So sánh bảo hiểm và ngân hàng

Hiểu lầm khi so sánh bảo hiểm với ngân hàng

Chị Minh Vy (35 tuổi, TP. HCM) mua gói bảo hiểm nhân thọ từ cuối năm 2018, thời gian tham gia 20 năm, mệnh giá bảo vệ là 700 triệu đồng. Mỗi năm, chị Vy nộp 15 triệu đồng phí bảo hiểm. Năm nay, dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của gia đình, khiến chị phải cân nhắc dừng hợp đồng bảo hiểm trước hạn.

“Tôi không hiểu cách tính của bảo hiểm như thế nào. Nếu số tiền này gửi vào ngân hàng, tôi không chỉ được rút về đủ số tiền mà còn có thêm khoản lãi”. Chị Minh Vy tỏ ra khá bức xúc khi được công ty bảo hiểm thông báo số tiền thu về sẽ thấp hơn số phí đã đóng.

Không chỉ riêng chị Vy, trên thực tế còn khá nhiều người chưa thực sự hiểu, hoặc phân biệt rõ bảo hiểm và tiền gửi ngân hàng. Theo chuyên gia của Bảo hiểm Prudential, đây là hai công cụ tài chính khá phổ biến, song bản chất và đặc thù của hai loại hình này lại hoàn toàn khác nhau.

So sánh bảo hiểm và ngân hàng

Bảo hiểm để bảo vệ, ngân hàng - tiết kiệm lấy lãi suất

Bảo hiểm chính là chuyển rủi ro (không lường trước) từ người mua sang công ty bảo hiểm. Tùy vào loại hình bảo hiểm mà khi gặp phải một trong các rủi ro như mất sớm, tai nạn, bệnh tật…. người mua sẽ được công ty bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm. Số tiền chi trả thường lớn hơn gấp nhiều lần so với số phí nộp vào. Trong khi đó, tiết kiệm ngân hàng là gửi tiền theo thời hạn, và nhận lãi suất tương ứng. Khi thanh khoản, khách hàng nhận lại số tiền đã gửi và khoản lãi.

Trường hợp của chị Vy, ngay từ thời điểm chị tham gia bảo hiểm với số phí 15 triệu, chị đã được bảo vệ với mệnh giá là 700 triệu đồng, gấp gần 50 lần số phí đã đóng. Trong tình huống xấu nhất là tử vong, công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho chị Vy 700 triệu đồng. Cũng với số tiền như vậy, nếu được gửi vào ngân hàng, chị Vy sẽ nhận lại 15 triệu đồng cộng với tiền lãi. Nếu muốn nhận ngay 700 triệu đồng từ ngân hàng, chị phải gửi vào đó 700 triệu đồng. Đây là điểm khác biệt giữa hai loại hình này, vị chuyên gia giải thích.

Khác với các sản phẩm dịch vụ thông thường, không ai tham gia bảo hiểm mong muốn rủi ro xảy ra để nhận tiền bồi thường bảo hiểm. Nhưng thực tế, rủi ro thường đến mà không báo trước, chúng ta cũng không thể trì hoãn hay thương lượng với rủi ro. Vì vậy, bảo hiểm là cách dự phòng tài chính hiệu quả cho những tình huống xấu và là điều chúng ta nên nghĩ tới trước tiên.

Mặt khác, bảo hiểm nhân thọ cũng là một hình thức tiết kiệm, bởi nếu người mua may mắn, khỏe mạnh, an toàn cho tới khi kết thúc hợp đồng, thì khoản tiền tích lũy từ số phí hàng năm sẽ trở thành nguồn tài chính để phục vụ cho nhu cầu du lịch, mua sắm hay chuẩn bị tốt cho giai đoạn nghỉ hưu….trong tương lai. Bảo hiểm giúp “tích tiểu, thành đại” từ số phí được nộp một cách đều đặn và kỉ luật.

So sánh bảo hiểm và ngân hàng

Vị chuyên gia cũng cho rằng, quan trọng là người mua bảo hiểm phải hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của mình. Nếu tìm một giải pháp “lá chắn” để bảo toàn tài sản đã có và dự phòng cho các tình huống xấu, đồng thời vẫn tạo ra nguồn tài chính trong dài hạn, hãy chọn bảo hiểm. Dĩ nhiên, người mua vẫn có thể kết hợp với các giải pháp khác để tối ưu kế hoạch tài chính của mình trên nguyên tắc “trứng bỏ nhiều giỏ”.

Bảo hiểm không phù hợp cho nhu cầu “mua hôm nay, mai rút”

Bảo hiểm tạo ra nguồn tài chính ổn định trong dài hạn, nên sẽ không phù hợp với nhu cầu “mua hôm nay, mai rút”. Doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng đều sẽ chịu bất lợi trong tình huống này.

Doanh nghiệp bảo hiểm mất khách hàng đồng nghĩa với mất nguồn thu. Người tham gia bảo hiểm dừng hợp đồng trước hạn sẽ nhận về giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, mà không phải toàn bộ số phí đã nộp. Đặc biệt, trong vòng hai năm đầu giá trị hoàn lại bằng 0. Giá trị hoàn lại bắt đầu hình thành từ sau năm thứ 2 trở đi và sẽ tăng dần theo thời gian. Điều này được quy định theo luật và phụ thuộc vào đặc tính của loại hình sản phẩm bảo hiểm.

So sánh bảo hiểm và ngân hàng

Trở lại với tình huống của chị Vy, hợp đồng bảo hiểm của chị vừa bước qua năm thứ 2 và giá trị hoàn lại tại thời điểm này còn thấp. Nếu khó khăn hiện tại của chị Vy chỉ là nhất thời, chị nên cân nhắc việc dừng hợp đồng bảo hiểm nhất là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát hiện nay. “Bảo hiểm được ví như liều “vaccine tài chính” lúc này”. Vị chuyên gia đưa ra quan điểm.

Ngay từ bước tìm hiểu, người mua bảo hiểm nên tự mình đặt ra và trả lời các câu hỏi như mục tiêu tài chính dài hay ngắn hạn, khả năng đóng phí và phạm vi bảo vệ mong muốn tới đâu…,tuyệt đối không tham gia bảo hiểm vì cả nể, theo phong trào hay vì bất kì lý do thiếu hợp lý khác.

Khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, người mua cần kỷ luật với chính mình, kiên trì trong thực hiện, bởi chúng ta chỉ mua được bảo hiểm khi có đủ điều kiện về sức khỏe, tài chính và khi chưa phải dùng tới nó. Xét cho cùng, làm dang dở hợp đồng bảo hiểm chỉ nên là việc “chẳng đặng đừng”.

I. Điểm giống nhau

Thành thật mà nói, trên quan điểm của người làm việc lâu năm trong ngành tài chính, thì NH và BHNT chỉ giống nhau ở mỗi việc…đưa tiền cho 1 người khác giữ giùm (!!).

Gửi tiết kiệm ở NH, là bạn đem tiền đưa cho NH giữ (đương nhiên). Thì đóng phí BHNT cũng vậy, bạn cũng đưa tiền cho công ty BHNT giữ giùm.

Còn 1 điểm chung nữa là cả NH và BHNT đều có lãi suất sinh lời. Đây gọi là chức năng huy động vốn.

Điểm giống thì chỉ có vậy, còn điểm khác thì rất nhiều.

II. Điểm khác nhau

Như đã chia sẻ, NH và BHNT chỉ giống nhau mỗi việc huy động vốn. Còn mục đích, vai trò, lợi ích, ý nghĩa của 2 tổ chức tài chính này là khác nhau hoàn toàn. Để hiểu rõ, chúng ta cùng đi sâu vào sự khác nhau ở từng khía cạnh.

1. Khác về quyền lợi

NH có rất nhiều chức năng khác nhau như huy động vốn, cho vay, sản phẩm thẻ…Tuy nhiên, để đơn giản hóa vấn đề, trong nội dung bài viết này chúng ta chỉ xét đến chức năng huy động vốn của NH.

NH là kênh đầu tư sinh lời an toàn và tạo ra thu nhập thụ động cho người gửi tiền. Bạn gửi tiền ở NH thì mục tiêu là mỗi tháng sẽ nhận được 1 khoản tiền lời. Bạn sử dụng tiền lời này để mua sắm, chi tiêu…

BHNT, dù cũng là huy động vốn, nhưng mục đích hàng đầu là để bảo vệ tài chính, còn lãi suất sinh lời của BHNT chỉ là phụ. BHNT vẫn có lãi suất, nhưng tiền lãi và gốc chỉ có thể lấy được vào lúc đáo hạn hợp đồng, gọi là lấy Giá trị hoàn lại.

Để hiểu bảo vệ tài chính là gì, BHNT có lợi ích cụ thể là gì, bạn xem thêm tại đây.

BHNT không phải là kênh đầu tư. Người ta đầu tư vào vàng, bất động sản, chứng khoán, ngoại hối…nhưng chưa bao giờ có thuật ngữ nào gọi là đầu tư vào bảo hiểm.

BHNT & NH không phải là 2 tổ chức đối nghịch với nhau. Không phải là có bao nhiêu tiền tiết kiệm thì dồn hết để mua bảo hiểm, cũng không nên đem hết tiền gửi vào NH. Kế hoạch tài chính trọn vẹn nhất là nên chia tiền ra theo tỷ lệ hợp lý, 1 phần tham gia BHNT, 1 phần khác gửi NH.

Bảng sau đây so sánh quyền lợi của việc gửi tiết kiệm và tham gia hợp đồng BHNT: giả sử với 1,5 triệu/tháng thì đem gửi NH và đem đóng phí BHNT sẽ khác nhau về lợi ích như thế nào.

Bảo hiểm Nhân thọNgân hàng
Rủi ro tử vong xảy ra1 tỷ đồng0 đồng
Rủi ro tai nạn xảy raHỗ trợ theo tỷ lệ thương tật, tối đa 200 triệu đồng0 đồng
Rủi ro bệnh hiểm nghèo200 triệu đồng0 đồng
Chi phí nhập việnThanh toán 100% viện phí, tối đa 500 triệu đồng0 đồng
Đáo hạn (15 năm)350 triệu đồng350 triệu đồng
Tính linh hoạtPhải tham gia đến khi đáo hạn (15 năm)Có thể rút bất kì lúc nào

Để xem thêm về việc có nên mua BHNT hay không, đọc thêm bài viết này.

2. Khác về hình thức gửi tiền

Khi chọn gửi tiền ở NH, bạn có quyền quyết định thời hạn tiền gửi, ví dụ như chọn gửi với lãi suất có kỳ hạn thì tiền lãi sẽ nhiều hơn so với gửi tiền lãi suất không kỳ hạn (muốn rút lúc nào thì rút). Vậy gửi tiết kiệm NH cho phép bạn linh động thời hạn tiền gửi.

Nhưng đối với BHNT, thời hạn hợp đồng ngắn nhất là 10 năm. Nghĩa là một khi bạn đã ký hợp đồng thì bắt buộc phải tham gia cho đến lúc đáo hạn thì mới được rút Giá trị hoàn lại.

Đọc thêm: Tại Sao Rút Tiền Từ BHNT Không Dễ Như Ngân Hàng?

Chính vì vậy nên người ta thường chia tỷ lệ tiền tham gia BHNT là từ 20% đến 30% so với tổng số tiền nhàn rỗi mỗi tháng, mục tiêu là để phí đóng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ: thu nhập của bạn là 15 triệu/tháng, sau khi trừ đi mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống,…bạn còn dư 10 triệu/tháng; vậy nghĩa là bạn có thể tham gia BHNT với hợp đồng có mức phí vào khoảng từ 2 đến 4 triệu mỗi tháng, tiền dư ra bạn có thể đem gửi NH. Như vậy, bạn không phải cảm thấy nặng nề mỗi khi đến hạn đóng phí.

Bên cạnh đó, dù thời hạn hợp đồng BHNT là dài, nhưng công ty vẫn có các chính sách hỗ trợ khi tài chính của bạn bị giảm sút. Ví dụ như cho phép tăng/giảm phí đóng, cho phép đóng trễ, cho bảo lưu…

Đọc thêm: Kinh Nghiệm Chọn Hợp Đồng BHNT