Những lỗi sai khi thi vào lớp 1o năm 2024

HHT - Dưới đây là những lỗi mà thí sinh thường mắc phải khi làm bài thi môn Ngữ văn - kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội.

Dưới đây là lưu ý của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên môn Ngữ văn - Hệ thống giáo dục HOCMAI đối với kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội.

Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội gồm 2 phần

Phần I gồm đọc hiểu văn bản trong SGK và tạo lập đoạn văn nghị luận văn học (nghị luận về thơ và nghị luận về truyện), chiếm khoảng 60-70% số điểm: Đây là phần yêu cầu thí sinh nắm vững kiến thức đã học và kĩ năng tạo lập đoạn văn nghị luận về thơ và nghị luận về truyện mà các con đã được rèn luyện hàng ngày. Bên cạnh đó là kĩ năng đọc hiểu và trả lời các câu hỏi đọc hiểu: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, ngôi kể, nhân vật, mạch cảm xúc bài thơ, biện pháp tu từ, chi tiết nghệ thuật….Vì thế khi ôn tập trọng tâm, thí sinh lưu ý ôn theo đặc trưng thể loại của từng kiểu bài.

Phần II chiếm từ 30-40% số điểm: Đọc hiểu văn bản ngoài SGK và tạo lập đoạn văn nghị luận xã hội. Đây là phần yêu cầu HS có kĩ năng đọc hiểu tốt vì với văn bản HS chưa tiếp cận bao giờ, ngoài các câu hỏi đọc hiểu về phương thức biểu đạt của văn bản, chủ đề, các phép liên kết câu, lý giải các chi tiết… là yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội (tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống), dưới dạng đề trực tiếp hoặc đề gián tiếp (ý kiến, câu nói, nhận định….). Vì thế HS cần trang bị cho mình kĩ năng đọc hiểu hiệu quả, đọc kĩ yêu cầu đề bài, gạch chân từ khóa quan trọng nêu rõ yêu cầu đề tránh bỏ sót ý, tìm ý ra nháp trước khi làm bài, trang bị kiến thức xã hội để hiểu rõ hơn về vấn đề.

Những lưu ý môn Ngữ văn dành cho thí sinh thi vào 10 tại Hà Nội.

Các lưu ý: Đề phòng mất điểm không đáng có ở những lỗi thường gặp, sai thường gặp, những sai lầm đáng tiếc hay gặp.

1. Không xác định đúng dạng đề Nghị luận xã hội/ Nghị luận văn học

2. Lỗi trình bày, diễn đạt

- Trình bày chưa đúng bố cục bài văn/ đoạn văn.

- Sắp xếp ý lộn xộn, triển khai luận điểm thiếu mạch lạc, chặt chẽ.

- Diễn đạt lặp ý, lan man, dài dòng không đúng trọng tâm, diễn đạt văn nói.

3. Lỗi kiến thức

- Sai kiến thức cơ bản về tác phẩm.

- Nhầm lẫn kiến thức (tên tác giả, hoàn cảnh sang tác, thể loại, phương thức biểu đạt…).

- Chưa phân biệt đúng các khái niệm (ẩn dụ và hoán dụ, các kiểu câu…).

4. Lỗi dùng từ

- Dùng từ không phù hợp về sắc thái ý nghĩa.

- Sai chính tả, thiếu dấu, thiếu nét (câu truyện). Viết sai do đọc chệch âm/vần (lãng mạn - lãng mạng/ trách nhiệm - trách nghiệm…).

- Dùng từ chưa trau chuốt, lặp từ, bí từ.

Lỗi sử dụng dẫn chứng

- Thiếu dẫn chứng cụ thể, đưa chung chung.

- Dẫn chứng không tiêu biểu, thuyết phục cho luận điểm.

- Dẫn chứng chủ quan, cảm tính.

Những điều thí sinh cần nhớ nếu muốn đạt điểm cao môn Văn

+ Chắt chiu từng điểm 0,25 khi trả lời những câu hỏi đọc hiểu nhỏ, trả lời rõ ràng bằng câu văn đủ Chủ ngữ - Vị ngữ, bám sát yêu cầu câu hỏi để trả lời.

+ Tìm ý/ luận điểm trước khi viết đoạn văn.

+ Hoàn thành được hết các câu hỏi đọc hiểu và tạo lập đoạn văn hiệu quả.

+ Nâng cao kĩ năng đọc hiểu và kiến thức xã hội.

+ Kinh nghiệm ôn tập hiệu quả giai đoạn nước rút: Tổng hợp theo sơ đồ tư duy, học theo đặc trưng thể loại; Rèn kĩ năng làm đề thi mỗi ngày; Hệ thống hóa lại kiến thức; Giữ gìn sức khỏe và tâm lý thi vững vàng, tin vào bản thân.

Đọc sai đề, vẽ sai hình, nhớ nhầm công thức… là những lỗi sai cơ bản mà học sinh thường mắc phải khi làm bài thi môn Toán vào lớp 10.

Với nhiều năm kinh nghiệm luyện thi môn Toán vào 10 và kinh nghiệm dạy, chấm thi cho học sinh, thầy Hồng Trí Quang đặc biệt lưu ý học sinh về những lỗi sai cơ bản thường mắc phải, dẫn đến bị mất điểm đáng tiếc khi làm bài thi.

Theo đó có 6 sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi làm bài thi môn Toán vào 10 và cần phải “tránh xa”.

Cụ thể, những lỗi sai cơ bản mà học sinh dễ mắc phải, dẫn đến bị mất điểm khi làm bài thi là:

+ Đọc sai hoặc đọc thiếu đề bài.

+ Vẽ sai hình hoặc vẽ hình bằng màu mực khác với màu mực viết.

+ Thiếu điều kiện, không loại nghiệm.

+ Tính toán sai.

+ Nhớ nhầm công thức, khái niệm, định lý.

+ Trình bày quá vắn tắt, thiếu kết luận dễ mất điểm ở một số bước.

Những lỗi sai này học sinh thường bị mắc ở từng phần, từng dạng bài. Cụ thể như sau:

Dạng bài toán về căn thức

Với dạng này nếu bài toán không cho điều kiện của biến thì cần phải xác định điều kiện, điều kiện này xuyên suốt bài toán.

Ở dạng bài toán về căn thức học sinh hay mắc phải những lỗi như: phân tích nhân tử sai, thiếu điều kiện, khai căn sai, lời giải thiếu nghiệm. Ví dụ cụ thể như sau:

Những lỗi sai khi thi vào lớp 1o năm 2024

Quên đặt điều kiện là lỗi sai căn bản mà học sinh hay mắc phải

Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Với dạng bài này học sinh cần lưu ý 3 vấn đề: tránh quên đặt điều kiện khi gọi ẩn, hoặc đặt điều kiện sai; các đại lượng trong bài toán phải quy về cùng 1 đơn vị, ví dụ như km, giờ, km/h. Và đặc biệt phải chú ý phần kết luận vì phần này dễ dẫn đến mất điểm.

“Ví dụ. Gọi vận tốc xe máy là x (km/h), điều kiện X thuộc N2. Điều kiện này là sai, vì vận tốc không phải lúc nào cũng phải là số tự nhiên. Tương tự như vậy với thời gian, quãng đường ta chỉ cần ghi đơn vị và điều kiện là số dương. Tuy nhiên, khi gọi ẩn là số người, số vật thì lại cần điều kiện là số tự nhiên. Các đại lượng phải được quy về cùng đơn vị tương ứng, ví dụ km, giờ, km/h. Nếu vận tốc đó của tàu chạy ngược dòng nước thì vận tộc của tàu phải lớn hơn vận tốc nước.” – Thầy Quang chia sẻ thêm.

Dạng bài đồ thị hàm số

Ở dạng bài này học sinh thường mắc một số sai lầm cơ bản như: nhận diện sai đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai, nhầm hoành độ, tung độ, các điểm thuộc trục tung và ngược lại…

Bên cạnh đó thầy cũng đặc biệt lưu ý học sinh một điều cần tránh ở dạng bài này như sau: “Trong chương trình thi toán chung vào lớp 10, các em không được sử dụng công thức tính độ dài đoạn thẳng, không được sử dụng điều kiện hai đường thẳng vuông góc.” Nếu áp dụng dạng công thức này thì học sinh sẽ bị mất điểm trong bài thi. Do vậy mà các bạn cần phải lưu ý để tránh phạm sai.

Dạng bài về phương trình bậc hai

Với bài toán về phương trình bậc hai, học sinh phải đặt điều kiện (nếu có), sau khi giải xong phương trình phải so sánh với điều kiện và kết luận để tránh bị sai. Đặc biệt với phần kết luận học sinh thường mắc lỗi sai rất đáng tiếc. Cụ thể như sau:

Những lỗi sai khi thi vào lớp 1o năm 2024

Những lỗi sai khi thi vào lớp 1o năm 2024

Đây là dạng bài toán hay gặp trong cấu trúc đề thi nên học sinh cần lưu ý

Những lỗi sai thường mắc phải ở phần Hình học

Phần hình học các bạn thường ít nhầm lẫn nhưng cần lưu ý để làm đúng và đạt điểm tối đa, thầy Quang lưu ý học sinh một số điều sau:

– Vẽ hình chính xác và ký hiệu đầy đủ. Chỉ đường tròn được vẽ bút chì, các đường khác vẽ cùng màu với chữ viết. Khi gọi thêm điểm ta phải giới thiệu trong bài.

– Không vẽ hình vào trường hợp đặc biệt, tránh ngộ nhận. Đề bài cho tam giác thường thì ta không nên vẽ tam giác đều, hoặc tam giác vuông…

– Ký hiệu 2 tam giác bằng nhau hoặc đồng dạng đúng thứ tự.

– Khi sử dụng định lý, hoặc dấu hiệu nào cần ghi chính xác.

– Không dùng điều đang cần chứng minh để chứng minh chính nó.

Có thể nói trên đây là những lỗi sai căn bản mà học sinh hay mắc phải trong quá trình làm bài thi môn Toán, dẫn đến bị mất điểm. Do vậy đưa ra giải pháp cho học sinh về vấn đề này thầy Quang khuyên học sinh nên luyện đề thường xuyên để qua đó trau dồi kinh nghiệm và rèn cho mình kỹ năng làm bài thi, cũng như tích lũy và nâng cao kiến thức. Trong khi làm bài thi cần đọc kỹ đề bài, tránh bỏ sót ý để không làm sai đề, khi làm bài xong thì cần kiểm tra lại một lượt để so sánh các phần với đề bài.

Để rèn luyện kỹ năng làm bài thi, thử sức với các “ma trận” đề thi sát với cấu trúc đề thi vào 10 của tỉnh/thành phố mình, học sinh 2K7 hãy tham khảo ngay khóa HM10 Luyện đề của Hệ thống Giáo dục HOCMAI – Nền tảng học trực tuyến số 1 tại Việt Nam.

Khóa học do các thầy cô giáo giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm luyện thi và chấm thi vào lớp 10 giảng dạy sẽ giúp học sinh luyện đề đạt hiệu quả, rèn luyện kỹ năng làm bài và tâm lí phòng thi để nâng cao cơ hội bứt phá điểm số khi làm bài thi chính thức.

Lên lớp 10 cần bao nhiêu điểm?

Vậy tóm lại cần bao nhiêu điểm để thi vào lớp 10? Nói ngắn gọn thì thí sinh chỉ cần đáp ứng trên 1 điểm để được xét công nhận tốt nghiệp và ít nhất phải từ 25 điểm để được xét nguyện vọng vào trường THPT.

Thi vào lớp 10 năm 2024 khi nào?

Theo đó, thời gian thi: Ngày 02, 03 và 04/6/2024. - Ngày 02/6/2024 : Thi 03 môn chung (buổi sáng: Ngữ văn; buổi chiều: Toán và Ngoại ngữ). - Ngày 03/6/2024 : Thi các môn chuyên. - Ngày 04/6/2024 : Buổi sáng thi kỹ năng nói đối với các môn Ngoại ngữ chuyên; buổi chiều dự phòng.

Thi vào 10 Hà Nội thi những môn gì?

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 trên địa bàn Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/6 với ba môn thi gồm toán, ngữ văn và ngoại ngữ. Ước tính có hơn 100.000 học sinh đăng ký tham dự kỳ thi.

Hà Nội thi vào lớp 10 ngày nào?

(Chinhphu.vn) - Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội như sau: Sáng 8/6 thi Ngữ văn, chiều 8/6 thi Ngoại ngữ. Sáng 9/6 thi môn Toán. Học sinh trúng tuyển sẽ xác nhận nhập học từ 10-12/7; nộp hồ sơ nhập học bổ sung từ 19-22/7.