Tác hại của việc học vẹt, học tủ

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là mùa xuân của xã hội. Chúng ta – thế hệ trẻ cần phải xác định cho mình một con đường học tập đúng đắn. Đó là học để biết, học để làm, học để hội nhập và khẳng định bản thân. Vậy mà, trong một bộ phận học sinh chúng ta hiện nay vẫn tồn tại tình trạng học tủ, học vẹt.

Show

II. Thân bài:

Khái quát:

Cách “học tủ”, “học vẹt” trong một bộ phận học sinh hiện nay đã và đang là một vấn đề băn khoăn, khó khắc phục trong ngành giáo dục. Đó là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy chúng ta hiểu thế nào là “học tủ”, “học vẹt”?

Giải thích:

“Học tủ” là cách học chọn lọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để làm bài kiểm tra, làm bài thi. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. “Học vẹt” là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.

Nguyên nhân:

Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều có cùng một nguyên nhân. Trước hết phải kể đến những nguyên nhân khác quan từ xã hội. Do mặt trái trong tiến trình phát triển của xã hội, định hướng giáo dục của nước ta còn chưa thực sự phù hợp. Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang, nên gây áp lực, khiến con em mình luôn phải “oằn” mình gánh lấy ước mơ lớn lao của cha mẹ.Mặt khác, do chương trình học của bộ giáo dục đề ra nặng về kiến thức, khô khan, cứng nhắc khiến một bộ phận học sinh chán học, học chống đối bằng cách duy nhất là “học tủ” và “học vẹt”.Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận nguyên nhân một phần cũng một phần xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh. Nhiều học sinh ngay từ đầu đã không có mục đích, động cơ học tập rõ ràng dẫn đến lười học, học chưa đúng phương pháp. Đồng thời cũng do một phần là chưa có ý thức tự giác trong học tập, học chống đối, thụ động.

Tác hại:

Hai cách học trên là cách học mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức để tích lũy và nâng cao hiểu biết. Vì là học vẹt, học mà không tư duy cho nên không hiểu, không nắm chắc kiến thức dẫn đến không biết vận dụng vào thực tế, vào thực hành. Việc học như thế dẫn đến tốn thời gian, vô bổ. Vì là học tủ, cho nên không nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ, toàn diện, phụ thuộc vào sự may mắn, nếu lệch tủ sẽ không đạt được kết quả như mong muốn, phụ công ơn thầy cô, tốn tiền bạc của bố mẹ. Đồng thời, cũng tạo ra một thói quen xấu, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của việc học, và trở thành những con người không trung thực. Việc “học tủ”, “học vẹt” không chỉ nguy hại cho bản thân mỗi học sinh mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử hỏi xem, một đất nước toàn bộ học sinh chỉ biết gian dối, học chống đối, không có kiến thức thực chất, thì phát triển ra sao? Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước.

Ý kiến đánh giá, bình luận:

“Học tủ, học vẹt” là cách học rất nguy hại, cần phải bài trừ và loại bỏ. Nếu không thay đổi phương phát học tập thì dù có đỗ đạt, có bằng cấp thì đầu óc vẫn rỗng tuếch, dẫn đến công việc không hiệu quả. Học sinh chúng ta cần phải thay đổi cách học tập để lấp đầy tri thức, để hoàn thiện phẩm chất con người chứ không phải vì tấm bằng. Hãy học một cách tự giác, học đi đôi với hành, học đến đâu chắc đến đó. Chỉ có như vậy chúng ta mới tránh được cách học tủ, học vẹt.

III. Kết bài:

Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việc làm của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh “học vẹt”, “học tủ” nữa. Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bước vào đời góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

  bởi Phạm Phương

Tác hại của việc học vẹt, học tủ
12/11/2018

Like (1) Báo cáo sai phạm

  • Tác hại của việc học vẹt, học tủ

    Học tập là công việc gian truân mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua trong đời. Lúc nhỏ thì ta học đi, học nói, khi lớn hơn, nhận thức đã phát triển, ta lại tiếp tục chinh phục biển tri thức của nhân loại. Muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta phải tìm cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt

    Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả. Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay. Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra.

    Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao. Các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt. Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.

    Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh. Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước.

    Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức. Trước hết là cần có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn. Với mỗi người khác nhau sẽ tự tạo cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Có phương pháp học từ sớm thì việc học cũng sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt. Nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực.

    Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.
    Hải Yến - vforum.vn

    BÀI VĂN MẪU 2: Nghị luận xã hội về học tủ học vẹt
    Cuộc đời học sinh, mỗi người đều sẽ có cách học tập khác nhau. Có người chăm chỉ, người lười nhác, nhưng tựu chung ai cũng mong muốn có một kết quả học tập tốt đẹp nhất. Vậy nên họ sẽ tìm ra cho mình những phương pháp học tập hiệu quả. Nhưng bên cạnh nhưng cách học đúng đắn thì cũng có người lựa chọn học tủ học vẹt để đối phó. Đây đều là những cách học mang lại kết quả không tốt, khiến cho kiến thức bị thiếu sót trầm trọng.

    Học vẹt và học tủ là gì? Và tại sao học như vậy lại không tốt, không đúng? Trước tiên, học vẹt là học một cách chống đối, không hiểu rõ bản chất, học thuộc bị động như một cái máy. Chỉ thể hiện ra là một người chăm chỉ tiếp thu kiến thức nhưng bản chất là không hiểu gì, kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không. Nếu không có kiến thức, không hiểu bản chất của vấn đề sẽ rất nguy hiểm, sẽ khiến chúng ta không thể vận dụng những gì đã học vào thực tế.

    Học tủ thì lại khác với học vẹt. Học tủ là học vì điểm số, cũng mang tính đối phó. Những người học tủ lúc nào cũng chỉ mong được gặp may mắn, khi đi thi, kiểm tra sẽ gặp trúng bài mình đã học. Người học tủ đa phần sẽ không đủ khả năng, kiến thức làm bài, bởi họ không học tập nghiêm túc, đầy đủ mà chỉ học những phần họ cho là sẽ gặp phải trong bài thi. Dẫn đến nhiều trường hợp thi không đúng tủ, đạt kết quả yếu kém.

    Học vẹt và học tủ đều là những phương pháp học không tốt đối với học sinh. Học theo hai cách này lâu dào sẽ khiến học sinh trở nên lười nhác, học chỉ mang tính chất đối phó, không chịu khó tiếp thu thực tế. Dần dần, những người học như vậy sẽ không có kiến thức, không thể trở thành những người có khả năng, kiến thức vững vàng cho tương lai.

    Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng học tủ học vẹt như vậy? Có thể thấy, xoay quanh vấn đề này đầu tiên có lẽ do thực trạng giáo dục hiện nay. Những bài giảng khô khan, những kỳ thi đầy áp lực. Giáo viên chỉ chủ yếu truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản, không áp dụng thực tế. Việc giảng dạy như vậy khiến học sinh thấy nhàm chán, sinh tâm lý không muốn học. Ngoài ra, ý thức học tập của chính học sinh cũng là vấn đề quan trọng. Học chưa ý thức được việc nỗ lực học tập lấy kiến thức cho mình, phục vụ tương lai mà chỉ có học đối phó với điểm số. Việc học dường như không phải cho chính bản thân mà là việc của người khác. Quả thực đây là một thực trạng đáng buồn trong giới trẻ hiện nay. Gia đình, nhà trường cần phải có trách nhiệm nhắc nhở, dạy bảo các em để có tư tương đúng đắn.

    Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Gia đình nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để loại trừ kiểu học tiêu cực này, phụ huynh phải có những định hướng cụ thể trong việc học của con cái. Nhà trường, gia đình cần có những giải pháp giảm học tập cho họ sinh, tăng cường thư thái. Học sinh cần tự giác, xây dựng động cơ học tập, phương pháp học rõ ràng.

    Có thể thấy học tủ học vẹt mang lại rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng cho học sinh nói riêng và cho đất nước tương lai nói chung. Vì vậy mỗi chúng ta cần có thái độ lên án phê phán phương pháp học tập tiêu cực này để xây dưng một tương lai tươi sáng, một xã hội công bằng, một đất nước hùng cường.

      bởi Lê Trần Khả Hân

    Tác hại của việc học vẹt, học tủ
    20/06/2019

    Like (0) Báo cáo sai phạm

  • Tác hại của việc học vẹt, học tủ

    1. MỞ BÀI
    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: học tủ, học vẹt

    2. THÂN BÀI
    Giải thích:
    Học tủ: học một phần, một bài nào đấy thật kĩ
    Học vẹt: học thuộc lòng như con vẹt nhưng không hiểu bản chất

    Nguyên nhân:
    Do học sinh lười học ham chơi, không có kế hoạch ôn tập
    Chưa có ý thức học, học thụ động
    Chương trình học còn nặng nề
    Áp lực từ thầy cô, cha mẹ

    Tác hại:
    Không nắm vững kiến thức, không biết áp dụng vào thực tế
    Tốn thời gian, công sức mà không có kết quả
    Kết quả học tập giảm sút
    Ảnh hưởng đến nền giáo dục của cả quốc gia và xã hội

    Phương hướng
    Có kế hoạch học tập cụ thể, học chủ động
    Tìm cho bản thân phương pháp học đúng đắn
    Thầy cô, gia đình không nên đặt áp lực quá nặng nề lên học sinh

    3. KẾT BÀI
    Mỗi học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt

      bởi Najoon Jeon

    Tác hại của việc học vẹt, học tủ
    20/06/2019

    Like (1) Báo cáo sai phạm

  • Tác hại của việc học vẹt, học tủ

    Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói học phải đi đôi với hành. Điều đó đồng nghĩa với việc cách học phải thực sự hiệu quả, nâng cao khả năng nhận thức và tự giác. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng học tủ học vẹt ngày càng lan rộng trong nhà trường và trở thành một vấn nạn phức tạp trong học hành.

    Học vẹt là lối học đọc ra rả như cuốc kêu, lặp đi lặp lại nguyên si những bài học có sẵn trong sách vở hoặc do thầy cô cung cấp mà không hiểu mình đang học gì, không nắm được bản chất của vấn đề trong bài học. Học tủ là việc chỉ học một số bài nhất định có khả năng thi hoặc kiểm tra để rồi khi bị "lệch tủ", tức là việc đề ra không trúng vào những gì đã học thì không thể làm được gì nữa.

    Cả hai cách học đều đem lại những hậu quả khó lường khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng đi xuống. Học tủ, học vẹt những bài học của thầy cô giảng chính là học mà không hiểu gì, đầu óc rỗng tuếch, kiến thức hạn hẹp, nông cạn. Không hiểu thấu được bài học cho nên khi đề ra hơi khác so với ban đầu, lập tức học sinh sẽ cảm thấy lúng túng không biết làm cách nào để có thể giải quyết vấn đề được đặt ra trong đề bài.

    Học tủ, học vẹt là cách học không sử dụng đến suy nghĩ, vì vậy khả năng tư duy, năng lực phát triển phân tích và lí giải vấn đề không được nâng cao. Mục đích của việc học tập là rèn luyện khả năng tư duy tuy nhiên chính vì học tủ học vẹt mà cuối cùng học sinh lại trở nên thụ động, kém phát triển khả năng sáng tạo.

    Bị động tiếp thu kiến thức, không hiểu bài khi học nên học sinh dễ có cảm giác chán nản, ít hứng thú khiến hiệu quả học tập không cao. Kết quả yếu kém ảnh hưởng đến tinh thần học sinh hiện tại và việc hổng kiến thức sẽ là một bất lợi cho tương lai sau này. Từ đó, gia đình, xã hội và thậm chí là bản thân cũng đều nghi hoặc và mất niềm tin vào chính khả năng của mình.

    Hiện tượng học tủ, học vẹt ngày càng phổ biến trong học sinh ngày nay: nhiều bạn chỉ biết chép bài trong sách vở, bài giảng của thầy cô không cần hiểu nó nói gì mà chỉ biết đọc ra rả và lặp đi lặp lại như một con vẹt. Lúc mới học có thể thuộc lòng nhưng rồi lại quên ngay và khi cần thì chữ nghĩa cũng không cánh mà bay. Chưa kể việc chỉ chăm chăm học một vài bài sẽ gây ra cảm giác bất an khi đi thi bởi lẽ chỉ cần lệch tủ là tất cả mọi thứ đều tan biến.

    Tình trạng này diễn ra ngày một phổ biến cũng đều có nguyên nhân của nó. Nhiều người có thói quen ỷ lại, không chịu suy nghĩ để phát triển khả năng sáng tạo. Thêm vào đó là bệnh thành tích trong học tập buộc họ phải học tủ, học vẹt để tạo cảm giác an tâm nhờ vào những gì thầy cô đã viết. Xác định sai mục đích chính của việc học đó là chỉ biết lấy thành tích mà không biết rằng mục đích chính của việc học là phải mở mang kiến thức để sau này áp dụng vào thực tế cuộc sống khiến nạn học tủ, học vẹt ngày càng lan rộng.

    Vì vậy, khi học ta phải vừa học vừa suy nghĩ, đặc biệt trước khi học thuộc câu chữ phải hiểu vấn đề, tránh sa vào việc lặp đi lặp lại. Xác định đúng mục đích của việc học: học để làm người, để mở mang kiến thức chứ không phải học để lấy thành tích phù phiếm là cách mà một học sih nên làm.

    Việc học tập xét đến cùng cũng đều để phục vụ cho tương lai. Hãy dùng phương pháp học thật đúng đắn để những kiến thức ta có được trên ghế nhà trường có thể giúp ích được cho chính cuộc sống của ta.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡

    Tác hại của việc học vẹt, học tủ
    21/06/2019

    Like (0) Báo cáo sai phạm

  • Cách tích điểm HP

    Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
    Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

    Tác hại của việc học vẹt, học tủ

    Tác hại của việc học vẹt, học tủ

    NETLINK

    Các câu hỏi mới

    • Tại sao tác giả Nam Cao lại để "Lão Hạc" ăn bả chó chết chú không phải dùng cách khác

      Tại sao tác giả Nam Cao lại để "Lão Hạc" ăn bã chó chết chú không phải dùng cách khác 

      06/10/2022 |   0 Trả lời

    • Mỗi đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách nào?

      a, có nhiều người có bệnh dùng chữ Hán những tiếng ta sẵn có không dùng mà dùng chữ Hán cho bằng được ví dụ 3 tháng không gọi là ba tháng mà gọi là tam cá nguyệt xem xét không gọi là xem xét mà nói là quan sát b, cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa cây mơ cây cai nói chuyện bằng lá .cây bầu cây bí nói chuyện bằng quả .cây khoai cây Dong nói bằng củ bằng rễ. bao nhiêu từ cây bấy nhiêu tiếng nói c,anh Dậu uốn vai ngáp dài 1 tiếng. uể oải chống tay xuống phản Anh vừa Rên vừa ngẩng đầu lên run rẩy cất bát cháo Anh mới kề đến miệng Cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào d,cây tre là hình ảnh Thân thuộc của đất nước Việt Nam Đi tới bất cứ nơi đâu khắp mọi miền đất nước ta cũng gặp tre bóng tre chùm lên âu yếm làng Bản xóm thôn. Tre rợp mát những con đường trên chỗ bóng xuống dòng sông quê. Ôi che không thể tách rời về quê hương đất nước Việt Nam e, nhiệm vụ quan trọng của người học sinh là học tập học tập để có hiểu biết có tri thức có tri thức ta mới có thể xây dựng gia đình quê hương đất nước

      09/10/2022 |   0 Trả lời

    • Phân tích phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước cách mạng qua tác phẩm Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ

      Làm nhanh giúp mình với ạ

      13/10/2022 |   0 Trả lời

    • Phân tích phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước Cách mạng qua Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ

      Phân tích phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước cách mạng qua Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ 

      13/10/2022 |   0 Trả lời

    • Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn sau

      Giúp với jdfhdsksjdjjd

      14/10/2022 |   0 Trả lời

    • Nêu suy nghĩ về cuộc sống của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám

      nêu suy nghĩ về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng 8

      16/10/2022 |   0 Trả lời

    • Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,...) sau một thời gian xa cách dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể

      Giúp với ạ

      16/10/2022 |   0 Trả lời

    • Viết đoạn văn (5-7cầu) triển khai câu chủ đề: “Đôn Ki hồ tế là một người có lý tưởng cao đẹp nhưng đầu óc lại hoang tưởng, hảo huyền

      Viết đoạn văn (5-7cầu) triển khai câu chủ đề: “Đôn Ki hồ tế là một người có lý tưởng cao đẹp nhưng đầu óc lại hoang tưởng, hảo huyền"

      17/10/2022 |   0 Trả lời

    • Tại sao tác giả lại viết:"Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi,con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên"?

      "Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi,con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên"?

      19/10/2022 |   0 Trả lời

    • Hành động thể hiện tâm trạng gì của Giôn-xi?Cô có phải là con người tàn nhẫn không?

      Hành động thể hiện tâm trạng gì của Giôn-xi?Cô có phải là con người tàn nhẫn không?

      19/10/2022 |   0 Trả lời

    • Phân tích nhận định sau

      Câu nói của Giôn-xi":Chị Xiu thân yêu ơi,1 ngày nào đó em hy vọng sẽ vẽ vịnh Na-plơ"báo hiệu thay đổi nào của cô?

      19/10/2022 |   0 Trả lời

    • Viết 1 đoạn văn có sử dụng trường tự vựng

      Trường hoặc gd gì cx dc

      19/10/2022 |   0 Trả lời

    • Đọc văn bản Trong lòng mẹ và thực hiện những câu hỏi sau

      Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích: “Trong lòng mẹ”. So sánh hình ảnh nhân vật Hồng ở cảnh đối thoại với người cô và cảnh gặp mẹ.
      Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh so sánh trong câu văn sau: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.” (Trích “Trong lòng mẹ”)

      21/10/2022 |   0 Trả lời

    • Viết ĐOẠN VĂN khoảng 10-12 câu làm rõ nhận định: Lão Hạc là người cha yêu thương con sâu sắc. Viết đoạn văn theo mô hình DIỄN DỊCH, trong đoạn văn có sử dụng THÁN TỪ và PHÉP NỐI (gạch chân và chú thích)

      Viết ĐOẠN VĂN khoảng 10-12 câu làm rõ nhận định: Lão Hạc là người cha yêu thương con sâu sắc. Viết đoạn văn theo mô hình DIỄN DỊCH, trong đoạn văn có sử dụng THÁN TỪ và PHÉP NỐI (gạch chân và chú thích)

      24/10/2022 |   0 Trả lời

    • Trong đoạn trích sáng hôm sau … đến niềm vui đầu năm (cô bé bán diêm) hãy tìm một câu trường từ vựng, em có tình cảm gì với cô bé

      Trong đoạn trích sáng hôm sau … đến niềm vui đầu năm ( cô bé bán diêm) hãy tìm một câu trường từ vựng , em có tình cảm gì với cô bé

      26/10/2022 |   1 Trả lời

    • Viết bài văn kể về việc làm tốt tốt em đã làm khiến bố mẹ vui lòng

      Kể về việc làm tốt khiến bố mẹ vui lòng

      28/10/2022 |   1 Trả lời

    • Kể kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích

      Kể kỉ niệm về con vật nuôi mà em yêu thích

      29/10/2022 |   0 Trả lời

    • Kể kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích

      Kể kỉ niệm về con vật nuôi mà em yêu thích

      29/10/2022 |   0 Trả lời

    • Đóng vai nhân vật chị Dậu kể lại cuộc đối đầu giữa Chị Dậu với bọn tay sai trong đoạn trích"Tức nước vỡ bờ" trích "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố

      _Đóng vai nhân vật kể lại cuộc đối đầu giữa Chị Dậu với bọn tay sai trong đoạn trích"Tức nước vỡ bờ" trích "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.

       

       

      01/11/2022 |   0 Trả lời

    • Dấu hỏi chấm sau câu

      "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."