So sánh các hệ thống iso năm 2024

- Cả 2 tiêu chuẩn đều là Hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), dựa trên kinh nghiệm từ hàng chục ngàn nhà quản lý cấp cao trên thế giới.

2. Khác nhau

Khi mới nghe qua, ISO 9000 và ISO 9001 có phần giống nhau ở cái tên. Nhưng trên thực tế, hai tiêu chuẩn này khác nhau hoàn toàn và được thể hiện rõ rệt ở 3 khía cạnh : khái niệm, mục đích sử dụng và nội dung.

* Khái niệm

- Tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản mới nhất năm 2015 có tên ISO 9001:2015 Hệ thống Quản lý Chất lượng – Các yêu cầu. Đây là một tiêu chuẩn phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Trái lại với sự phổ biến của ISO 9001, không phải ai cũng hiểu rõ tiêu chuẩn ISO 9000 là gì. ISO 9000 hay còn gọi là tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý Chất lượng – Cơ sở và từ vựng. Tiêu chuẩn đưa ra các khái niệm, từ vựng cơ bản và nguyên tắc cho hệ thống quản lý chất lượng.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm :

• ISO 9000:2015: Hệ thống Quản lý Chất lượng – Cơ sở và từ vựng

• ISO 9001:2015: Hệ thống Quản lý Chất lượng – Các yêu cầu

• ISO 9004:2018: Quản lý Chất lượng – Chất lượng của một tổ chức – Hướng dẫn để đạt được thành công bên vững

• ISO 19011:2018: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý

* Mục đích sử dụng:

- Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là cơ sở để đánh giá và giúp doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 9001:2015 về Hệ thống Quản lý Chất lượng.

- Tiêu chuẩn ISO 9000:2015 không dùng để chứng nhận. Tiêu chuẩn này có mục đích là đưa ra một bộ những thuật ngữ và định nghĩa giúp doanh nghiệp hiểu rõ được các yêu cầu trong ISO 9001. Nhờ đó, việc triển khai chứng nhận ISO 9001 cũng đạt được hiệu quả hơn.

* Nội dung

Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9000:2015 đề cập tới các khái niệm, từ vựng cơ bản cũng như cơ sở cho những tiêu chuẩn được sử dụng cho hệ thống quản lý chất lượng.

1. Phạm vi áp dụng

2. Nguyên tắc quản lý chất lượng và những khái niệm cơ bản

3. Liên quan đến thuật ngữ và định nghĩa

- Tổ chức

- Hoạt động

- Con người

- Hệ thống

- Kết quả

- Khách hàng

- Hành động

- Đánh giá

- Đặc tính

- Thông tin, dữ liệu và tài liệu

- Quá trình

- Yêu cầu

- Xác định

Nội dung của ISO 9001:2015 xây dựng 7 nguyên tắc và 10 điều khoản như sau :

7 nguyên tắc ISO 9001:2015

Hướng vào khách hàng

Sự lãnh đạo

Sự tham gia của mọi người

Tiếp cận theo quá trình

Cải tiến

Ra quyết định dựa trên bằng chứng

Quản lý các mối quan hệ

10 điều khoản ISO 9001:2015

Phạm vi áp dụng

Tài liệu viện dẫn

Thuật ngữ liên có quan đến tổ chức

Bối cảnh của tổ chức

Sự lãnh đạo

Hoạch định

Hỗ trợ

Hoạt động

Đánh giá năng lực

Cải tiến

3. Giữa ISO 9000 và ISO 9001 nên lựa chọn tiêu chuẩn nào?

Qua những thông tin trên, chúng ta biết được để triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả nên áp dụng Tiêu chuẩn ISO 9001. Nhưng không vì lí do đó mà chúng ta bỏ qua tiêu chuẩn ISO 9000 bởi vì ISO 9000 sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 9001. Do đó, doanh nghiệp nên biết kết hợp ISO 9000 và ISO 9001 để đạt được lợi ích tối ưu tron hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trên đây là So sánh sự giống và khác nhau giữa ISO 9000 và ISO 9001. Khi doanh nghiệp phân biệt được hai tiêu chuẩn này sẽ dễ dàng hơn trong việc ứng dụng chúng vào hệ thống quản lý chất lượng.

Trong bài viết dưới đây, VCR sẽ chia sẻ những điểm tương đồng và khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 14001. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO

ISO là viết tắt của từ International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có quy mô toàn cầu, chuyên hoạt động để thiết lập các tiêu chuẩn cho các loại sản phẩm và mô hình doanh nghiệp. Mục tiêu chính của tổ chức này là tạo ra điều kiện thuận lợi cho thương mại, tập trung vào cải tiến quy trình, đảm bảo an toàn và chất lượng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế, giáo dục, năng lượng, môi trường… Những tiêu chuẩn này đại diện cho những nỗ lực của tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Tuy ISO không phải là cơ quan quản lý và không có quyền thực thi luật hay quy định, nhưng các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn cầu tuân theo nguyên tắc của ISO để thiết lập những quy trình hợp lý, hiệu quả, an toàn và chất lượng tối ưu.

So sánh các hệ thống iso năm 2024
Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001

Hiện nay, việc tuân thủ các tiêu chuẩn ISO cho phép các doanh nghiệp cung cấp cho đối tác kinh doanh và khách hàng đảm bảo chất lượng thông qua việc đạt được chứng chỉ ISO. Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất, các công ty có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 để quản lý môi trường, giảm lãng phí và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực. Tương tự, doanh nghiệp có thể sử dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000, đặc biệt là ISO 9001, để xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng. Việc được chứng nhận ISO 9001 cho thấy công ty đã tuân thủ các bước và cấu trúc được quy định trong hướng dẫn.

2. Tổng quan chung về 2 tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001

2.1. Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì ?

Tiêu chuẩn ISO 9001 là một phần trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống này. Nó đưa ra các yêu cầu dành cho doanh nghiệp nhằm xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn.

So sánh các hệ thống iso năm 2024
ISO 9001:2015

Kể từ khi ra mắt, ISO 9001 đã có tổng cộng 5 phiên bản tương ứng với các năm ban hành lần lượt là: 1987, 1994, 2000, 2008, 2015. Ở Việt Nam, phiên bản mới nhất ISO 9001:2015, được chuyển đổi thành TCVN 9001:2015 và được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Tiêu chuẩn này được thiết kế để áp dụng cho mọi tổ chức, bất kể quy mô và lĩnh vực hoạt động. Các nguyên tắc chính mà ISO 9001 áp dụng bao gồm tập trung vào khách hàng, sự tham gia của nhân viên quản lý, phát triển quy trình và cải tiến liên tục.

ISO 9001 được đánh giá cao vì khả năng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và nhất quán, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng và mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp.

2.2. Tiêu chuẩn ISO 14001 là gì ?

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là một hệ thống quản lý môi trường đã được giới thiệu nhằm giúp các doanh nghiệp đo lường và cải thiện tác động của hoạt động sản xuất và kinh doanh lên môi trường một cách có hệ thống. Kể từ khi được giới thiệu, ISO 14001 đã có ba phiên bản, bao gồm 1996, 2004 và 2015. Ở Việt Nam, TCVN ISO 14001:2015 được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố và có nội dung tương đương với phiên bản mới nhất là ISO 14001:2015.

So sánh các hệ thống iso năm 2024
ISO 14001:2015

Tiêu chuẩn này cung cấp một khung thiết lập hệ thống quản lý môi trường có thể được áp dụng bởi bất kỳ tổ chức nào nhằm xây dựng một hệ thống quản lý môi trường tuân thủ. ISO 14001 có thể áp dụng cho mọi loại doanh nghiệp, không phân biệt về quy mô hay ngành nghề. Hệ thống quản lý này cho phép công ty theo dõi, đo lường và giảm thiểu tác động của họ đối với môi trường một cách liên tục. Tiêu chuẩn này thể hiện cam kết của tổ chức đối với trách nhiệm môi trường, đồng thời giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, đồng thời tăng cường lợi nhuận.

Đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào mong muốn giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, cải thiện hiệu quả và thể hiện cam kết về bền vững đến nhân viên, khách hàng và các bên liên quan, ISO 14001:2015 là một công cụ hữu ích.

3. ISO 9001 và ISO 14001 đem lại những lợi ích quan trọng gì?

Các phiên bản mới nhất của ISO 9001 và ISO 14001 đã được điều chỉnh vào năm 2015. Bằng việc đạt được chứng nhận tuân thủ theo hai tiêu chuẩn này, các tổ chức và doanh nghiệp có thể đạt được một số lợi thế so với đối thủ, chẳng hạn như:

  • Tạo sự nhất quán, trở thành đối thủ cạnh tranh hàng đầu trên thị trường.
  • Dự đoán và đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai của khách hàng.
  • Tối ưu hóa hiệu quả để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên.
  • Xây dựng động lực, trao quyền, tạo liên kết vững chắc với các quy trình nội bộ hiệu quả hơn.
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc để thu hút nhiều khách hàng giá trị cao hơn.
  • Mở rộng cơ hội kinh doanh thông qua chứng minh tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu.
  • Cải tiến hiệu suất môi trường và giảm thiểu lượng chất thải.
  • Tối ưu hóa quản lý vòng đời sản phẩm để định hình sự cải tiến.
  • Tăng cường trách nhiệm doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng.
  • Tự tin sẵn sàng đối mặt với bối cảnh kinh doanh đang thay đổi.

4. Những điểm giống và khác nhau của ISO 9001 và ISO 14001

4.1. Điểm giống nhau

ISO 9001 và ISO 14001 là hai tiêu chuẩn được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) soạn thảo, ban hành và được công nhận trên toàn cầu, đều có nguồn gốc và phạm vi thừa nhận quốc tế.

Đối tượng áp dụng: Cả hai tiêu chuẩn này đều được áp dụng cho mọi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ ngành nghề hay quy mô nào, nhằm xây dựng hệ thống quản lý riêng của họ.

So sánh các hệ thống iso năm 2024
Điểm giống nhau giữa ISO 9001 và ISO 14001

Cấu trúc cấp cao HLS: Cả ISO 9001 và ISO 14001 đều được xây dụng theo cấu trúc cấp cao HLS – High Level Structure. Đây là cấu trúc được áp dụng cho tất cả các hệ thống quản lý để giúp doanh nghiệp có thể triển khai tiêu chuẩn một cách dễ dàng hơn, thuận tiện áp dụng tích hợp nhiều tiêu chuẩn trong một hệ thống nếu cần thiết. Các nội dung trong 2 tiêu chuẩn cùng được thể hiện qua 10 điều khoản chính. Trong đó có 3 điều khoản đầu mang tính chất giới thiệu, tổng quan chung; 7 điều còn lại là những yêu cầu cốt lõi dành cho QMS và EMS. Cụ thể như sau:

Cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 đều tuân thủ cấu trúc cấp cao HLS - High Level Structure. Cấu trúc này được áp dụng cho tất cả các hệ thống quản lý, giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai tiêu chuẩn và tích hợp nhiều tiêu chuẩn trong một hệ thống khi cần thiết. Cả hai tiêu chuẩn này được chia thành 10 điều khoản chính, trong đó 3 điều khoản đầu tiên mang tính chất giới thiệu và tổng quan chung, còn 7 điều khoản còn lại chứa những yêu cầu cốt lõi dành cho QMS và EMS, cụ thể như sau.

Điều 1: Phạm vi áp dụng

  • Xác định phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn.

Điều 2: Tài liệu viện dẫn

  • Danh sách các tài liệu viện dẫn cần thiết để triển khai các tiêu chuẩn

Điều 3: Thuật ngữ và định nghĩa

  • Đưa ra danh sách các thuật ngữ chung và định nghĩa tương ứng.

Điều 4: Bối cảnh của tổ chức

  • Các yêu cầu liên quan đến các vấn đề bên trong hoặc bên ngoài ảnh hưởng đến tổ chức.
  • Thiết lập các yêu cầu dành cho các nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức.
  • Phác thảo phương pháp tiếp cận để tổ chức xây dựng kế hoạch giải quyết các mối đe dọa và cơ hội, đồng thời xác định các bước cần thực hiện để bảo vệ hệ thống quản lý và tuân thủ các yêu cầu.

Điều 5: Lãnh đạo

  • Thiết lập các yêu cầu dành cho các nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức.

Điều 6: Hoạch định

  • Vạch ra phương pháp tiếp cận để tổ chức xây dựng kế hoạch giải quyết các mối đe dọa và cơ hội, đồng thời xác định các bước cần thực hiện để bảo vệ hệ thống quản lý và tuân thủ các yêu cầu.

Điều 7: Hỗ trợ

  • Xác định các nguồn lực cần cung cấp để hỗ trợ hệ thống quản lý.

Điều 8: Thực hiện

  • Đề ra phương pháp xác định các quy trình cần thiết cho hoạt động của tổ chức.

Điều 9: Đánh giá kết quả hoạt động

  • Chi tiết các hoạt động giám sát và báo cáo mà tổ chức phải thực hiện, bao gồm yêu cầu về đánh giá nội bộ và đánh giá quản lý.

Điều 10: Cải tiến

  • Liệt kê các yêu cầu nhằm đối phó với sự không phù hợp và sự cố, bao gồm các biện pháp kiểm soát, sửa chữa và đối phó với hậu quả phát sinh.

Về cơ bản, ISO 9001 và ISO 14001 đều được xây dựng trên cơ sở chu trình Plan-Do-Check-Act (PDCA). Trong tiêu chuẩn ISO 9001, các nội dung tương ứng là: Quản lý tài nguyên – Thực hiện sản phẩm – Đo lường, phân tích và cải tiến – Trách nhiệm quản lý. Trong khi đó, tiêu chuẩn ISO 14001 có các nội dung lần lượt là: Chính sách và Quy hoạch môi trường – Thực hiện và hoạt động – Kiểm tra – Quản lý đánh giá.

Ngoài ra, hai tiêu chuẩn này đều áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro, cho phép dự báo nguy cơ và nắm bắt cơ hội. Bằng cách áp dụng tư duy này, doanh nghiệp có thể tối đa hóa việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của sự cố khi xảy ra và đồng thời hỗ trợ tìm ra nguyên nhân gốc rễ và áp dụng biện pháp xử lý kịp thời.

4.2. Điểm khác biệt

So sánh các hệ thống iso năm 2024
Điểm khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 14001

Tóm lại, việc kết hợp cả hai hệ thống ISO 9001 và ISO 14001 đang được nhiều doanh nghiệp coi là sự lựa chọn tối ưu. Những điểm tương đồng giữa hai tiêu chuẩn cho phép tiết kiệm thời gian và chi phí khi triển khai chúng đồng thời. Còn những điểm khác biệt không chỉ không gây trở ngại mà còn đóng góp vào việc tăng cường sức mạnh cho hệ thống tổ chức.

5. Tích hợp 2 tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001

Nếu muốn điều hành một doanh nghiệp hiệu quả, có lợi nhuận và có trách nhiệm, lựa chọn sử dụng song song cả hai hệ thống quản lý ISO, gồm ISO 9001 và ISO 14001, là điều cần quan tâm. Hệ thống này được thiết kế để tích hợp và sử dụng đồng thời. Tổ chức ISO nhận thấy rằng nhiều công ty áp dụng nhiều tiêu chuẩn hệ thống quản lý của họ theo cách dễ dàng kết hợp với nhau.

Có một số quy trình chung giữa hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường, bao gồm các điểm sau đây:

Có hai cách để tích hợp hai hệ thống quản lý này. Nếu bạn đã có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận, bạn có thể kết hợp hệ thống quản lý môi trường vào hệ thống này bằng cách bổ sung các quy trình cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường. Hoặc bạn có thể hợp nhất cả hai hệ thống, dẫn đến việc kết hợp tất cả các tài liệu hỗ trợ vào cùng một quy trình.

So sánh các hệ thống iso năm 2024
Các điểm chung trong QMS và EMS

Lợi ích của việc tích hợp cả 2 tiêu chuẩn

  • Tiết kiệm thời gian và tài nguyên: trong mỗi tiêu chuẩn, có rất nhiều quy trình liên quan đến việc chứng nhận có sự tương đồng hoặc giống nhau. Do đó, điều này giúp giảm thiểu việc lãng phí thời gian, tiền bạc và nguồn lực cho các hoạt động như đào tạo nhân viên, đánh giá nội bộ và bên ngoài, và nhiều khía cạnh khác.
  • Cải thiện hiệu suất kinh doanh: Cả ISO 14001 và ISO 9001 đều được thiết kế nhằm nâng cao hiệu quả trong các quy trình kinh doanh. Với trọng tâm đặt vào việc cải tiến liên tục, các doanh nghiệp đã được chứng nhận nhận thấy rằng đã đạt được những kết quả tích cực và đồng thời không ngừng tìm cách làm cho hoạt động kinh doanh của họ trở nên hiệu quả và năng suất hơn.
  • Tăng uy tín và danh tiếng kinh doanh: Việc hiển thị các dấu chứng nhận của cả 2 tiêu chuẩn này trên trang web, sản phẩm và các nền tảng khác của doanh nghiệp chứng tỏ sự cam kết tận tâm đối với chất lượng dịch vụ, không ngừng cải tiến và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này giúp nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và cộng đồng kinh doanh.
  • Giảm thiểu tài liệu và sao chép: Doanh nghiệp có thể sử dụng một bộ tài liệu chung để đáp ứng các yêu cầu của cả hai tiêu chuẩn, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và tránh sự trùng lặp trong các công việc cần thiết.
  • Tiếp cận tích hợp toàn diện đối với các quy trình kinh doanh: Áp dụng cả ISO 9001 và ISO 14001 thông qua một phương pháp tiếp cận tích hợp, cho phép toàn bộ doanh nghiệp xem xét lại các quy trình kinh doanh một cách toàn diện. Hệ thống này khuyến khích một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp và yêu cầu sự tham gia của nhân viên ở tất cả các cấp bậc trong việc triển khai và duy trì hệ thống quản lý tích hợp.

Trên đây là những thông tin về 2 tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 mà VCR chia sẻ tới quý bạn đọc, hi vọng những thông tin này mang lại cho bạn những điều hữu ích.