So sánh truyện ngắn trung đại và hiện đại

Câu 2: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh?


Sự khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại:

  • Tiểu thuyết trung đại
    • Sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm, chủ yếu là chữ Hán vì chữ Hán được xem là chữ quốc ngữ thời trung đại, mãi đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX với truyện Kiều của Nguyễn Du, chữ Nôm mới khẳng định được vị trí của mình.
    • Các tiểu thuyết trung đại chú ý tới chi tiết, sự việc. Có nhiều tác phẩm, tác giả chỉ cần sử dụng một hành động cũng có thể nêu được bản chất và khắc sâu trong trí nhớ của người đọc về nhân vật ấy. Ví dụ như tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái tác giả chỉ sử dụng một chi tiết Nguyễn Thị Huệ đập vỡ viên ngọc quý mà Chúa lúc nào cũng đeo bên mình để hả giận đã cho người đọc thấy được đó là con người ỷ được chúa yêu chiều mà lộng hành, kiêu kì. Còn chúa Trịnh Sâm là một kẻ háo sắc, nhu nhược. Hay chi tiết về Đặng Mậu Lân - em trai của Huệ, quây màn hãm hiếp con gái nhà lành giữa kinh đô đông đúc đã cho khắc họa được chân dung của một kẻ ngỗ ngược, ỷ thế chị làm điều xằng bậy, càn rỡ, không coi ai ra gì.
    • Cốt truyện của tiểu thuyết trung đại đơn giản, đơn tuyến. Truyện phát triển theo trình tự thời gian, sự kiện nào có trước được kể trước, sự việc nào có sau kể sau. Gần như không có sự đảo lộn thời gian và sự việc trong tác phẩm. 
    • Vì chú trọng vào chi tiết, sự việc nên tâm lí và dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật chỉ là sơ lược. 
    • Các truyện thường được kể theo ngôi thứ 3, tức người kể chuyện là người có mặt ở khắp mọi nơi trong câu chuyện và như chứng kiến toàn bộ câu chuyện ấy
    • Truyện được kết cấu theo lối chương hồi
  • Tiểu thuyết hiện đại
    • Được viết bằng chữ quốc ngữ - chữ của dân tộc 
    • Các tác phẩm đặc biệt chú ý tới việc khai thác thế giới bên trong của nhân vật: tâm trạng, cảm xúc, sự biến đổi tinh vi trong nhận thức của con người. Điều này cũng làm nên đặc sắc của tiểu thuyết hiện đại: con người được nhìn nhận trong cái nhìn đa diện, nhiều chiều, trong cuộc đấu tranh với chính mình để hoàn thiện bản thân.
    • Truyện có thể được kể theo trình tự thời gian tuyến tính hoặc có thể bị đảo lộn thời gian (kể về hiện tại trước rồi mới quay lại kể về quá khứ), theo sự phát triển của tâm lí nhân vật.
    • Nhân vật được xây dựng là con người phức tạp, đa dạng trong suy nghĩ, cảm xúc, cái xấu và cái ác luôn tồn tại cùng với cái tốt, cái lương thiện buộc con người phải đấu tranh với nó.
    • Ngôi kể trong truyện đa dạng: ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất hoặc kết hợp nhiều ngôi kể trong cùng một tác phẩm
    • Truyện được kết cấu theo lối chương, đoạn

Những yếu tố của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

  •  Có khai thác tâm lí nhân vật Trần Văn Sửu xong việc đi sâu khai thác sự phức tạp trong cảm xúc, biến đổi trong suy nghĩ, cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật vẫn còn sơ sài, đơn giản
  • Truyện được kể theo ngôi thứ 3, những lời bình luận xen vào còn đơn giản, vụng về, không sắc sảo
  • Truyện được kể theo trình tự thời gian tuyến tính, không có nhiều đổi mới trong trình tự thời gian của sự việc.


Đặc điểm Văn học trung đại Văn học hiện đại
Chữ viết Chữ Hán và chữ Nôm Chữ quốc ngữ
Thể loại Tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật…

Sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm…

Văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói…

Tiếp biến từ văn học trung đại: thơ Đường luật, câu đối…

Văn học hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói…

Tiếp thu từ nước ngoài Tiếp thu văn hóa, văn học Trung Quốc Tiếp nhận ảnh hưởng từ Trung Quốc; văn hóa phương Tây, Nga-Xô Viết, Mĩ-La tinh…

Nội dung cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.

Để so sánh văn học trung đại và văn học hiện đại các em cần tìm được những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại như sau:

Sự giống nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại

– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước.

Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại

Văn học trung đại

– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.

– Nghệ thuật:

+  Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.

+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…

+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…

Văn học hiện đại

–  Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được

– Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…

Nhìn chung, văn học trung đại và văn học hiện đại có những cách nhìn nhận khác nhau, mang hai màu sắc hoàn toàn khác nhau, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. Nếu như văn học trung đại bị bó hẹp trong niêm luật, gò bó, không thể hiện được cái tôi cá nhân thì văn học hiện đại lại như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lại những sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Giá trị của văn học trung đại không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó không còn phù hợp với xu hướng hiện tại thì tự khắc nó sẽ phải nhường chỗ cho sự phát triển cho văn học hiện đại.

Câu hỏi:So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại

Trả lời:

Giống nhau:

-Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước.

Khác nhau:

- Văn học trung đại (thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX):

+ Chữ Hán là chữ viết chính thức; sử dụng nhiều điển cố, điển tích theo lối ước lệ, tượng trưng, thường xuyên sử dụng lối văn biền ngẫu trong diễn đạt.

+ Lấy các thể loại trong văn học Hán làm cơ bản: Thơ Đường luật, tiểu thuyết chương hồi, cáo, hịch...

- Văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX:

+ Viết bằng chữ quốc ngữ, lối diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh.

+ Xóa bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng các thể thơ tự do; bỏ tiểu thuyết chương hồi, thay bằng tiểu thuyết hiện đại; bỏ các thể cáo, hịch, chiếu, chỉ dụ, văn tế, chuyển thành các dạng văn xuôi; các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, kí, phóng sự, tùy bút ra đời và chiếm ưu thế...

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

I. Văn học trung đại

1. Văn học trung đại là gì ?

Văn học trung đại (hay là văn học viết thời phong kiến) từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX đi cùng với sự xuất hiện của một số tác phẩm văn học của các tác giả hoặc khuyết danh.

Tầng lớp tinh thông và tâm huyết về hán học có tinh thần dân tộc công khai mở đầu cho dòng văn học viết này.

Văn học trung đại ra đời đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình văn học Việt Nam cùng với văn học dân gian làm cho diện mạo văn học của dân tộc được hoàn chỉnh và phong phú.

Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.

Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.

Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm

2. Phân loại văn học trung đại

* Văn học trung đại gồm hai thành phần chính

- Văn học chữ Hán

Được sáng tác bằng chữ Hán, song vẫn có tinh thần dân tộc cao bởi phản ánh được tình hình đất nước, xã hội và con người Việt Nam. Mặc dù vậy thì bộ phận văn học này vẫn có những hạn chế nhất định bởi vì chữ Hán không được dùng phổ biến ở nước ta (thường chỉ dùng trong tầng lớp quý tộc).

Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu như: Nguyễn Trãi (Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Lam Sơn thực lực, Phú núi chí linh, Quân trung từ mệnh tập…), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân thi tập), Nguyễn Dữ (truyền kỳ mạn lục), Ngô gia văn phái (Hoàng Lê nhất thống chí), Lê Hữu Trác (Thượng kinh kí sự)…

- Văn học chữ Nôm

Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán (khoảng thế kỷ XIII), tuy nhiên đây lại là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển văn học của dân tộc.

Nhìn chung, văn học chữ Nôm ra đời được thuận lợi hơn khi đã phản ánh một cách trung thực hiện thực cuộc sống cũng như đời sống tâm hồn con người Việt Nam thời bấy giờ.

3. Nội dung văn học trung đại

* Chủ nghĩa yêu nước

- Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam.

-Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” (trung với vua là yêu nước, yêu nước là trung với vua).

-Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện rất phong phú, đa dạng, là âm điệu hào hùng khi đất nước chống ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình thịnh trị.

-Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện tập trung ở một số phương diện như:

+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc (Sông núi nước Nam, Đại cáo bình Ngô).

+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù (Hịch tướng sĩ).

+ Tự hào trước chiến công thời đại (Phò giá về kinh), tự hào trước truyền thống lịch sử (Phú sông Bạch Đằng, Thiên Nam ngữ lục).

+ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).

+ Tình yêu thiên nhiên đất nước (những bài thơ viết về thiên nhiên trong văn học Lí – Trần, trong sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến…).

* Chủ nghĩa nhân đạo

-Chủ nghĩa nhân đạo cũng là nội dung lớn, xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam.

-Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

-Truyền thống nhân đạo của người Việt Nam biểu hiện qua những nguyên tắc đạo lí, những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người… Tư tưởng nhân văn của Phật giáo là từ bi, bác ái; của Nho giáo là học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân; của Đạo giáo là sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên.

-Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao phẩm chất, tài năng của con người; những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

-Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo qua các tác phẩm văn học của Nguyễn Trãi (Đại cáo bình Ngô, Tùng, Cảnh ngày hè…), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ghét chuột, Nhàn…), Nguyễn Dữ (Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên…).

-Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX nhưChinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương (Bánh trôi nước, Mời trầu,chùm thơTự tình),Truyện Kiềucủa Nguyễn Du,Lục Vân Tiêncủa Nguyễn Đình Chiểu…

* Cảm hứng thế sự

- Biểu hiện rõ nét từ văn học cuối thời Trần (thế kỉ XIV). Khi triều đại nhà Trần suy thoái là lúc văn học hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân.

-Cảm hứng thế sự trở thành nội dung lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những bài thơ viết về nhân tình thế thái.

-Văn học viết về thế sự phát triển trong hai thế kỉ XVIII và XIX; nhiều tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”. Lê Hữu Trác viếtThượng kinh kí sự, Phạm Đình Hổ viếtVũ trung tùy bút.

-Bức tranh về đời sống nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, một xã hội thành thị trong thơ Tú Xương. Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực sau này.

II.Văn học hiện đại

1. Khái niệm và sự hình thành văn học hiện đại

Văn học hiện đại hoặc văn học hiện đại đề cập đến cuối thế kỷ 19 và đầu 20 thứ tự phong cách / phong trào thế kỷ phá vỡ các phong cách truyền thống. Văn học đương đại là thời kỳ tiếp nối văn học hiện đại. Văn học hiện đại đề cập đến văn học có niên đại từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 1960 trong khi văn học đương đại đề cập đến văn học có niên đại từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Như vậy, điểm khác biệt chính giữa văn học hiện đại và đương đại là khoảng thời gian của chúng. Hơn nữa, văn học hiện đại chủ yếu bao gồm văn học Bắc Mỹ và châu Âu trong khi văn học đương đại bao gồm văn học trên toàn thế giới.

2. Đặc điểm văn học hiện đại

- Cộng đồng văn học của thời kì này là trí thức tiểu tư sản Tây học

+ Trí thức tiểu tư sản sống ở thành thị nên chịu sự tác động của đời sống đô thị hoá.

+ Chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây làm thức tỉnh cái tôi cá nhân ,muốn khẳng định sự tồn tại của cá nhân trong đời sống.

+ Họ viết văn để khẳng định cái tôi cá nhân của mình , hình thành nên một phong trào sáng tác văn chương nên thúc đẩy Vh phát triển. Về văn học lãng mạn và văn học hiện thực:

- Không phân biệt lãng mạn và hiện thực, mà lãng mạn và hiện thực là 2 khuynh hướng thẫm mĩ đáp ứng 2 nhu cầu tâm hồn của con người.

*Về văn học lãng mạn: khẳng định cái tôi cá nhân được giải phóng về tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng.

+Đề tài ưa thích của văn học lãng mạn:

Thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo. Văn học lãng mạn thích nói cái biệt dị (những vùng xa lạ, những tính cách phi thường) .Coi buồn đau là phạm trù của mĩ học. Nhân vật của văn học lãng mạn có nhu cầu đau khổ: ho lao,ốm yếu, chết (Tố Tâm, Chương)

+ Thể loại : thích hợp với thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình

* Về Văn học hiện thực: ngược lại với văn học lãng mạn, đi vào những cảnh bình thường ở nông thôn, đi sâu vào bản chất nên các nhà văn hiện thực coi . Sáng tạo những điển hình để phản ánh xã hội, không thích tả thiên nhiên chỉ tả hiện thực. Trọng sự chân thực của chi tiết, nghiên cứu sự thật công phu. Nên VHHT thường dùng nguyên mẫu

+ Về thể loại: tiểu thuyết và phóng sự là 2 thể loại mà văn học hiện tại thể hiện đầy đủ các đặc điểm của mình . Văn học hiện tại phê phán chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa để phân biệt với hệ thống xã hội chủ nghĩa mình là nhà khoa học để phát hiện bản chất .

3. Nội dung văn học hiện đại

-Dựng lên được hình tượng những con người mới trong lao động sản xuất và chiến đấu.

-Ca ngợi công cuộc xây dựng cuộc sống mới CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà; ca ngợi sự đổi thay của đất nước, con người và tinh thần lạc quan tin tưởng.

-Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; khơi dậy được tinh thần yêu nước của toàn dân.

-Nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao biểu hiện sự tìm tòi cách thể hiện mới và cách tân. Đánh dấu một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại: tập trung thể hiện cuộc ra quân của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam; khái quát tầm vóc dân tộc trong thời đại mới, tăng cường chất suy tương chính luận, tạo âm vang rộng lớn mang hơi thở thời đại.

-Mang đến cho văn học tính chất trẻ trung, sôi nổi, thông minh, lạc quan, yêu đời…

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…