Số liệu trung bình ngành bánh kẹo năm 2024

Trong những năm qua, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ổn định với mức tăng trưởng bình quân 8-10/năm. Tổng sản lượng bánh kẹo của Việt Nam trong năm 2020 dự kiến đạt hơn 200.000 tấn và Doanh thu ước đạt hơn 40.000 tỷ đồng, doanh thu và sản lượng có dấu hiệu chậm lại bởi ảnh hưởng dịch covid-19. Ngành bánh kẹo Việt những năm gần đây được đánh giá tăng trưởng chậm lại. Hai năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt khoảng 8-10%, thay vì 15-20% trong giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, trong con mắt các nhà đầu tư ngoại, thị trường 97 triệu dân của Việt Nam vẫn đầy hấp dẫn, bởi so với tốc độ tăng trưởng trung bình ngành bánh kẹo trên thế giới khoảng 1,5% và riêng Đông Nam Á là 3%, thì mức tăng trưởng của bánh kẹo Việt Nam vẫn cao.

Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki, đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo (với số vốn góp 70% của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) và 30% vốn góp của tập đoàn Kotobuki Holding (Nhật Bản ). Được thành lập từ năm 1992, Hải Hà – Kotobuki được biết đến là một trong những liên doanh sản xuất bánh kẹo đầu tiên ở miền Bắc.

Số liệu trung bình ngành bánh kẹo năm 2024

Với chiến lược phát triển đúng đắn và sự chỉ đạo sát sao của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, các sản phẩm của Hải Hà – Kotobuki đã khẳng định được vị thế thương hiệu hàng đầu trên thị trường bánh kẹo Việt Nam nhờ sự đa dạng của sản phẩm và mẫu mã, phù hợp với khẩu vị và thị hiếu của người tiêu dùng, giá thành cạnh tranh, chất lượng ổn định, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ chiếm trọn trái tim khách hàng trong nước, “con tàu Hải Hà – Kotobuki” với những tiềm lực mạnh mẽ đã sẵn sàng vươn khơi, chinh phục thị trường quốc tế.

Với hệ thống gần 50 cửa hàng bánh tươi Origato phân bố rộng khắp tại Thủ đô Hà Nội và Bắc Ninh, các sản phẩm bánh gato, bánh sinh nhật, bánh tươi cung cấp cho các suất ăn hàng ngày tại các trường học và khu công nghiệp là minh chứng rõ nét cho chất lượng và sự phục vụ tận tâm đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty TNHH Hải Hà- Kotobuki. Có thể kể đến các sản phẩm tiêu biểu của Công ty hiện nay như bánh Orito, cracker hương bơ, cracker vừng dừa, bánh cookies với sản lượng tiêu thụ trong nước tăng cao qua từng năm, vượt qua qua những tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã đã xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản – đất nước nổi tiếng khắt khe về chất lượng.

Số liệu trung bình ngành bánh kẹo năm 2024

Để mở rộng sản xuất kính doanh, năm 2016 Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bánh kẹo hiện đại tại khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh với công suất hàng nghìn tấn/năm. Sự kiện bước ngoặt này đã đánh dấu cột mốc phát triển lớn mạnh của Hải Hà – Kotobuki – xứng tầm thương hiệu uy tín số 1 Việt Nam.

Con tàu Hải Hà – Kotobuki dưới sự chèo lái của đội ngũ Lãnh đạo có tâm, có tầm, giàu kinh nghiệm nhiều năm qua luôn trọng chữ tín hàng đầu, lấy con người làm trung tâm, không ngừng đầu tư công nghệ sản xuất mới, độc quyền từ nước ngoài, nghiên cứu sáng tạo ra các dòng sản phẩm chất lượng, đa dạng đáp ứng nhiều phân khúc tiêu dùng trong nước và quốc tế. Ngay cả khi có sự lấn sân của thị trường bánh kẹo nhập ngoại, với sự cạnh tranh khốc liệt, Hải Hà – Kotobuki không xem đó là khó khăn mà lấy đó làm động lực để vươn lên mạnh mẽ hơn.

Có thể khẳng định rằng, Hải Hà – Kotobuki với tiềm lực lớn mạnh và định hướng phát triển rõ ràng, trong tương lai sẽ phát triển không ngừng, xứng đáng là “con tàu lớn” vượt qua mọi phong ba, bão táp, vươn khơi mạnh mẽ, chinh phục thị trường các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025

+ Là công ty TOP đầu trong cung ứng sản phẩm bánh tươi, Gato, bánh kẹo cao cấp các loại trên thị trường

+ Ứng dụng các công nghệ chế biến vào sản xuất và bảo quản thực phẩm theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản

Vietstock lựa chọn tiêu chuẩn NAICS 2007 (The North American Industry Classification System) để áp dụng cho việc phân ngành vì tính phổ biến, bao quát cao, được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế, có nhiều điểm tương đồng với hệ thống phân ngành VSIC 2007 của Việt Nam, và có trật tự logic cao trong việc sắp xếp thứ tự ngành.

Bánh và kẹo nội địa là những món ăn vặt phổ biến ở Việt Nam. Với nhiều loại kết cấu và hương vị, chúng rất hấp dẫn đối với cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Trong xu thế hội nhập, người tiêu dùng Việt cũng ngày càng ưa chuộng bánh kẹo ngoại. Việt Nam hiện được coi là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm bánh kẹo từ khắp nơi trên thế giới. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường Việt Nam và nhu cầu ngày càng tăng cũng đang tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác.

Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam

Thị trường bánh kẹo tại Việt Nam được dự đoán sẽ tạo ra doanh thu 8,5 tỷ USD vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,17%. Theo Statista, lượng tiêu thụ bánh kẹo có đường hiện là lớn nhất, tiếp theo là bánh ngọt và các sản phẩm được bảo quản.

Số liệu trung bình ngành bánh kẹo năm 2024

Ngành bánh kẹo tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng tích cực. Ảnh: VIetnamnet.

Hiện cũng có sự cạnh tranh đáng kể trong lĩnh vực bánh kẹo giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Mặc dù thuế nhập khẩu bánh kẹo từ các quốc gia ASEAN vào Việt Nam đã giảm xuống 0%, nhưng bánh kẹo sản xuất trong nước vẫn tiếp tục nắm giữ thị trường, chiếm hơn 90% tổng doanh số bán bánh kẹo của cả nước.

Về xu hướng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam, đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại thực phẩm ít béo, ít đường và ít calo. Nguyên do là tỷ lệ béo phì ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa và thay đổi lối sống, cũng như ý thức về sức khỏe ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu đối với các loại thực phẩm ít béo tăng lên đáng kể. Theo báo cáo từ UNICEF, tình trạng béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở trẻ em Việt Nam. Số trẻ em từ 5 đến 19 tuổi thừa cân tăng từ 8,5 năm 2010 đã lên 19% năm 2020.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày nay cũng đang dần quan tâm hơn đến các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Tiêu dùng xanh cũng là một trụ cột chính trong Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

Nắm bắt xu hướng này, các công ty cũng đang hướng đến xu hướng phát triển bền vững, ưu tiên tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm, lựa chọn các thành phần có nguồn gốc thân thiện với môi trường, đồng thời cân nhắc sử dụng vật liệu đóng gói có thể tái chế để giảm lượng khí thải carbon.

Sản xuất và xuất khẩu bánh kẹo tại Việt Nam

Trong khâu sản xuất, yếu tố đầu tiên cần quan tâm là ưu tiên các nguyên liệu trồng tại địa phương. Nguyên liệu rất quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến. Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp phát triển tương đối mạnh. Mặc dù phải đối mặt với những thách thức từ thiên tai và điều kiện thời tiết bất lợi, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển. Nguyên liệu cốt lõi trong bánh kẹo gồm mía đường và ca cao đều tăng trưởng tốt tại Việt Nam.

Cho tới nay, Việt Nam vẫn là nguồn cung cấp hạt ca cao chất lượng cao tuyệt vời. Năm 2022, sản lượng ca cao đạt 5,75 triệu kg. Ngoài ra, chất lượng ca cao của Việt Nam cũng đã nhận được danh hiệu ICCO Fine Flavor Cacao vào năm 2021.

Ngành sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam cũng có nhiều lợi thế trong việc xuất khẩu sang các nước khác. Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp giảm đáng kể các rào cản thương mại đối với lĩnh vực này. Ví dụ, bánh kẹo Việt Nam rất cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc do thuế suất gần như bằng 0% theo FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Còn tại Việt Nam, ngành bánh kẹo cũng đang ghi nhận một thị trường rất tiềm năng. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và thứ 15 trên thế giới. Đầu năm nay, dân số Việt Nam đã vượt mốc 100 triệu người. Trong bối cảnh này, các công ty bánh kẹo nước ngoài có thể thấy Việt Nam, chỉ riêng về số lượng dân, là một thị trường hấp dẫn do cơ sở khách hàng rộng lớn và ngày càng mở rộng.

Thêm vào đó, mức lương trung bình của Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 là 7 triệu đồng, gần gấp đôi so với mức lương trung bình của người lao động vào năm 2013. Với thu nhập ngày càng tăng, nhiều người có thể mua các loại hàng hóa như bánh kẹo với số lượng nhiều hơn và có giá cả cao hơn. Thị trường Việt Nam cũng đang hướng đến các sản phẩm chất lượng cao, dành cho người sành ăn.

Có thể thấy là một thị trường đầy hứa hẹn cho ngành bánh kẹo, Việt Nam đang ghi nhận một số công ty mới, cả trong nước và quốc tế, mở rộng các dòng sản phẩm bánh kẹo của họ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa cho các công ty đang có mặt mở rộng hơn nữa và nhiều công ty mới tham gia thị trường. Những công ty hiểu được nhu cầu và xu hướng địa phương và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ cho phù hợp là sẽ những đơn vị thành công nhất.