Sổ tay xây dựng đời sống văn hóa bến tre

Năm qua, Đà Lạt đã đạt được nhiều kết quả tích cực từ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, với tỷ lệ các hộ gia đình, khu dân cư, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị và các xã, phường đạt chuẩn văn hóa cao. Những kết quả này đạt được là nhờ sự phối hợp, triển khai đồng bộ của các phòng, ban, cơ quan chuyên môn cùng các địa phương cũng như sự đồng lòng, hưởng ứng thực hiện của đông đảo người dân.

Sổ tay xây dựng đời sống văn hóa bến tre
Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân luôn được TP Đà Lạt quan tâm

Để Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được lan tỏa sâu rộng, phát triển bền vững và thiết thực, thành phố luôn chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Trong đó, lấy việc xây dựng gia đình, cộng đồng dân cư văn hóa, nếp sống văn minh trong trường học, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm trọng tâm. Các địa phương tập trung, nỗ lực vận động, tuyên truyền, tạo sự gắn kết, đồng lòng tham gia, hưởng ứng tích cực của người dân; từ đó, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống của mỗi gia đình, khu dân cư trên địa bàn thành phố.

Những chuyển biến này có thể cảm nhận được ở tổ dân phố (TDP) Vạn Thành (Phường 5). Theo anh Nguyễn Hùng Vỹ - Tổ trưởng TDP thì trước đây trên địa bàn thường xảy ra các vụ trộm cắp tài sản nhưng nay tình hình an ninh trật tự đã được đảm bảo, bà con yên tâm sản xuất. Một trong những yếu tố góp phần cải thiện tình hình an ninh trật tự ở đây là nhờ sự quan tâm của chính quyền và người dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa. Bên cạnh sự thành lập và hoạt động tích cực của tổ tự quản về an ninh trật tự và Ban Bảo vệ dân phố, người dân cũng tích cực đóng góp hơn 85 triệu đồng lắp đặt 25 camera an ninh, giám sát. Cùng đó, người dân còn tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường trong vùng sản xuất và khu dân cư, xây dựng các tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp; chăm sóc vườn hoa hưởng ứng Chương trình Festival Hoa. Vì vậy, liên tục 5 năm qua, TDP Vạn Thành đều đạt danh hiệu “TDP văn hóa”. Riêng trong năm 2022, TDP Vạn Thành có hơn 99% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa và 22 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu. “Kết quả này có được là nhờ sự sâu sát, nắm vững tâm tư, nguyện vọng và giúp người dân hiểu các lợi ích và ý nghĩa của các hoạt động, phong trào”, anh Vỹ chia sẻ.

Tương tự, thôn Măng Line (Phường 7) cũng là một trong số những thôn giữ vững được danh hiệu “Thôn văn hóa” trong 5 năm liền; có hơn 98% gia đình được công nhận gia đình văn hóa trong năm 2022. Với hơn 80% dân số là người DTTS, những năm qua, chính quyền địa phương và người dân Măng Line luôn đoàn kết, nỗ lực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên cũng như chung sức xây dựng Măng Line thêm giàu đẹp. Nhiều năm qua, người dân ở thôn không chỉ tuân thủ, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh khu vực nhà ở, thôn, xóm, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, bà con ở Măng Line đã đồng lòng trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn và bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng như xóa bỏ những hủ tục.

Để đạt được những kết quả tích cực trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, ngoài những nỗ lực của chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội còn cần rất nhiều từ sự đồng lòng, hưởng ứng xây dựng đời sống văn hóa trong mỗi người dân, gia đình và các tập thể. Vì vậy, có thể nói sự nhiệt tình hưởng ứng, đoàn kết, chung sức xây dựng đời sống văn hóa của người dân đã góp phần vào sự thành công của phong trào. Cụ thể như năm 2022, toàn thành phố có hơn 42.000/43.495 hộ đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” (đạt tỉ lệ hơn 98%); có 243/248 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (đạt gần 98%); công nhận 202 khu dân cư đạt danh hiệu “tổ dân phố văn hóa”, “thôn văn hóa”; trong đó, có 32 khu dân cư có 5 năm liên tục đạt danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; 9/12 phường đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2022” và 2/4 xã giữ vững danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Nhờ đó, mà phong trào ngày càng phát triển sâu rộng, thiết thực, tạo sự chuyển biến trong đời sống văn hóa của người dân.

Vì vậy, để phát huy những thành quả này, Ban Chỉ đạo phong trào thành phố cho biết, trong năm 2023, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn.

Mặt khác, để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động phong trào trên địa bàn thành phố, ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng tham gia phong trào; tăng cường đầu tư và đầu tư có trọng điểm cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa - thể thao, Ban Chỉ đạo phong trào cũng sẽ chú trọng nâng cao chất lượng bình xét các danh hiệu văn hóa và kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào các cấp góp phần tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng.

Lễ hội truyền thống ở Bến Tre là gì?

Lễ hội Dừa Bến Tre là sự kiện đặc biệt được đông đảo mọi người biết đến bởi quy mô hoành tráng và nhiều chương trình hấp dẫn. Nếu đi du lịch Bến Tre đúng vào dịp tổ chức lễ hội, bạn sẽ có thể hiểu thêm về giá trị của cây dừa nơi đây và trải nghiệm vô số hoạt động văn hóa, văn nghệ cực thú vị.

Bến Tre có bao nhiêu xã nông thôn mới?

BNEWS Chiều 22/11, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn.

Bến Tre có bao nhiêu dân tộc đang sinh sống?

Đối với tỉnh Bến Tre hiện có dân số trên 1,2 triệu người ngoài dân tộc Kinh còn có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh (giảm 02 dân tộc so năm 2017), đông nhất là dân tộc Hoa 5.183 người; dân tộc Khmer 773 người, còn lại các dân tộc có số lượng từ vài chục người và có dân tộc cũng chỉ có 2, 3 người như: ...

Bến Tre có bao nhiêu di sản văn hóa?

Tỉnh Bến Tre hiện có 2 di tích quốc gia đặc biệt (Di tích Đồng Khởi Bến Tre và Di tích Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu), 16 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 58 di tích cấp tỉnh.