Sinh mổ bao lâu thì ăn được trứng vịt lộn

Sau sinh ăn trứng vịt lộn có được không là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Mặc dù trứng vịt lộn là món ăn cực kỳ bổ dưỡng, nhưng với với các bà mẹ sau sinh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho bé, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Do đó, việc tìm hiểu rõ nên ăn gì, có nên ăn trứng vịt lộn hay không là vấn đề hoàn toàn cần thiết.

Trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Mỗi quả trứng có chứa:

  • 182 kcal
  • 12.4 lipid
  • 82 mg Canxi
  • 13.6 Protein
  • 600mg Cholesterol
  • 212 mg phốt pho

Ngoài ra, trứng vịt lộn cũng rất giàu vitamin. Trứng vịt lộn còn được ăn với rau răm, gừng tươi sẽ tạo thành bài thuốc tốt có tác dụng chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt cũng như chữa yếu sinh lý.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng cho sức khỏe

Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là trứng vịt lộn có chứa một lượng nhỏ cholesterol nên nếu ăn nhiều có thể dẫn tới một số biến chứng như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ. Cũng bởi những lý do này mà nhiều bà đẻ thắc mắc sau sinh có ăn được trứng vịt lộn hay không.

Sau sinh ăn gì, không nên ăn gì là băn khoăn của hầu hết các mẹ. Với trứng vịt lộn, có thể nói đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, hơn nữa hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng bà đẻ sau sinh không được ăn trứng vịt lộn. Do vậy, các mẹ vẫn có thể ăn trứng vịt lộn sau khi sinh, vừa giúp bồi bổ cơ thể vừa tăng dinh dưỡng cho bé.

Ngoài ra, trứng vịt lộn cũng mang tới nhiều lợi ích sức khỏe tốt cho các mẹ. Trứng vịt lộn giúp tu âm dưỡng huyết rất bổ cho máu, nhất là những bà mẹ mất nhiều máu sau sinh, từ đó giúp cơ thể sớm hồi phục.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn rất bổ cho máu, nhất là những bà mẹ mất nhiều máu sau sinh

Trứng vịt lộn cũng rất giàu vitamin A, bổ cho mắt, tăng sức đề kháng, còn có tác dụng tạo xương cho trẻ giúp cho trẻ có chiều cao tối đa theo tiềm năng.

Trứng vịt lộn cũng giúp cung cấp lượng đủ calo cho các hoạt động hàng ngày của mẹ. Ăn trứng vịt lộn giúp cung cấp từ 20 đến 30% trong tổng lượng calo cần nạp một ngày. Do vậy, nếu ăn trứng vịt lộn vào bữa sáng sẽ rất thích hợp với các bà mẹ sau sinh.

Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt, thậm chí nếu ăn uống không khoa học còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Bởi vậy, các bà mẹ cần chú ý một số điểm sau:

Sinh mổ bao lâu thì ăn được trứng vịt lộn
Không nên ăn nhiều trứng vịt lộn một tuần
  • Để chăm sóc sau sinh tốt nhất, bà đẻ sau sinh chỉ nên ăn trung bình 1 quả/tuần, không nên ăn quá nhiều do trứng vịt lộn chứa cholesterol, nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. Ngoài ra, ăn nhiều cũng dẫn tới tình trạng thừa vitamin A, tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn sữa mẹ đồng thời cản trở quá trình hình thành xương, phát triển chiều cao của trẻ.
  • Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng kèm theo các món ăn khác sẽ tốt hơn đối với các mẹ sau sinh. Không nên ăn vào buổi tối do trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, khiến các mẹ khó ngủ.
  • Những bà mẹ có tiền sử bị cao huyết áp, viêm gan, tim mạch, gút, tiểu đường, gan nhiễm mỡ không nên ăn trứng vịt lộn vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, thậm chí còn có thể gây nên tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim và có thể dẫn đến đột quỵ.

Hy vọng những thông tin trên giúp các mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn trứng vịt lộn được không. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn cũng cần khoa học, tránh ăn quá nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Xem thêm:

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Hột vịt lộn là món ăn rất bổ dưỡng và được yêu thích của người Việt nhờ có hương vị thơm ngon. Vì vậy, sau phẫu thuật ăn hột vịt lộn được không là thắc mắc của không ít người vừa phẫu thuật. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau đây từ các chuyên gia dinh dưỡng tại Nutricare để tìm lời giải đáp nhé!

Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh được tác dụng của trứng vịt lộn đối với người sau phẫu thuật. Theo phân tích dinh dưỡng, trứng vịt lộn rất tốt cho quá trình phục hồi nhưng theo kinh nghiệm dân gian, người sau phẫu thuật không nên ăn trứng vì có thể để lại sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ cho vết mổ.

Trước hết, cùng xem bảng phân tích giá trị dinh dưỡng trong trứng vịt lộn dưới đây:

Dinh dưỡng  Hàm lượng trong 1 quả trứng vịt lộn 102g
Calo 188 calo
Protein 13g
Chất béo 14g
Carbohydrate 1,5g
Natri 148mg
Kali 225mg
Cholesterol 897mg

Từ bảng thành phần trên, có thể thấy trứng vịt lộn rất giàu Protein và chất béo, giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng cao hơn của cơ thể người bệnh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Protein còn có vai trò thiết yếu trong việc tái tạo mô, chữa lành vết thương và cải thiện miễn dịch cho người bệnh.

Theo quan niệm dân gian: Ăn trứng vịt lộn sau mổ do có thể gây sẹo lồi, sẹo trắng, gây loang lổ mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, vẫn chưa có dẫn chứng khoa học nào xác minh cho điều này.

Sẹo lồi và loang lổ da có thể là do Protein trong trứng vịt lộn gây tăng sinh mô liên kết quá mức, làm đùn da thừa nhiều và giảm độ đàn hồi của các mô cơ, thường gặp ở những người có cơ địa dễ lên sẹo. Vì vậy, người sau phẫu thuật nên hạn chế ăn trứng vịt lộn trong quá trình liền sẹo và lên da non.

Tới đây mỗi bạn đọc có thể tự tìm đáp án cho câu hỏi “sau phẫu thuật ăn hột vịt lộn được không” cho bản thân hay gia đình. Và tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng về việc có nên ăn trứng vịt lộn sau phẫu thuật hay không để đảm bảo phục hồi sức khỏe.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được trứng vịt lộn
Ăn trứng vịt lộn có thể gây sẹo lồi theo kinh nghiệm dân gian

Vẫn có ý kiến cho rằng sau phẫu thuật có thể ăn trứng vịt lộn, tuy nhiên trong một vài trường hợp người bệnh nên kiêng hoàn toàn loại thực phẩm này do gây tác động xấu đến sức khoẻ.

Người sau khi phẫu thuật thẩm mỹ

Tuy chưa có bằng chứng khoa học nhưng kinh nghiệm của nhiều người cho thấy, có nhiều trường hợp vết sẹo bị đốm trắng sau khi ăn trứng vịt lộn. Lượng Protein lớn trong trứng vịt lộn làm tăng sinh Collagen mạnh nên hoàn toàn có thể gây ra nguy cơ này.

Người phẫu thuật thẩm mỹ luôn muốn có làn da hoàn hảo, đẹp không tì vết. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cao nhất nên kiêng hoàn toàn trứng vịt lộn và chỉ nên ăn khi vết thương đã hồi phục hoàn toàn.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được trứng vịt lộn
Người sau phẫu thuật thẩm mỹ nên kiêng hoàn toàn trứng vịt lộn

Người sau phẫu thuật có bệnh nền ở thận

Người bệnh thận bị suy giảm khả năng thải trừ Urê trong máu. Trong khi đó, khi ăn thêm trứng vịt lộn, gan sẽ tăng chuyển hóa Protein thành Urê. Việc không thể đào thải Urê kịp sẽ khiến nồng độ chất này trong máu tăng cao. Hệ quả, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng chướng bụng, hoa mắt, chóng mặt, nôn và tiêu chảy kéo dài, nặng hơn có thể gây hôn mê, co giật và trụy tim mạch.

Người sau phẫu thuật có bệnh nền ở gan

Khi bổ sung lượng lớn Protein từ trứng vịt lộn có thể gây tích lũy chất độc trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi của người bệnh, thậm chí gây suy giảm nhận thức và hôn mê.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được trứng vịt lộn
Ăn trứng vịt lộn có thể gây tích lũy chất độc ở người sau phẫu thuật mắc bệnh gan

Người sau phẫu thuật đang mắc bệnh gout

Trứng vịt lộn rất giàu Protein và Purin nên làm tăng tổng hợp Axit Uric máu, khiến các triệu chứng sưng, đau của bệnh Gout trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người đang mắc bệnh Gout sau phẫu thuật cần tránh ăn trứng vịt lộn.

Người sau phẫu thuật đang mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch 

Cholesterol trong trứng vịt lộn cao gấp 3 lần lượng được khuyến cáo hàng ngày. Cholesterol là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến xơ vữa động mạch, vì vậy có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp và bệnh tim mạch vốn có của người bệnh, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Như vậy, với câu hỏi sau phẫu thuật ăn hột vịt lộn được không thì người sau phẫu thuật hay sau mổ nằm trong những trường hợp trên cũng cần phải đặc biệt lưu ý khi có ý định ăn hột vịt lộn sau phẫu thuật là không nên.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người sau phẫu thuật mắc bệnh tim

Để tránh các tác hại không mong muốn có thể xảy ra, ngoài trứng vịt lộn, người sau phẫu thuật cũng cần tránh các loại thực phẩm dưới đây:

  • Thức ăn nhiều đường: Đường trong bánh kẹo, nước ngọt, trái cây khô,… có thể lưu lại lâu và lên men trong ruột do cơ thể người bệnh chuyển hoá kém, gây đầy hơi và chướng bụng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn như các loại đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói,… thường chứa nhiều muối, đường, chất béo chuyển hóa và các chất phụ gia nên dễ khiến người bệnh táo bón và khó tiêu, tác động đến vết mổ và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư.
  • Rượu và chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê,… có thể cản trở hệ tiêu hoá hấp thu các chất dinh dưỡng, làm giảm tổng hợp Collagen khiến vết mổ lâu lành. Hơn nữa, một số thuốc điều trị có thể tương tác với các chất này, gây tác động không tốt đến quá trình phục hồi của người bệnh.
  • Thức ăn gây mưng mủ, sẹo lồi: Một số loại thực phẩm như rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp,… có thể gây mưng mủ, ngứa ngáy và để lại sẹo lồi, loang lổ da ở những vùng vết thương hở. Vì vậy, người sau phẫu thuật cần tránh ăn đặc biệt trong thời kỳ lên da non.
Sinh mổ bao lâu thì ăn được trứng vịt lộn
Thịt bò và rau muống có thể gây sẹo lồi sau phẫu thuật

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ từ Nutricare về chủ đề “Sau phẫu thuật ăn hột vịt lộn được không?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người người sau phẫu thuật. Bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có những lựa chọn đúng đắn nhất.

Nếu bạn có thắc mắc gì về ảnh hưởng của trứng vịt lộn cũng như các vấn đề dinh dưỡng khác sau phẫu thuật, hãy truy cập fanpage Nutricare – Bí quyết sống khỏe hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.