Chuyên de Tin học 6 violet

THƯ NGỎ

Thưa thầy cô để có điều kiện lập, duy trì Website chất lượng tốt, xây dựng kho tài liệu mới liên tục sẽ rất cần công sức tâm huyết và kinh phí. Do đó, chúng em xin ủng hộ kinh phí tùy tâm của các thầy cô, các mạnh thường quân để dự án này được thành công, là mái nhà của giáo viên trên cả nước cùng tìm đến.

Ngân hàng MB Bank (Quân Đội)
Số tài khoản: 
3420119778699
Chủ tài khoản: TRAN VAN HIEU

Chuyên de Tin học 6 violet

Trong bài viết này tôi muốn chia xẻ những kinh nghiệm ứng dụng những kỹ thuật dạy học tích cực kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học truyền thống để tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Sử dụng các phần mềm trong thiết kế bài giảng đểnăng cao hiệu quả giờ dạy, qua đó giúp phần không nhỏ nâng cao chất lượng bộ môn Tin học lớp 6.

Đất nước ta đang trong giai đoan hội nhập và phát triển rất nhanh về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, là giai đoạn thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trước tình hình đó, nhiệm vụ của ngành giáo dục cũng hết sức nặng nề; Đó là: Đào tạo thế hệ trẻ, người chủ tương lai của đất nước có đầy đủ sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt và đặc biệt phải có tri thức khoa học, có sự hiểu biết, thông minh, năng động, sáng tạo đủ điều kiện để bảo vệ và xây dựng đất nước .Vấn đề đặt ra cho giáo dục là phải đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đáp ứng những yêu cầu của xã hội và phù hợp với sự phát triển nhân cách học sinh.

Nội dung chính Show

  • Giới thiệu SKKN của cô giáo Nguyễn Thị Trình Giáo viên bộ môn Toán Tin trường THCS Tiên Hội năm học 2018- 2019 với đề tài: Một số biện pháp giúp giáo viên giảng dạy môn Tin học lớp 6 nâng cao chất lượng bộ môn.
  • Trong bài viết này tôi muốn chia xẻ những kinh nghiệm ứng dụng những kỹ thuật dạy học tích cực kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học truyền thống để tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Sử dụng các phần mềm trong thiết kế bài giảng đểnăng cao hiệu quả giờ dạy, qua đó giúp phần không nhỏ nâng cao chất lượng bộ môn Tin học lớp 6.

Để làm được điều đó, mỗi thầy cô giáo phải không ngừng nỗ lực, hăng say tìm tòi, khám phá cái hay cái mới của nhân loại, của khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, soạn giảng bài dạy bằng các phần mềm dạy học. Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại.

1. Tên sáng kiến

Một số biện pháp giúp giáo viên giảng dạy môn Tin học lớp 6 nâng cao chất lượng bộ môn.

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Trình

-Địa chỉ: Trường THCS Tiên Hội - Xã Tiên Hội - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên.

- Số điện thoại: 0386128485

- E-mail:

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Áp dụng vào giảng dạy và học môn Tin học ở trường THCS ghành giáo dục.

3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

Từ 01 tháng 10 năm 2017 đến nay tại trường THCS Tiên Hội.

4. Mô tả bản chất của sáng kiến:

4.1. Thực trạng của việc dạy học môn tin trong trường THCS

Môn Tin học trong trường trung học cơ sở mang đặc thù quan trọng khác hẳn với bất kỳ các môn học khác, cụ thể:

a. Thực hành trên máy tính là yêu cầu bắt buộc trong dạy học bộ môn tin học. Việc thiết kế các nội dung trong sách hướng dẫn học là để thực hiện việc dạy học trên máy tính. Trong đó một số nội dung còn được được diễn đạt hoàn toàn thông qua các thao tác cụ thể với phần mềm.

b. Kiến thức môn học gắn liền với công nghệ máy tính và thay đổi rất nhanh. Đặc thù này làm cho Tin học khác hẳn so với tất cả các môn học có liên quan đến công nghệ hay học nghề khác. Công nghệ thông tin, cụ thể là máy tính đã và đang thay đổi từng ngày và len lỏi trong mọi ngõ ngách của cuộc sống hằng ngày, trong mọi ngành, nghề khác nhau. Đặc thù này làm cho Tin học trở thành môn học khó giảng dạy nhất và đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ cá nhân của mình mới đủ kiến thức cập nhật.

c. Môi trường thực hành rất đa dạng và không thống nhất. Đây cũng là một đặc thù rất nổi bật của bộ môn Tin học. Chỉ nói riêng họ hệ điều hành Windows cũng đã có nhiều phiên bản khác nhau hiện đang được dùng tại Việt Nam, ví dụ: là Windows 7, 9, 10,... ; Tương tự như vậy, phần mềm ứng dụng Microsoft Office cũng đang phổ biến khá nhiều phiên bản khác nhau như Microsoft Office 2007, 2010, 2016,... Hệ thống cấu hình đĩa đi kèm tại các máy tính cũng rất đa dạng.

d. Là một môn học mới được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông,

Tin học là một ngành công nghệ khá mới mẻ và phát triển rất nhanh trên thế giới. Trường THCS Tiên Hội nói riêng và huyện Đại Từ nói chung, Tin học mới được đưa vào nhà trường thành môn học tự chọn.

Từ các đặc thù quan trọng đã nêu trên, khi giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học trong nhà trường còn những hạn chế và bất cập như sau.

(1) Việc giảng dạy trong các nhà trường chưa linh hoạt, áp đặt các tiêu chuẩn đánh giá chặt về phương pháp cũng như tiến độ giảng dạy.

(2) Các nhà trường chưa có đủ trang thiết bị cho giáo viên khi giảng dạy môn học này. Cụ thể: Nhà trường chỉ có một phòng nghe nhìn dùng chung cho cả trường nên hạn chế khi dạy tiết lý thuyết môn Tin học; phòng thực hành còn thiếu rất nhiều máy tính cho học sinh thực hành (2 đến 3 em chung một máy). Chất lượng máy tính chưa đảm bảo (cấu hình máy tính còn thấp); điện phòng máy còn yếu và không ổn định,....

(3) - Giáo viên dạy môn Tin học chưa cập nhật kiến thức thường xuyên, hơn nữa giáo viên biên chế môn Tin học mà trực tiếp giảng dạy ở mỗi trường chỉ có một nên môn Tin học lớp 6 thường được phân cho giáo viên dạy kiêm nhiệm. Các chuyên đề về môn Tin học cấp cụm còn rất ít nên rất hạn chế trong việc học hỏi trao đổi phương pháp dạy môn Tin học.

- Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.

- Chưa cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng thực hành thao tác Tin học.

- Không hiểu hết các đối tượng dẫn tới đề quá cao hoặc quá thấp đối với học sinh.

- Chưa tạo được không khí học tập thân thiện, giáo viên chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.

(4) Thiết bị và tài liệu phục vụ môn tin cho giáo viên và học sinh tham khảo còn quá ít và chưa phong phú, nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học. Hơn nữa các phần mềm, cơ sở dữ liệu chưa được cung cấp (chủ yếu sử dụng phần mềm, tư liệu tham khảo miến phí, không có bản quyền).

(5) Phương pháp dạy chưa phù hợp với các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau. Giáo viên chưa áp dụng được linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, chưa sáng tạo trong sử dụng phương tiện, công nghệ và các kỹ thuật dạy học hiện đại.

(6) Việc đánh giá HS chưa chú trọng đánh giá năng lực HS dựa trên kết quả của hoạt động là các sản phẩm cụ thể. Việc kiểm tra, đánh giá chưa nghiêm túc, chưa có tác dụng khích lệ học sinh.

(7) Thực tế số lượng học sinh trong một lớp học quá đông lớp 6A: 40 em, lớp 6B: 41 em so với số lượng máy hiện có (18 máy). Gia đình các em chưa có máy vi tính để thực hành ở nhà, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng bộ môn thấp.

Do đó muốn nâng cao chất lượng môn học nói chung và môn Tin học nói riêng thì điều đầu tiên người giáo viên phải tạo được ở học sinh niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn. Giờ học phải thu hút sự chú ý ham học hỏi của học sinh, tạo cho các em lòng tin vào khả năng của mình, nhiệt tình đam mê học tập môn Tin học.

Đây là vấn đề đã và đang được rất nhiều giáo viên quan tâm và nghiên cứu. Với bản thân tôi trong thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn Tin học lớp 6 tôi lúc nào cũng trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng mỗi giờ học môn Tin học. Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu tôi đã tìm và vận dụng được các biện pháp như đổi mới phương pháp dạy học sử dụng linh hoạt một số phương pháp như hoạt động cá nhân, cặp đôi, hay hoạt động nhóm hay một số kỹ thuật dạy học hiện đại như các mảnh ghép, phòng tranh hay kỹ thuật viết một phút, Khi soạn và thiết kế bài dạy sử dụng bài giảng powerpoint dưới dạng các trò chơi kích thích học sinh học tập. Sử dụng linh hoạt các phần mềm FastStone Capture để quay các thao tác thực hành để học sinh quan sát dễ dàng. Sử dụng phần mềm Droicam kết nối giữa máy tính và điện thoại đánh giá kết quả hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi hay hoạt động nhóm. Sử dụng phần mềm Violet1.9 thiết kế bài tập trắc nghiệm hay các trò chơi ô chữ để tăng sự hấp dẫn, thêm sinh động cho giờ học,... Tuy nhiên những kết quả đạt được ở đây có thể đối với môi trường dạy học của tôi có hiệu quả cao nhưng với môi trường khác chắc vẫn còn hạn chế. Thế nhưng việc ứng dụng các phần mềm vào dạy học, áp dụng những phương pháp, phương tiện hiện đại vào dạy học thì những giáo viên Tin học phải là người tiên phong, ứng dụng các phần mềm vào dạy học với những kết quả đã đạt được của tôi sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức dạy học mang lại hiệu quả dạy học cao nhất, nó phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại.Và đây cũng là tính mới trong sáng kiến của tôi.

4.2. Các biện pháp thực hiện

4.2.1 Các yêu cầu chung khi giảng dạy môn Tin học.

a. Lập kế hoạch chi tiết cho bộ môn tin học.

b. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn để nắm bắt từng đối tượng học sinh:

Kết quả khảo sát như sau:

TT

Lớp

Sĩ số

Kết quả kiểm tra

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

6A

40

5

12,5

10

25

13

32,5

11

27,5

1

2,5

2

6B

41

6

14,6

11

26,8

15

36,7

8

19,5

1

2,4

Tổng cộng

81

11

13,6

21

25,9

28

34,6

19

23,5

2

2,4

Đối với giờ thực hành trên máy vi tính tôi đã tiến hành khảo sát một giờ thực hành theo phân phối chương trình:

Tiết 8 - Bài thực hành số 1: Làm quen với một số thiết bị máy tính

Kết quả khảo sát như sau:

Mức độ thao tác

Trước khi thực hiện đề tài

Số HS

Tỷ lệ

Thao tác nhanh, đúng

10/81

12,3%

Thao tác đúng

25/81

30,9%

Thao tác chậm

36/81

44,5%

Chưa biết thao tác

10/81

12,3%

Đồng thời qua các giờ học lý thuyết và thực hành này tôi cũng biết được từng đối tượng học sinh: khá giỏi, trung bình, yếu - kém là những em nào tôi ghi lại vào danh sách của từng lớp một để thuận lợi cho việc phân nhóm thuận lợi cho giờ học lý thuyết, thực hành ở những giờ học sau.

c. Đối với bản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy.

d. Đối với việc đánh giá và kiểm tra kỹ năng của học sinh

Đối với Chương trình môn Tin học, cả hai dạng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành đều quan trọng ngang nhau. Do đó việc đánh giá học sinh sẽ được tiến hành trên cả 2 mặt trên, mỗi mặt là 50% điểm số.

e. Giáo viên phải phối hợp được với các lực lượng giáo dục khác.

- Về phía nhà trường: thường xuyên tham mưu, đề xuất mua sắm trang thiết bị đảm bảo, có chất lượng như Lioa, hệ thống đường dây điện, máy chiếu, webcam ....

- Về phía phụ huynh học sinh: Qua tìm hiểu những gia đình học sinh khá giỏi có điều kiện về kinh tế, tư vấn vân động phụ huynh học sinh mua máy tính để thuận lợi cho việc thực hành thêm ở nhà, nối mạng để phụ vụ các môn học khác như Toán, Tiếng anh, Địa lý,... Đồng thời tư vấn các bậc phụ huynh cách quản lý tránh tình trạng các em chỉ chơi trò chơi sao nhãng việc học hành.

4.2.2. Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong tổ chức các hoạt động học đối với tiết học lý thuyết môn Tin học lớp 6

a, Một số kỹ thuật dạy học tích cực.

- Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã thực hiện đổi mới PPDH bằng các kỹ thuật dạy học tích cực: Cụ thể

(1). Kỹ thut Động não:

(2). Kỹ thuật các mảnh ghép

(3). Kỹ thuật Sơ đồ KWL (Know-Want-Learned

(4). Kỹ thuật Bản đồ tư duy:

b, Ứng dụng các kỹ thuật dạy học tích cực tổ chức các hoạt động học trong tiết dạy lý thuyết môn Tin học lớp 6.

Khi dạy lý thuyết môn Tin học lớp 6 có thể phân ra làm hai dạng: Dạy học các kiến thức, khái niệm tin học; dạy học các kiến thức lý thuyết gắn với thao tác thực hành trên máy vi tính.

*. Vận dụng các kỹ thuật dạy học vào dạy các tiết lý thuyết về kiến thức, khái niệm tin học.

* Ứng dụng: Kỹ thuật động não:

Hoạt động 1: HS nêu ra ý kiến của mình về vấn đề, câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

Hoạt động 2: Tập hợp các ý kiến của từng học sinh trong nhóm. Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện câu trả lời.

Hoạt động 3: Lựa chọn phương án tối ưu và báo cáo kết quả.

+ Ví dụ minh họa 1: Dạy học tiết 5 Bài 3: Em có thể làm được gì nhờ máy tính?

* Ứng dụng: Kỹ thuật Các mảnh ghép:

- Vòng 1:

Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ. Các học sinh trong nhóm đưa ra ý kiến của mình về nhiệm vụ được giao.

Hoạt động 2: Thảo luận đưa ra câu trả lời. Đảm bảo mỗi học sinh trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.

- Vòng 2:

Hoạt động 1: Hình thành nhóm mới: Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các học sinh trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

Hoạt động 2: Thảo luận trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2.

* Ví dụ minh họa 2: Dạy học tiết 20 Bài 10 Hệ điều hành làm những việc gì?

*. Ứng dụng các kỹ thuật dạy học vào dạy các tiết lý thuyết gắn chặt với thao tác thực hành trên máy vi tính.

Với Chương IV: Soạn thảo văn bản, các thao tác cụ thể trên máy vi tính là quan trọng nhất.

* Ứng dụng: Kỹ thuật Sơ đồ KWL:

- Hoạt động 1: Phát phiếu học tập cho học sinh sau khi giáo viên đã giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học.

* Tên bài học (chủ đề):.

* Tên học sinh:..Lớp: 6..

Know (Điều đã biết)

Want (Điều muốn biết)

Leared (Điều học được)

- Hoạt động 2: Học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập, cột K và cột W

- Hoạt động 3: Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột L của phiếu những gì vừa học được. Lúc này, HS xác nhận về những điều các em đã học được qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá kết quả học tập, sự tiến bộ của mình.

4.2.3. Ứng dụng một số phần mềm Microsoft PowerPoint, FSCapture, Droicam, Violet, Buzan's iMindMap trong thiết kế bài giảng đối với tiết học lý thuyết môn Tin học lớp 6.

a, Ứng dụng phần mềm Microsoft PowerPoint.

b, Ứng dụng phần mềm FastStone Capture vào thiết kế bài giảng môn Tin học lớp 6.

- Cách sử dụng phần mềm FastStone Capture để tạo các video.

c, Ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế bài giảng môn Tin học lớp 6.

d, Ứng dụng phần mềm Buzan's iMindMap(bản đồ tư duy) trong thiết kế bài giảng môn tin học lớp 6 ở mảng sau:

* Ứng dụng Bản đồ Tư trong duy trong dạy học kiến thức mới

- Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp thảo luận nhóm.

mình.

  • Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp động não (Brainstorming).
  • Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp đàm thoại - gợi mở.

* Ứng dụng Bản đồ Tư duy trong củng cố kiến thức, ôn tập.

*. Ứng dụng Bản đồ Tư duy trong kiểm tra, đánh giá.

Tóm lại: Việc ứng dụng các phần mềm Microsoft Office PowerPoint, FSCapture, Buzan's IMindMap, Violet trong thiết kế bài giảngbài giảng điện tử là phương pháp dạy học hiện đại, nó mang lại cho người dạy, người học những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp từ tính ưu việt đã được công nhận. Tuy nhiên, người giáo viên có trình độ, có năng lực phải là người thích khám phá, thích tìm tòi, thích đổi mới. Biết kết hợp linh hoạt giữa kỹ thuật dạy học hiện đại và phương pháp dạy học truyền thống một cách khoa học để giờ học đạt kết quả cao.

4.2.3. Yêu cầu đối với dạy học tiết thực hành.

a. Một số yêu cầu cơ bản khi dạy giờ thực hành

b. Khi điều hành tổ chức hoạt động thực hành của học sinh phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Ví dụ: Minh hoạ về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực hành

Bài thực hành 5: Văn bản đầu tiên của em (Tiết 1)

4.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Các biện pháp nêu ra trong sáng kiến đã được áp dụng cho dạy và học môn Tin học lớp 6, lớp 7 năm học 2017 - 2018 tại trường THCS Tiên Hội đạt hiệu quả cao. Cụ thể:

Kết quả kiểm tra học kì II lớp 6 năm học 2017-2018.

TT

Lớp

Sĩ số

Kết quả kiểm tra

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

6A

40

11

27,5

19

47,5

10

25

0

0

0

0

2

6B

41

12

29,3

21

51,2

8

19,5

0

0

0

0

Tổng

81

23

28,4

40

49,4

18

22,2

0

0

0

0

Sáng kiến có thể áp dụng cho học sinh học môn Tin Lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS có điều kiện kinh tế xã hội tương tự như xã Tiên Hội trong địa bàn huyện Đại Từ hoặc trong tỉnh Thái Nguyên.

Một số hình ảnh minh hoạ:

Chuyên de Tin học 6 violet

Chuyên de Tin học 6 violet

Chuyên de Tin học 6 violet