Sự khác nhau giữa cpi và lạm phát

Trong lĩnh vực tài chính, chỉ số CPI được nhắc đến khá nhiều trong những bản báo cáo số liệu tổng hợp. Vậy CPI là gì, nó có tác động thế nào đối với nền kinh tế của một quốc gia. Nội dung bài viết này sẽ là lời giải đáp đến những gì liên quan tới chỉ số CPI mà bạn đọc đang quan tâm.

Tổng quan về CPI

Khái niệm CPI là gì?

CPI là gì? CPI là từ viết tắt của cụm danh từ Consumer Price Index được hiểu là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số CPI là thước đo sử dụng nhằm định mức giá trị tổng hợp trong một nền kinh tế bao gồm nhóm hàng hóa và dịch vụ trong mọi lĩnh vực kinh doanh và được tính bằng thành phần %.

CPI đo lường giá cả trong những lĩnh vực nào? Chỉ số CPI phản ánh mức độ biến động của giá bán lẻ của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ gắn liền với sinh hoạt của người dân như: Thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, trường học, y tế, phương tiện vận chuyển, hàng hóa, giải trí và dịch vụ khác…

Sự khác nhau giữa cpi và lạm phát
Chỉ số CPI định mức giá trị tổng hợp trong một nền kinh tế thông qua hàng hóa, dịch vụ

Đối với nền kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng dùng để xem xét nền kinh tế đang trong tình trạng giảm phát hay lạm phát.

Vì vậy, chính phủ các nước luôn quan tâm và theo dõi sát sao chỉ số CPI để đưa ra những điều chỉnh thích hợp trong bối cảnh hiện tại. Chính vì thế chỉ số giá tiêu dùng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một quốc gia hiện nay.

Những giá trị CPI đem lại là gì?

Không chỉ dự đoán lạm phát có thể xảy ra đối với nền kinh tế, chỉ số CPI còn có nhiều vai trò quan trọng khác trong việc xác định tình hình kinh tế, đưa ra những giải pháp phòng ngừa tốt nhất.

CPI là chỉ số kinh tế

CPI là gì? Chỉ số CPI có vai trò cơ bản là thước đo của lạm phát và chính sách kinh tế của chính phủ một nước đưa ra. Từ đó thấy được sự hiệu quả hay không khi áp dụng chính sách ấy trong việc phát triển kinh tế.

Chỉ số giá tiêu dùng cung cấp những thông tin về sự thay đổi giá cả trong nền kinh tế của quốc gia đó, cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động về những thay đổi để họ nhanh chóng đưa ra những kế hoạch cụ thể, đề ra những quyết định đầu tư phù hợp.

Chỉ số CPI điều chỉnh các thành phần kinh tế

Các thông tin nghiên cứu đa dạng của chỉ số CPI được sử dụng điều chỉnh chuỗi kinh tế khác nhau. Nó tác động trực tiếp đến sự thay đổi giá cả các mặt hàng, sản phẩm dịch vụ, phòng chống lạm phát có thể xảy ra.

CPI là công cụ điều chỉnh giá trị đồng Đô la

Đây là một vai trò khá quan trọng khác của chỉ số CPI có thể điều chỉnh được giá trị đồng Đô La – loại tiền đơn vị của Mỹ được lưu thông tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Giá trị của đồng đô la tăng hay giảm sẽ quyết định trực tiếp đến giá trị và sản phẩm tại nhiều quốc gia, đặc biệt trong ngành xuất nhập khẩu.

Sự khác nhau giữa cpi và lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đồng đô la

Việc tăng hay giảm giá trị của đồng đô la được ổn định nhờ chỉ số CPI của các quốc gia trên thế giới đặc biệt là xứ sở cờ sao.

Sức mua đồng đô la của người tiêu dùng sẽ giúp đo lường sự thay đổi giá trị hàng hóa, dịch vụ quốc gia đó. Nghĩa là khi giá đồng đô la tăng thì sức mua tiền tệ này cũng giảm, giá trị hàng hóa tăng lên so với mức cơ sở.

Điều chỉnh chi phí sinh hoạt và an sinh xã hội

Ngoài vai trò trên, chỉ số giá tiêu dùng có vai trò điều chỉnh mức lương của người lao động thông qua nghiên cứu về chi phí sinh hoạt mà người lao động bỏ ra. Đồng thời, các nguồn lợi hưởng từ an sinh xã hội ngăn chặn lạm phát do thuế suất.

Những điểm hạn chế của chỉ số CPI

Chỉ số giá tiêu dùng cũng có những điểm hạn chế nhất định vẫn tồn tại hiện nay.

  • Chỉ số kinh tế này không áp dụng cho tất cả các nhóm nhân cư, không phản ánh được chi tiết từng vùng mà chỉ có thể phản ánh bao quát tại một vùng nhất định. Ví dụ ở Mỹ chỉ số CPI-U là đại diện cho giá tiêu dùng dân cư thành thị nơi đây nhưng không đại diện cho khu vực nông thôn.
  • Chỉ số CPI giữa hai khu vực chênh lệch nhau không phải lúc nào cũng phản ánh đúng giá cả hàng hóa hai khu vực đó. Nghĩa là một khu vực có chỉ số tiêu dùng cao không có nghĩa là giá thành sản phẩm nơi đó cũng tăng. cao hơn.
  • Chỉ số CPI không đưa ra được những ước tính chính xác cho một số bộ phận nhỏ trong dân cư.
  • Những yếu tố về xã hội và môi trường không nằm trong phạm vi xác định chỉ số CPI.
  • Chỉ số giá tiêu dùng không đo lường được mức độ, khía cạnh ảnh hưởng đến mức sống của người dân.

Cách tính CPI thế nào?

CPI là gì và cách tính được xác định của thời điểm nào đó trong một khu vực nhất định không phải đơn giản mà nó là cả một quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin.

Sự khác nhau giữa cpi và lạm phát
Chỉ số CPI của Việt Nam qua các năm được công bố

Có 5 bước để thực hiện việc tính toán chỉ số CPI:

Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa

Xác định rõ hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu người tiêu dùng sử dụng thông qua các cuộc điều tra của các nhà nghiên cứu kinh tế, thị trường.

Bước 2: Xác định giá cả

Tiến hành thống kê giá cả của những mặt hàng có trong giỏi hàng được cố định tại một thời điểm.

Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng hóa, dịch vụ

Lấy giá tương ứng với mỗi mặt hàng có trong giỏ hàng hóa nhân với số lượng và cộng tất cả kết quả lại để có tổng chi phí bằng tiền.

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI cho các năm công thức sẽ là:

CPIt= ( Chi phí bỏ ra để mua sản phẩm trong thời kỳ (t) : Chi phí mua sản phẩm thời kỳ cơ sở) * 100%

Trong đó: CPIt là chỉ số mua hàng trong thời kỳ t

Bước 5: Tính toán về tỷ lệ lạm phát có thể xảy ra theo CPI:

Tỷ lệ lạm phát = {( CPIt – CPI(t-1) : CPI(t-1)} * 100%

Chỉ số CPI có tác động như thế nào đến nền kinh tế?

CPI là gì? khi chỉ số này tăng nó phản ánh giá cả các mặt hàng tiêu dùng đều tăng. Điều này có tác động lớn đến an sinh xã hội, đời sống sinh hoạt của người dân. Đặc biệt đối với người có thu nhập thấp thì khó khăn hơn khi chi phí chi tiêu tăng lên.

Khi chỉ số CPI giảm nó phản ánh giá cả các mặt hàng trong giỏ hàng cố định giảm. Nếu mức thu nhập của người lao động không thay đổi và đời sống nhân dân được nâng cao lên.

Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát

CPI và lạm phát có mối quan hệ gì? Khi chỉ số CPI tăng điều này đồng nghĩa với việc giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường cũng có xu hướng tăng lên kéo theo tỉ lệ lạm phát tăng theo.

Đối tượng bị tác động mạnh nhất khi chỉ số giá tiêu dùng tăng là người lao động thu nhập thấp./ Vì mức thu nhập của người dân không thay đổi, giá cả tăng thì hàng hóa sẽ mua được ít đi.

Sự khác nhau giữa cpi và lạm phát
Chỉ số CPI tăng ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, dịch vụ gây khó khăn cho người thu nhập thấp

CPI giảm tốt hay xấu? Khi chỉ số CPI ở mức thấp có nghĩa rằng giá cả các loại hàng hóa giảm thì kéo theo lạm phát âm( còn được gọi là giảm phát). Điều này dĩ nhiên sẽ giúp người có thu nhập thấp có điều kiện sống tốt hơn, lựa chọn được hàng hóa mình mong muốn với mức giá phải chăng.

Qua những thông tin mà dautu.io chia sẻ, hy vọng nhà đầu tư cũng như độc giả quan tâm đã hiểu về chỉ số CPI là gì cũng như những ảnh hưởng và những tác động của chỉ số giá tiêu dùng đến với nền kinh tế hiện nay.