So sánh lương cơ sở và lương cơ bản

Mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng là hai mức lương thường được nhắc đến, nhiều nhất là trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm. Hai mức lương này khác nhau như thế nào? Lawkey xin được đưa ra một số tiêu chí sau

Định nghĩa mức lương cơ sở mức lương tối thiểu vùng

Mức lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định.

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường; bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng; và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

Từ định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể có các tiêu chí khác để phân biệt hai loại mức lương này.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 

Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng khác nhau.

Mức lương cơ sở áp dụng đối với những đối tượng sau

  • Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã.
  • Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.
  • Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hp đồng thuộc Công an nhân dân. 
  • Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng với những đối tượng sau

– Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác)

– Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.

Như vậy, ta có thể thấy rõ, đối tượng áp dụng của hai mức lương này là khác nhau. Mức lương cơ sở áp dụng với các cán bộ, công chức, viên chức, những người trong quân đội, công an, tổ chức chính trị xã hội,… Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty nước ngoài,… 

>>Xem thêm: Bảo hiểm y tế

Mức lương hiện nay

Mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng hiện nay có sự khác nhau nhiều.

Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở năm 2019 áp dụng như sau:

+ Từ 01/01/2019 – 30/06/2019: Mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng.

+ Từ 01/07/2019 trở đi: Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng ở vùng I là 4.180.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng ở vùng II là 3.710.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng ở vùng III là 3.250.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng ở vùng IV là 2.920.000 đồng/tháng.

Nguyên tắc áp dụng của mỗi loại 

Cũng tương tự như mức lương, nguyên tắc áp dụng của mỗi loại như sau:

Nguyên tắc áp dụng mức lương cơ sở

Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này.

Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó.

Nếu doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó.

Trên đây là những tiêu chí để phân biệt mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng mà Lawkey muốn gửi tới bạn đọc. Nếu còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với Lawkey để được tư vấn miễn phí.

Thời điểm cuối năm 2019 Nhà nước ban hành một số văn bản để điều chỉnh lương tối thiểu, lương cơ sở cho năm 2020. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt những mức lương đó. Cùng Gia đình kế toán phân biệt lương tối thiểu, lương cơ sở và lương cơ bản nhé!

1. Lương tối thiểu

a. Định nghĩa
Là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó:
– Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
– Riêng với người lao động đã qua học nghề, mức lương phải cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng. (Căn cứ: Nghị định 157/2018/NĐ-CP)

b. Áp dụng
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho những đối tượng sau đây: học khai báo hải quan điện tử
Người lao động trong các doanh nghiệp (ngoài khu vực Nhà nước)

c. Mức độ ảnh hưởng
Khi lương tối thiểu vùng tăng, chỉ người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được tăng lương.
Hầu hết những người lao động không chịu ảnh hưởng của việc tăng lương tối thiểu vùng.

d. Chu kỳ thay đổi
Thông thường, mỗi năm lương tối thiểu vùng được điều chỉnh 01 lần (bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm).
Tuy nhiên, không có quy định cụ thể về điều này.

e. Mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 hiện nay được quy định như sau:

So sánh lương cơ sở và lương cơ bản

2. Mức lương cơ sở

a. Định nghĩa

Là mức lương dùng làm căn cứ:
– Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức;
– Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí;
– Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. (Căn cứ: Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

b. Áp dụng
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng mức lương cơ sở bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

c. Mức độ ảnh hưởng
Khi lương cơ sở tăng, mọi cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương.

d. Chu kỳ thay đổi

Không có chu kỳ thay đổi cố định, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước.
Trong nhiều năm trở lại đây, lương cơ sở tăng định kỳ mỗi năm 01 lần (vào ngày 01/5 hoặc 01/7 hàng năm).

e. Mức lương cơ sở

Vừa qua, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, trong đó có việc tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2019.

Bảng lương cơ sở năm 2020 như sau:

So sánh lương cơ sở và lương cơ bản

3. Lương cơ bản

a. Định nghĩa
Là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Lương cơ bản không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác. (Không được quy định trong văn bản, chỉ là cách gọi quen thuộc trong thực tế).

b. Áp dụng
Với tất cả người lao động (trong và ngoài khu vực Nhà nước)

c. Mức độ ảnh hưởng
Khi lương cơ bản tăng, tức là mức lương thực tế của người lao động cũng tăng.

d. Chu kỳ thay đổi
Tăng theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

e. Mức lương căn bản

– Đối với doanh nghiệp tư nhân: Lương cơ bản không được thấp hơn mức tối thiểu vùng và phải cộng thêm từ 7% đối với đối tượng đã qua học nghề.
– Đối với doanh nghiệp nhà nước: Đối với đối tượng này, lương cơ bản có sự tính toán đặc biệt hơn so với đối tượng lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân.
Lương cơ bản của đối tượng này được tính như sau: Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương

Trên đây là một số kiến thức về các mức lương Doanh nghiệp và người lao động cần chú ý. Để tránh gặp phải những sai xót  làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp  các bạn nên tham khảo các khoá học kế toán thực hành.

Gia đình kế toán chúc các bạn thành công!

>>>Xem thêm: Công việc kế toán cần phải làm cuối năm 2019 và đầu năm 2020