Sự tạo thành nước tiểu gồm những Cơ quan nào chung diễn ra ở đâu

Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể.

Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan?

A. Thận, ống thận, bóng đái.

B. Cầu thận, thận, bóng đái.

C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

D. Thận, bóng đái, ống đái.

Đáp án đúng C.

Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc…).

Thận thải tới 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu trừ CO2, khoảng 10% còn lại do da đảm nhiệm.

– Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi một lí do nào đó thì các chất thải bị tích tụ trong máu biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể → cơ thể bị nhiễm độc dẫn tới mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí hôn mê và chết.

– Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định để hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

– Hệ bài tiết nước tiểu bao gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

Trong đó cơ quan quan trọng nhất là thận.

+ Cấu tạo của thận gồm: Phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.

+ Thận gồm 2 quả, mỗi quả thận có tới hai triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.

Cầu thận thực chất là một túi mao mạch dày đặc, khoảng 50 mao mạch xếp song song thành một khối cầu thận nằm trong nang cầu thận.

– Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận, tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

Mỗi ngày các cầu thận một người trưởng thành phải lọc khoảng 1440 lí máu và tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thụ lại sau đó mà chỉ khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái.

Chỗ bóng đái thông với ống đái có hai cơ vòng bịt chặt, cơ nằm ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn. Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện. Nếu cơ vòng mở ra thi nước tiểu sẽ thoát ra ngoài.

Sự tạo thành nước tiểu gồm những Cơ quan nào chung diễn ra ở đâu

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 39 trang 126:

- Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

- Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?

- Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?

Trả lời:

- Sự tạo thành nước tiểu gồm quá trình lọc máu, quá trình hấp thụ lại và quá trình bài tiết tiếp.

- Thành phần nước tiểu đầu: không có prôtêin và tế bào máu; máu: chứa tế bào máu và prôtêin.

- Sự khác nhau của nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:

Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn
Nồng độ các chất độc và chất cặn bã ít hơn Đậm đặc chất cặn bã và chất độc
Chứa nhiều chất dinh dưỡng Ít hoặc gần như không có chat dinh dưỡng

Với câu hỏi trang 126 sgk Sinh học lớp 8 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 8. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu

Câu hỏi trang 126 sgk Sinh học lớp 8:

- Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

- Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?

- Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?

Lời giải:

Sự tạo thành nước tiểu gồm những Cơ quan nào chung diễn ra ở đâu

* Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:

- Quá trình lọc máu để tạo ra nước tiểu đầu ở nang cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-, …

- Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+, ...)

à Cả ba quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

* Nước tiểu đầu và máu khác nhau như sau:

- Nước tiểu đầu: Không có các tế bào máu và protein

- Máu: Có chứa các tế bào máu và prôtêin.

* Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu:

Nước tiểu chính thức

Nước tiểu đầu

- Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn

- Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn   

- Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng

- Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn

- Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn

- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 127 sgk Sinh học lớp 8: Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức nãng của thận diễn ra liên tục,...

Bài 1 trang 127 sgk Sinh học lớp 8: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận...

Bài 2 trang 127 sgk Sinh học lớp 8: Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?...

Bài 3 trang 127 sgk Sinh học lớp 8: Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?...

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1. Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đâu? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

2. Hãy đề ra các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu 

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:

A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô

C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng

Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:

A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.

B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.

C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.

D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.

Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:

A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên

Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:

A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể

Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2

C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2

Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:

A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt

B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.

D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C

Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:

A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo

Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:

A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.

C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.

Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:

A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin

Câu 10: Tá tràng là nơi:

A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non

C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già

Câu 10: Môn vị là:

A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy

C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày