Khám thai nhiều có tốt không

Siêu âm nhiều không ảnh hưởng đến thai nhi. Thực tế, có nhiều bà mẹ lo lắng quá mức, cứ cảm thấy có vấn đề là đi siêu âm. Chị em nên tuân thủ lịch khám của bác sĩ. Ở nhiều nước trên thế giới, với người mới mang thai, các mẹ sẽ làm luôn xét nghiệm tổng thể.

Trước đây, tỷ lệ tử vong ở người mẹ mang thai khá cao. Đến nay, nhờ thăm khám thai định kỳ nên tỷ lệ giảm. WHO từng khuyến cáo, trung bình một người phụ nữ khám thai 3 lần trong một thay kỳ (tính cả ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa...). Hiện, WHO khuyến cáo, trong một thai kỳ khám thai khoảng 8 lần, trung bình một tháng một lần.

Trước đây, hội chứng down, dị tật rất nhiều. Tuy nhiên, khoảng thời gian 10 năm nay trở lại đây ít gặp hơn. Như vậy, tỷ lệ trẻ sinh ra bất thường, tỷ lệ tử vong của người mẹ giảm nhiều nhờ khám thai định kỳ.

Thời điểm 12 tuần, bên cạnh thăm khám để trao đổi về tình trạng sức khỏe, biểu hiện bất thường, chế độ ăn, ngủ..., thai phụ sẽ làm xét nghiệm tổng phân tích máu để biết thời điểm đó người mẹ như thế nào. Thời gian mang thai 12 tuần, chuyên gia cũng có thể yêu cầu xét nghiệm một số bệnh có thể gây cho người mẹ như rubella, bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai. Từ đó, bác sĩ có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, chị em được chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test kỹ lưỡng, đo độ mờ da gáy.

Đến giai đoạn 15, 16, 17 tuần, thai phụ có thể tiến hành Triple test. Tùy tình trạng người mẹ, bác sĩ sẽ phối hợp với chuyên khoa nội tiết để có những điều chỉnh phù hợp, thông thường sàng lọc tiểu đường thai kỳ vào giai đoạn 24-28 tuần. Nếu thai phụ bỏ qua giai đoạn này, sau khi khám muộn phát hiện ra tiểu đường thì sẽ được theo dõi. Tuần 30-33, ngoài vấn đề theo dõi sự phát triển của thai, thay đổi của người mẹ thì bác sĩ có thể tiên lượng quá trình sinh.

Phụ nữ mang thai ra đường cần tuân thủ 5K bởi nếu nhiễm Covid-19 ảnh hưởng đến 2 người. Nếu trong trường hợp thai lớn, biểu hiện của việc khó thở ảnh hưởng đến quá trình chữa trị, hồi sức cho mẹ. Bác sĩ sẽ sắp xếp cho các mẹ bầu tiêm phòng uốn ván vào 3,5 tháng thai kỳ kết hợp tiêm phòng Covid-19 khi mẹ mang bầu trên 13 tuần.

Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa bằng hình ảnh được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện nhiều lần trong thai kỳ để giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện những bất thường sớm nếu có. Không thể phủ nhận tác dụng của siêu âm thai đối với mẹ bầu nhưng siêu âm nhiều có tốt không, đâu là thời điểm siêu âm hợp lý mà mẹ bầu không được bỏ qua, hãy theo dõi những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau.

Mục đích của siêu âm thai

Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa bằng hình ảnh phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, siêu âm thai có thể cung cấp cho các mẹ bầu và bác sĩ biết những thông tin:

  • Xác định vị trí của thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung.
  • Xác định số lượng bào thai, nhịp tim thai
  • Xác định tuổi thai và dự kiến sinh của mẹ.
  • Kiểm tra kích thước, cân nặng của bé, qua đó theo dõi tốc độ tăng trưởng của thai nhi trong từng giai đoạn.
  • Kiểm tra, phát hiện kịp thời dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật về hình thái, bất thường ở cơ quan nội tạng…
  • Kiểm tra nước ối, nhau thai, ngôi thai

Khám thai nhiều có tốt không
Siêu âm giúp bố mẹ và bác sĩ theo dõi được sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn

Siêu âm nhiều có tốt không?

Siêu âm nhiều có tốt không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. Siêu âm thai sẽ sử dụng sóng âm có tần số cao từ thiết bị đầu dò để thu được hình ảnh trực quan của thai nhi, tử cung, nhau thai cũng như một số cơ quan khác.

Khám thai nhiều có tốt không
Siêu âm thai nhiều có tốt không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ mới mang thai lần đầu

Hiện nay chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên thai phụ không nên lạm dụng phương pháp siêu âm để thỏa mãn sự tò mò của mình trong suốt thai kỳ, việc này vừa tốn thời gian, tài chính mà không cần thiết. Mẹ bầu chỉ cần khám thai và thực hiện siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ đặc biệt không nên bỏ qua những mốc “vàng” trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường của thai nhi để nhận được sự tư vấn của bác sĩ và có kế hoạch quản ký thai kỳ phù hợp.

Những mốc siêu âm “vàng” mẹ bầu không được bỏ qua

Siêu âm tại mỗi thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau trong việc chẩn đoán các bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ. Vì thế để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, trong suốt thai kỳ có 3 mốc siêu âm quan trọng mà mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua, cụ thể:

Thai ở tuần thứ 11-13

Đây là mốc thời gian để bác sĩ  có thể xác định chính xác nhất tuổi thai, dự kiến sinh của mẹ đặc biệt là đối với những mẹ bầu quên hoặc không nhớ chính xác ngày đầu của kỳ kinh cuối hoặc có kỳ kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm quan trọng để xác định độ mờ da gáy của thai nhi, kết hợp với xét nghiệm Double test  nhằm sàng lọc những một số hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể hay gặp như hội chứng Down, Edward, Patau.

Khám thai nhiều có tốt không
Siêu âm thai là một kiểm tra cần thiết, tuy nhiên các mẹ bầu không nên lạm dụng siêu âm liên tục

Mẹ bầu lưu ý rằng siêu âm độ mờ da gáy của thai nhi và xét nghiệm Double test chỉ có thể xác định chính xác khi thai nhi ở mốc 11-13 tuần, nếu mẹ thực hiện xét nghiệm hay siêu âm ở thời điểm khác thì kết quả không còn giá trị. Bên cạnh đó, việc siêu âm ở giai đoạn này cũng giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi như bất thường về hệ thần kinh trung ương (thai vô sọ…), thoát vị rốn, khe hở thành bụng, dị tật về chân, tay…

Thai ở tuần thứ 22-24

Việc siêu âm ở thời điểm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện hầu hết bất thường ở hình thái thai nhi và ở một số cơ quan quan trọng như tim, não, gan, phổi, cột sống, dị tật sứt môi hở hàm ếch…

Thai ở tuần thứ 30-32

Đây là mốc thời gian quan trọng giúp các bác sĩ có thể phát hiện những bất thường của thai nhi trong giai đoạn muộn như ở tim, não, mạch máu. Ngoài ra, siêu âm ở giai đoạn này còn giúp dự đoán cân nặng của thai nhi, kiểm tra nước ối, dây rốn, bánh nhau qua đó có những dự liệu cho kỳ vượt cạn sắp tới của mẹ.

Khám thai nhiều có tốt không
Trong thai kỳ có 3 mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua, đó là ở tuần thứ 11-13; 22-24 và 30-32

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây các mẹ bầu đã có câu trả lời cho thắc mắc “siêu âm nhiều có tốt không” cũng như nên siêu âm vào thời điểm nào là tốt nhất. Nếu như các mẹ bầu đang tìm kiếm một địa chỉ siêu âm cũng như khám thai uy tín thì Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là sự lựa chọn hàng đầu. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn cùng trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy siêu âm 5D hiện đại nhất hiện nay sẽ giúp các mẹ bầu an tâm hơn trong suốt thai kỳ. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hoặc muốn đặt lịch khám, siêu âm, xin vui lòng gọi tới tổng đài 1900 55 88 92.

Siêu âm thai nhiều lần có ảnh hưởng gì không?

Siêu âm thai có ảnh hưởng gì không? Hiện nay, khoa học chưa bằng chứng siêu âm gây hại cho em bé. Bản chất của siêu âm là sóng âm thanh tần số rất cao (vượt quá ngưỡng nghe được) nên hoàn toàn vô hại.

Nên đi khám thai bao nhiêu lần?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ có 8 lần khám thai (từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 37). Mẹ bầuđừng quên các mốc khám thai dưới đây nhé. Sau khi trễ kinh 1 tuần và thử que lên 2 vạch, bạn nên đi khám để kiểm tra thai đã vào tử cung chưa, xác định tuổi thai cũng như tim thai.

Bầu tháng cuối nên đi siêu âm bao nhiêu lần?

Siêu âm thai vào tuần thứ 32 – 36, 2 lần/tuần: Xác định chính xác ngôi thai, hướng dẫn người mẹ cách xoay ngôi thai, đánh giá tình trạng trưởng thành của bánh nhau, vị trí nhau bám, nước ối, cân nặng và chiều dài thai một cách chính xác hơn.

3 tháng siêu âm gì?

Ba tháng đầu của thai kỳ (khoảng 5 tuần đến 13 tuần 6 ngày) siêu âm có thể được thực hiện để:.
Xác nhận bạn đã mang thai..
Xác định có tim thai..
Xác định số lượng thai, bánh nhau, túi ối (trong trường hợp đa thai).
Xác định tuổi thai và ước tính ngày dự sinh..
Chẩn đoán thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai..