từ gốc lên sổ sách + Từ sổ sách kiểm tra ngược về chứng từ gốc 58
  • 59. Khái niệm: Là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động trong đơn vị được kiểm toán. * Trường hợp áp dụng: Kỹ thuật này thường được áp dụng cho những đối tượng có quy trình cụ thể. Ví dụ: quan sát các hoạt động kiểm soát, quan sát về quy trình công nghệ… 59
  • 60. Khái niệm: Là quá trình KTV thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc thẩm vấn những người hiểu biến về vấn đề KTV quan tâm. 60
  • 61. phỏng vấn: - Giai đoạn 1: Lập kế hoạch phỏng vấn KTV phải xác định được mục đích, nội dung, đối tượng cần phỏng vấn, thời gian và địa điểm phỏng vấn. - Giai đoạn 2: Thực hiện phỏng vấn KTV có thể sử dụng 2 loại câu hỏi để phỏng vấn: + Câu hỏi “đóng” + Câu hỏi “mở” - Giai đoạn 3: Kết thúc phỏng vấn KTV cần đưa ra kết luận trên cơ sở thông tin đã thu thập đồng thời cũng phải đánh giá đến tính khách quan và sự hiểu biết của người được phỏng vấn. 61
  • 62. tính toán * Khái niệm: Là quá trình KTV kiểm tra tính chính xác về mặt số học của việc tính toán và ghi sổ. * Nội dung: Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần tuý về mặt số học mà không chú ý đến sự phù hợp của phương pháp tính hay nội dung tính. - Kiểm tra tính chính xác của các phép tính số học - Kiểm tra tính chính xác của ghi sổ 62
  • 63. phân tích * Khái niệm: Phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản. Các mối quan hệ này bao gồm mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau hoặc mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với thông tin phi tài chính. - Dự toán: Là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị các chỉ tiêu, tỷ suất hoặc xu hướng… - So sánh: là việc đối chiếu số dự toán với số liệu trên báo cáo - Đánh giá: Phân tích vầ kết luận về các chênh lệch khi so sánh. * Nội dung: gồm 3 nội dung 63
  • 64. tính hợp lý 2 • Phân tích xu hướng 3 • Phân tích tỷ suất Các loại phân tích 64
  • 65. những so sánh cơ bản nhằm rút ra những biến động lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN để đánh giá tính hợp lý của các số liệu như: + so sánh giữa số liệu thực tế với kế hoạch + so sánh giữa chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành + so sánh giữa số liệu thực tế với số dự kiến của kiểm toán viên Kiểm tra tính hợp lý: 65
  • 66. tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản, nghiệp vụ. Phân tích xu hƣớng: 66
  • 67. so sánh các số dư tài khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ thông qua các tỷ suất tài chính. Các tỷ suất sử dụng trong phân tích tỷ suất chủ yếu bao gồm: Phân tích tỷ suất 67
  • 68. sử dụng kỹ thuật phân tích cần quan tâm đến những vấn đề sau: - Chọn mô hình phân tích phù hợp - Đưa ra mô hình để đự đoán những số liệu tài chính hoặc những xu hướng hay những tỷ số về số liệu tài chính và số liệu hoạt động. - Dự đoán và so sánh dự đoán của kiểm toán viên với số liệu của đơn vị được kiểm toán - Sử dụng đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán. 68
  • 69. KIỂM TOÁN 1. Khái niệm: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230, hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong cuộc kiểm toán. 69
  • 70. kiểm toán là căn cứ lập kế hoạch kiểm toán - Hồ sơ kiểm toán là căn cứ pháp lý để chứng minh cuộc kiểm toán được tiến hành theo chuẩn mực. - Hồ sơ kiểm toán là căn cứ để KTV lấy dữ kiện lập Báo cáo kiểm toán. - Hồ sơ kiểm toán là căn cứ để các giám sát viên và chủ phần hùn (giám đốc) công ty kiểm toán kiểm tra quá trình thực hiện kiểm toán. 2. Ý nghĩa của hồ sơ kiểm toán 70
  • 71. hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán chung Hồ sơ kiểm toán năm 71
  • 72. toán chung: Là hồ sơ kiểm toán chứa các thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiền năm tài chính. 72
  • 73. kiểm toán chứa đựng các thông tin về khách hàng chỉ liên quan đến cuộc kiểm toán một năm tài chính. Hồ sơ kiểm toán năm: 73
  • 74. KIỂM SOÁT NỘI BỘ I. Bản chất của kiểm soát nội bộ II. Đánh giá kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính 74
  • 75. CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1. Khái niệm: Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 (ISA 315), kiểm soát nội bộ được hiểu là quá trình do Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế và thực hiện nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hướng tới các mục tiêu: - Độ tin cậy của lập báo cáo tài chính - Tính hiệu quả và hiệu năng của hoạt động trong đơn vị - Tuân thủ luật lệ và quy định 75
  • 76. tiềm tàng của kiểm soát nội bộ: - KSNB phụ thuộc vào tính chính trực của nhân viên và người giám sát - Tồn tại sai phạm do khối lượng công việc kiểm soát quá nhiều hoặc do có sự thông đồng giữa người thực hiện và người kiểm soát - Các nhà quản lý có thể không quan tâm đến kiểm soát vì đã có người giám sát KSNB - Các thủ tục kiểm soát này thường tác động đến những nghiệp vụ xảy ra thường xuyên mà ít có tác động với những nghiệp vụ bất thường. - Hoạt động kiểm soát thường được đặt trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đem lại - BCTC vẫn có thể tồn tại sai phạm do các nhà quản lý có thực hiện các ước tính kế toán - Các chính sách và thủ tục kiểm soát có thể bị lạc hậu theo thời gian 76
  • 77. kiểm soát nội bộ - Rủi ro được phát hiện và giảm xuống - Đưa ra quyết định quản lý đúng đắn và quy trình kinh doanh có hiệu quả - Các nghiệp vụ đều được phê chuẩn - Luật, quy định và quy tắc được tuân thủ - Các nghiệp vụ được ghi chép kịp thời, đúng số tiền, đúng tài khoản và đúng kỳ kế toán - Quyền sử dụng tài sản được phê chuẩn bởi Ban quản lý - Đảm bảo việc đối chiếu thường xuyên giữa hồ sơ về trách nhiệm tài sản với tài sản hiện có. 77
  • 78. kiểm soát - Quy trình đánh giá rủi ro - Hệ thống thông tin - Các hoạt động kiểm soát - Giám sát 3. Các thành phần của kiểm soát nội bộ 78
  • 79. kiểm soát Môi trường kiểm soát bao gồm thái độ, nhận thức và hoạt động của Ban quản lý về kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ. 79
  • 80. soát bao gồm: - Truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và các giá trị đạo đức - Cam kết về năng lực - Sự tham gia của Ban quản trị - Triết lý và phong cách điều hành hoạt động của nhà quản lý - Cơ cấu tổ chức - Phân công quyền hạn và trách nhiệm - Chính sách, thông lệ và nhân sự 80
  • 81. đánh giá rủi ro Quy trình đánh giá rủi ro là quy trình nhận diện và đối phó với rủi ro kinh doanh của đơn vị. Theo ISA 315, KTV phải tìm hiểu liệu đơn vị có một quy trình để: - Xác định rủi ro kinh doanh liên quan đến mục tiêu lập và trình bày BCTC; - Ước tính mức độ của rủi ro - Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro - Quyết định các hành động thích hợp đối với các rủi ro đó. 81
  • 82. thông tin Hệ thống thông tin bao gồm: hệ thống kế toán và hệ thống thông tin phi kế toán. 82
  • 83. thông tin hiệu quả cần phải: - Nhận diện và ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế. - Giải quyết các nghiệp vụ đã bị xử lý sai - Xử lý và giải thích hệ thống có thể bỏ qua các kiểm soát - Chuyển thông tin từ các hệ thống xử lý nghiệp vụ sang sổ cái - Có được thông tin phù hợp đến lập BCTC cho các sự kiện và các điều kiện ngoài các nghiệp vụ phát sinh - Trình bày các nghiệp vụ và các trình bày có liên quan một cách hợp lý trên BCTC. 83
  • 84. động kiểm soát Các hoạt động kiểm soát bao gồm cả các chính sách và thủ tục do Ban quản lý thiết lập để đảm bảo rằng các hướng dẫn được thực hiện. Các hoạt động kiểm soát liên quan đến: - Soát xét thực hiện - Kiểm soát xử lý thông tin - Kiểm soát vật chất - Phân tách nhiệm vụ 84
  • 85. sát các kiểm soát là quá trình được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả trong việc thực hiện kiểm soát nội bộ. Giám sát liên quan đến: - Đánh giá thiết kế - Vận hành kiểm soát - Sửa chữa các hoạt động 85
  • 86. gồm: - Các hoạt động giám sát, đánh giá riêng biệt - Thông tin phản hồi từ bên ngoài (ví dụ: khách hàng) - Hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ 86
  • 87. KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Đánh giá rủi ro kiểm soát Thu thập hiểu biết về KSNB Bước 1 Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát Bước 2 Bước 3 87
  • 88. Thu thập hiểu biết về KSNB (Obtain and document understanding of internal control design and operation)  Ý nghĩa của việc thu thập hiểu biết về KSNB: - Nhận diện các loại sai sót tiềm tàng và các nhân tố góp phần gây ra các sai sót tiềm tàng - Hiểu biết về hệ thống kế toán thích đáng để xác định dữ liệu sẽ sử dụng trong các thử nghiệm kiểm toán - Xác định phương pháp kiểm toán hiệu quả 88
  • 89. thu thập hiểu biết về KSNB: - Hiểu biết về môi trường kiểm soát - Hiểu biết về quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị - Hiểu biết về hệ thống thông tin - Hiểu biết về các hoạt động kiểm soát - Hiểu biết về giám sát 89
  • 90. về môi trường kiểm soát - KTV cần đạt được sự hiểu biết về môi trường kiểm soát đủ để đánh giá tính hữu hiệu của KSNB. - Phương pháp và thủ tục kiểm toán được thực hiện để đạt được sự hiểu biết về môi trường kiểm soát: + Thẩm vấn nhân viên quản lý chủ chốt + Kiểm tra tài liệu của đơn vị + Quan sát các hoạt động của đơn vị - Môi trường kiểm soát không ngăn ngừa, phát hiện hoặc sửa chữa các sai sót trọng yếu nhưng nó có ảnh hưởng đến việc đánh giá của KTV về các hoạt động kiểm soát khác và cũng ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro. 90
  • 91. về quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị - KTV cần xác định xem Ban quản lý có thực hiện: + Nhận diện rủi ro kinh doanh như thế nào; + Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro + Các hoạt động quản lý rủi ro. - KTV cần thẩm vấn Ban quản lý về các rủi ro kinh doanh mà Ban quản lý đã nhận diện và khả năng xảy ra các sai sót trọng yếu. - Nếu trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu mà Ban quản lý không nhận ra, KTV cần xem xét nguyên nhân vì sao Ban quản lý không nhận diện được (chủ quan hay khách quan). - Nếu Ban quản lý chưa có quy trình đánh giá rủi ro hoặc có quy trình nhưng chưa được chuẩn hóa => KTV cần đánh giá tính nghiêm trọng của khiếm khuyến này trong kiểm soát nội bộ của đơn vị. 91
  • 92. về hệ thống thông tin KTV cần tìm hiểu về hệ thống thông tin để hiểu về: - Các loại nghiệp vụ quan trọng - Khởi đầu của nghiệp vụ - Hồ sơ, chứng từ và tài khoản sử dụng để xử lý và ghi chép các nghiệp vụ - Hệ thống kế toán xử lý các sự kiện, điều kiện và nghiệp vụ quan trọng - Quy trình lập BCTC - Kiểm soát các bút toán ghi sổ 92
  • 93. toán để tìm hiểu về hệ thống thông tin: - Thẩm vấn Ban quản lý và nhân viên; - Kiểm tra hồ sơ tài liệu, chứng từ và báo cáo; - Đọc tài liệu mô tả về hệ thống thông tin; - Sử dụng tài liệu như sơ đồ TK hoặc tài liệu hướng dẫn các thủ tục; - Quan sát các hoạt động của đơn vị; - Dựa vào kinh nghiệm trước đây với khách hàng; - Soát xét giấy tờ làm việc của năm trước. 93
  • 94. về các hoạt động kiểm soát KTV cần tìm hiểu về các hoạt động kiểm soát của đơn vị để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Các kỹ thuật kiểm toán thường áp dụng: - Thẩm vấn nhân viên của công ty khách hàng - Kiểm tra tài liệu - Quan sát xử lý các nghiệp vụ và quản lý tài sản 94
  • 95. về giám sát KTV cần tìm hiểu về: - Các hoạt động cơ bản mà đơn vị sử dụng để giám sát KSNB - Thiết kế các hành động sửa chữa các hoạt động kiểm soát. - Bộ phận kiểm toán nội bộ 95
  • 96. hiểu biết về KSNB o Sử dụng bảng câu hỏi về KSNB và các bản liệt kê (Internal control questionnaires and checklists) o Sử dụng Bản tường thuật (narrative memoranda) o Lưu đồ (flowcharts) Có thể sử dụng 3 cách: 96
  • 97. bảng câu hỏi về KSNB và Bản liệt kê: Bảng câu hỏi này được xây dựng theo các mục tiêu chi tiết của KSNB, có thể sử dụng câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Tuy nhiên, thường sử dụng câu hỏi đóng và những câu trả lời “không” sẽ cho biết nhược điểm của KSNB. 97 Tải bản FULL (212 trang): https://bit.ly/3qAMIes Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 98. Bản tường thuật: Là sự mô tả bằng lời về cơ cấu KSNB của khách hàng. Bản tường thuật sẽ cung cấp thêm sự phân tích về KSNB và sẽ giúp KTV hiểu biết đầy đủ hơn về KSNB. 98 Tải bản FULL (212 trang): https://bit.ly/3qAMIes Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 99. gồm lưu đồ ngang và lưu đồ dọc mô tả các quá trình kiểm soát áp dụng qua các chứng từ, tài liệu kế toán cùng quy trình vận động và luân chuyển chúng thông qua các ký hiệu và biểu đồ. 99
  • 100. Đánh giá rủi ro kiểm soát (Assess control risk) - Sau khi có được sự hiểu biết về các thành phần của KSNB, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát cho các cơ sở dẫn liệu liên quan đến số dư tài khoản, loại nghiệp vụ và trình bày trên BCTC. KTV cần đánh giá rủi ro kiểm soát theo các mức: cao, trung bình, thấp. 100 4100484