Sự khác nhau giữa ca dao và dân ca

Theo em ca dao khác dân ca ở điểm nào ?

Theo em ca dao khác dân ca ở điểm nào ?

Câu trả lời:
  • Nói đến dân ca là nói đến phương thức diễn xướng (bao gồm cả hình thức diễn xướng và môi trường diễn xướng) và các làn điệu. Dân ca lấy khung cảnh làng quê, đồng ruộng, mái đình, giếng nước, cây đa… làm môi trường diễn xướng. Ca hát gắn với con người từ khi lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ca hát gắn với lao động, với sinh hoạt giải trí vui chơi, với sinh hoạt gia đình, sinh hoạt thôn xóm… Nhưng tuỳ nơi tuỳ lúc, tuỳ đối tượng sử dụng và thưởng thức mà lúc nó được hát bằng hình thức tập thể, lúc thì chỉ một cá nhân biểu diễn.

  • Còn Ca dao là những bài thơ dân gian, ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian,diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ giađình, lứa đôi, quê hương, đất nước và trong các mối quan hệ xã hội khác. Đó là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương, tình nghĩa, những bài ca hài hước... của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình

Ca dao, dân ca

Bản để in

Ca dao, dân ca

Mục lục

1. KHÁI NIỆM VỀ CA DAO, DÂN CA [edit]

2. NỘI DUNG [edit]

3. NGHỆ THUẬT [edit]

KHÁI NIỆM VỀ CA DAO, DÂN CA [edit]

1. Ca dao

  • Ca là hát, dao là bài hát ngắn gọn có vần điệu. Như vậy, theo nghĩa từ nguyên thì ca dao là những bài hát ngắn gọn có vần điệu. Ca dao được hình thành từ dân ca.
  • Ca dao là những sáng tác văn chương của nhân dân lao động, được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định, bền vững về phong cách.

2. Dân ca

Dân ca bao gồm phần lời, phần giai điệu, phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung cảnh ca hát.

Như vậy, ca dao và dân ca có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng ca dao có tính độc lập tương đối của nó.


NỘI DUNG [edit]

  • Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình. Đặc điểm của sáng tác thuộc loại trữ tình là phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của con người. Các đối tượng, vấn đề của thực tại khách quan được phản ánh, thể hiện trong các sáng tác trữ tình đều thông qua lăng kính tâm trạng.
  • Ca dao, dân ca diễn tả đời sống tâm hồn, tình cảm của một số kiểu nhân vật trữ tình: người mẹ, người vợ, người chồng, người con,... trong gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người dân thường, người thợ, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội.
  • Ca dao, dân ca bao gồm một số chủ đề:

- Những câu hát về tình cảm gia đình

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

- Những câu hát than thân

- Những câu hát châm biếm


NGHỆ THUẬT [edit]

  • Ca dao, dân ca thường rất ngắn: Số bài ca dao chỉ gồm hai dòng thơ hoặc bốn dòng thơ chiếm khối lượng lớn; hơn 90% số bài ca dao, dân ca sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể uyển chuyển, mềm mại, mang tính dân tộc. Câu thơ lục bát có độ co giãn về số câu, số chữ, nhịp nhàng, rất thích hợp với cách giãi bày tình cảm, tâm tình. Thể lục bát cũng dễ dàng tạo nên nhịp điệu trong việc hát, diễn xướng ca dao.
  • Lặp lại là đặc trưng rất tiêu biểu của ca dao, dân ca: lặp lại cấu trúc, lặp lại dòng thơ mở đầ, lặp lại hình ảnh truyền thống, ngôn ngữ. Ví dụ:

- Lặp lại hình ảnh:

+ "Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ".

+ "Trăm năm đành lỗi hẹn hò,

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa".

- Lặp lại ngôn ngữ:

+ "Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,

Nhớ đây Bà Triệu trận tiền xung phong".

+ "Ai về Gia Định thì về,

Nước trong gạo trắng, dễ bề làm ăn".

  • Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Điều đó thể hiện ở cả cảm xúc, ở cả nghệ thuật diễn tả. Ngôn ngữ ca dao giàu màu sắc địa phương. Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ thơ những vẫn rất gần với lời nói hàng ngày của nhân dân. Chính vì vậy, nó được nhân dân rất yêu chuộng và được các nhà thơ lớn xưa nay của dân tộc đánh giá cao.
  • Ca dao thường sử dụng những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa... làm cho cách diễn đạt thêm ngọt ngào, sinh động, giàu sắc thái biểu cảm. Trong đó, biện pháp so sánh là phổ biến nhất.
  • Ngoài ra, ca dao còn sử dụng đặc biệt thành công các biểu tượng (hoa, trăng, rồng - phượng, trúc - mai...) cũng như các biện pháp điệp từ, phong đại, nói ngược... để tăng cường khả năng diễn đạt của ngôn ngữ trong việc biểu hiện tình cảm, tâm trạng của con người.
Thẻ từ khoá:
  • Ca dao
  • tình cảm gia đình
  • dân ca
  • tình yêu quê hương đất nước con người
  • những câu hát
  • ca dao dân ca
  • than thân
  • châm biếm
◄ Tập làm văn: Mạch lạc trong văn bản
Chuyển tới... Chuyển tới... Cổng trường mở ra Văn bản: Cổng trường mở ra Mẹ tôi Văn bản: Mẹ tôi Từ ghép Tiếng Việt: Từ ghép Văn bản Tập làm văn: Liên kết trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê Tập làm văn: Bố cục trong văn bản Tập làm văn: Mạch lạc trong văn bản Văn bản: Ca dao dân ca về tình cảm gia đình Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước Văn bản: Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước Từ láy Tiếng Việt: Từ láy Tập làm văn: Bài tập làm văn số 1 Tập làm văn: Quá trình tạo lập văn bản Ca dao than thân Văn bản: Những câu hát than thân Ca dao châm biếm Văn bản: Những câu hát châm biếm Đại từ Tiếng Việt: Đại từ Tập làm văn: Luyện tập tạo lập văn bản Nam quốc sơn hà Văn bản: Nam quốc sơn hà Phò giá về kinh Văn bản: Phò giá về kinh Từ Hán Việt Tiếng Việt: Từ Hán Việt Tập làm văn: Trả bài Tập làm văn số 1 Văn biểu cảm Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) Văn bản: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) Côn Sơn ca Văn bản: Côn Sơn ca Tiếng việt: Từ Hán Việt (tiếp) Tập làm văn: Đặc điểm văn bản biểu cảm Tập làm văn: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc) Văn bản: Sau phút chia ly (trích Chinh phụ ngâm khúc) Bánh trôi nước Văn bản: Bánh trôi nước Quan hệ từ Tiếng việt: Quan hệ từ Tập làm văn: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Video: Qua đèo Ngang Qua đèo Ngang Văn bản: Qua đèo Ngang Bạn đến chơi nhà Văn bản: Bạn đến chơi nhà Tiếng việt: Chữa lỗi về quan hệ từ Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Văn bản: Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Từ đồng nghĩa Tiếng việt: Từ đồng nghĩa Tập làm văn: Cách lập ý của bài văn biểu cảm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Từ trái nghĩa Tiếng việt: Từ trái nghĩa Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Từ đồng âm Tiếng việt: Từ đồng âm Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 2 Tập làm văn: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm Cảnh khuya Văn bản: Cảnh khuya Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) Văn bản: Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) Thành ngữ Tiếng việt: Thành ngữ Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm Tập làm văn: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Video: Tiếng gà trưa Tiếng gà trưa Văn bản: Tiếng gà trưa Điệp ngữ Tiếng việt: Điệp ngữ Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Thơ lục bát Tập làm văn: Làm thơ lục bát Một thứ quà của lúa non: Cốm Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm Chơi chữ Tiếng việt: Chơi chữ Chuẩn mực sử dụng từ Tiếng việt: Chuẩn mực sử dụng từ Tập làm văn: Ôn tập văn bản biểu cảm Sài Gòn tôi yêu Văn bản: Sài Gòn tôi yêu Video bài giảng: Mùa xuân của tôi Mùa xuân của tôi Văn bản: Mùa xuân của tôi Tiếng việt: Luyện tập sử dụng từ Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 3 Ôn tập văn học trung đại: Cảm hứng yêu nước Ôn tập văn học trung đại: Cảm hứng yêu nước Video: Giới thiệu về văn biểu cảm Video: Kiểu bài biểu cảm về con người Video: Kiểu bài biểu cảm về sự vật, sự việc Video: Kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học (Dạng 1) Video: Kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học (Dạng 2) Tục ngữ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Văn nghị luận Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận Tục ngữ về con người và xã hội Văn bản: Tục ngữ về con người và xã hội Câu rút gọn Tiếng Việt: Rút gọn câu Tập làm văn: Đặc điểm của văn bản nghị luận Tập làm văn: Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Câu đặc biệt Câu đặc biệt Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Sự giàu đẹp của tiếng Việt Sự giàu đẹp của tiếng Việt Mở rộng câu Thêm trạng ngữ cho câu Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Cách làm bài văn lập luận chứng minh Đức tính giản dị của Bác Hồ Đức tính giản dị của Bác Hồ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh Ý nghĩa văn chương Ý nghĩa văn chương Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Luyện tập viết đoạn văn chứng minh ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Tiếng Việt: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Sống chết mặc bay Sống chết mặc bay Cách làm bài văn lập luận giải thích Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ca Huế trên sông Hương Ca Huế trên sông Hương Liệt kê Liệt kê Văn bản hành chính Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Quan Âm Thị Kính Quan Âm Thị Kính Dấu câu Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Văn bản đề nghị Dấu gạch ngang Văn bản báo cáo Câu và biến đổi câu Đề trắc nghiệm - Câu và biến đổi câu
Văn bản: Ca dao dân ca về tình cảm gia đình ►