Súc ruột ở bệnh viện như thế nào năm 2024

Việc rửa ruột thường được thực hiện để chuẩn bị trước khi tiến hành phương pháp thăm khám trực tiếp như nội soi đại tràng. Tuy nhiên, một vài bác sỹ chuyên môn khác cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện rửa ruột vì những lý do cần phải thải độc cơ thể.

Nhưng việc rửa ruột đôi khi sẽ không cần thiết khi ruột và hệ tiêu hóa của bạn đã được loại bỏ độc tố và vi khuẩn từ cơ thể.

Trong quá trình rửa ruột, một lượng nước lớn, đôi khi lên đến 60 lít, cùng một số chất khác như thảo mộc hoặc cà phê, dùng để xả sạch đại tràng thông qua một ống chuyên dụng đặt vào trong trực tràng. Trong một vài trường hợp, một lượng nhỏ dung dịch sẽ được giữ lại trong đại tràng một thời gian ngắn trước khi được thải ra ngoài.

Một số người tin rằng những độc tố từ đường tiêu hóa có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như viêm khớp, dị ứng hay hen suyễn. Bởi vậy họ tin với phương pháp rửa ruột có thể giúp tăng cường sức khỏe bằng cách giúp loại bỏ độc tố, tiếp thêm năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng phương pháp rửa ruột có thể đem lại những hiệu quả đó một cách rõ ràng.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, phương pháp rửa ruột lại trở nên nguy hại. Trong thực tế, việc thụt tháo bằng cà phê sử dụng trong quá trình rửa ruột có thể gây tử vong. Rửa ruột còn có thể gây ra những tác dụng phụ như bị chuột rút, đầy hơi, buồn nôn và ói mửa.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tháo thụt đại tràng là thủ thuật đưa nước qua hậu môn vào đại tràng để làm mềm, lỏng phân, đồng thời làm thành ruột nở rộng. Thành ruột được kích thích sẽ co lại, đẩy phân ra ngoài. Thủ thuật này được thực hiện nhằm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý thường gặp tại đại tràng, trực tràng.

1.1 Đối tượng chỉ định tháo thụt đại tràng

  • Người bệnh táo bón lâu ngày;
  • Bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật ổ bụng, đặc biệt là phẫu thuật đại tràng;
  • Người bệnh trước khi nội soi ổ bụng, đại tràng, trực tràng để phát hiện tổn thương các cơ quan này;
  • Bệnh nhân trước khi chụp X-quang đại tràng có bơm thuốc cản quang, chụp ổ bụng có chuẩn bị;
  • Phụ nữ trước khi sinh đẻ;
  • Người cần thực hiện thụt tháo trước thụt giữ để thuốc làm sạch đại tràng hấp thu vào cơ thể qua đại tràng.

1.2 Đối tượng chống chỉ định tháo thụt đại tràng

  • Người bệnh viêm ruột thừa;
  • Người bệnh tắc xoắn ruột;
  • Bệnh nhân thương hàn, viêm hoại tử ruột có nguy cơ thủng ruột;
  • Người bệnh đang có tổn thương hậu môn, trực tràng.

Súc ruột ở bệnh viện như thế nào năm 2024

Phụ nữ trước khi sinh đẻ cần tháo thụt đại tràng

2. Quy trình thụt tháo đại tràng

  • Xem hồ sơ bệnh án, xác nhận chính xác bệnh nhân thực hiện tháo thụt đại tràng;
  • Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về phương pháp thụt và dung dịch thụt tháo;
  • Thông báo cho người bệnh về kỹ thuật sắp làm, gồm tiến trình thực hiện, mục đích thực hiện. Nếu người bệnh hôn mê cần giải thích cho thân nhân về thủ thuật thụt tháo;
  • Chuẩn bị dụng cụ cần thiết gồm: canuyn thụt tháo, bốc thụt, dung dịch thụt có nhiệt độ được quy định, hệ thống dây dẫn và panh kẹp, dầu bôi trơn, găng tay dùng một lần, đệm không thấm nước, chăn đắp, giấy vệ sinh, bô dẹt (hoặc ghế đi cầu), chậu nước, khăn tắm và xà phòng;
  • Thực hiện thủ thuật: Che kín người bệnh, gắn canuyn thụt tháo vào dây dẫn, gắn dây dẫn vào bốc thụt, đặt người bệnh nằm ở tư thế đúng, trải vảy cao su lót mông, để lộ vùng hậu môn, trực tràng. Sau đó, đặt bô dẹt ở vị trí thuận tiện, treo cao bình chứa, mở kẹp cho nước đẩy vào hệ thống rồi kẹp ống lại. Tiếp theo, kiểm tra nhiệt độ của dung dịch thụt tháo, bôi trơn khoảng 6 – 8cm đầu canuyn rồi vạch hậu môn đưa ống vào trong trực tràng, hướng về phía rốn và mở khóa để nước chảy từ từ vào trực tràng. Sau khi tất cả dịch đưa vào hết trong đại tràng thì kẹp ống lại, nhẹ nhàng rút ống ra và nút lại vùng hậu môn, yêu cầu bệnh nhân cố gắng nhịn đi đại tiện càng lâu càng tốt trong khi nằm nhẹ nhàng trên giường. Tiếp theo, nhân viên y tế thu dọn dụng cụ, súc rửa thích hợp, giúp bệnh nhân đi đại tiện, vệ sinh vùng hậu môn rồi quan sát đặc điểm của phân và dịch thải ra, ghi lại.

Súc ruột ở bệnh viện như thế nào năm 2024

Quy trình thụt tháo đại tràng như thế nào

3. Tháo thụt đại tràng có gây đau không?

Khi thực hiện thủ thuật tháo thụt đại tràng, thường bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau đớn nhưng không nhiều. Đầu tiên, khi đưa ống thông vào trực tràng, dù đã được bôi trơn nhưng vì đi ngược lại chiều xuôi của chất thải bình thường nên phản xạ của cơ thể thường là đẩy dị vật đi, nếu tiếp tục đưa vào có thể gây triệu chứng đau nhẹ, khó chịu cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, ở thời điểm bơm nước vào đại tràng qua ống thông, nhiều bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, khó chịu, muốn đi đại tiện. Đây là biểu hiện thường gặp. Lúc này, điều dưỡng viên sẽ khóa vòi thụt lại, không cho nước chảy vào để bệnh nhân nghỉ. Khi các dấu hiệu trên đã hết thì sẽ tiếp tục thụt với áp lực nước thấp hơn.

Tháo thụt đại tràng có thể gây một số bất tiện nhưng đây là việc cần làm để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Bác sĩ Chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang được đào tạo về chuyên ngành nội tiêu hóa, gan mật tụy và nội soi tiêu hóa; liên tục cập nhật và được đào tạo nội soi nâng cao từ các giáo sư và các chuyên gia nội soi đến từ Thụy Sĩ và Nhật Bản; tham gia nhiều hội nghị tiêu hóa, nội soi trong nước và quốc tế.

Với gần 20 năm làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trong chuyên ngành nội tiêu hóa - Gan mật tụy, mỗi năm bác sĩ Võ Thị Thùy Trang tham gia nội soi hơn 1500 ca bao gồm: nội soi chẩn đoán các bệnh lý dạ dày, đại tràng như: phát hiện viêm, loét, polyp, ung thư, tìm vi khuẩn HP, phát hiện ung thư sớm đường tiêu hóa...; Nội soi điều trị như: Cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa, thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, cắt polype ống tiêu hóa qua nội soi...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Hướng dẫn thụt tháo đúng cách cho trẻ sơ sinh
  • Công dụng thuốc Danalax
  • Fortrans: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Sau khi rửa ruột bao lâu thì được ăn?

Ăn uống: Bệnh nhân phải hoàn toàn nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng và ngừng uống nước tối thiểu 4 giờ đông hồ.

Súc ruột cơ ảnh hưởng gì không?

Nếu không có bệnh, việc súc rửa đại tràng sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột con người, khiến vi khuẩn có hại hoặc mầm bệnh cơ hội sinh sôi với số lượng lớn, ức chế cạnh tranh sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi, từ đó dẫn đến các bệnh đường ruột xuất hiện.

Ăn gì để sạch ruột già?

Để làm sạch ruột già, các chuyên gia khuyên bạn nên uống từ 6 - 8 cốc nước ấm mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều thức ăn có hàm lượng nước cao, bao gồm trái cây và rau quả như dưa hấu, cà chua, rau diếp và cần tây.

Thải độc ruột cơ lợi ích gì?

Thải độc ruột là gì, có tác dụng như thế nào? - Cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa: chất thải và độc tố được đưa ra khỏi đường ruột nên hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhờ đó khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng được cải thiện, giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa.