Shs chia cổ tức 2023

Shs chia cổ tức 2023

Theo ông, các doanh nghiệp đang phải chịu sức ép về tỷ giá, lãi suất như thế nào?

Ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho đến thời điểm này đã có 6 lần tăng lãi suất với tổng cộng mức tăng là 3,75%, điều này làm cho đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác, tạo nên sức ép cho tỷ giá của Việt Nam. Tuy nhiên với chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan quản lý, mức độ tỷ giá gây áp lực đối với nền kinh tế nói chung chưa nhiều như ở các quốc gia khác. Dù vậy, kết quả kinh doanh quý 3 giảm khoảng trên 5% cũng đã phần nào phản ánh những khó khăn này.

Trong bối cảnh này, nhóm ngành nào bị ảnh hưởng nặng nhất?

Ông Ngô Thế Hiển: Một số các ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng như bán lẻ do hầu hết các sản phẩm trong ngành này đều nhập khẩu về để bán trong nước. Khi tỷ giá tăng, giá cả của các mặt hàng sẽ tăng lên, tác động đến mức tiêu thụ. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam phải nhập khẩu rất nhiều các nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, nên khi tỷ giá tăng cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như kết quả của rất nhiều doanh nghiệp, điển hình nhất là ngành thép.

Theo ông, các doanh nghiệp nên làm gì để xoay sở vào lúc này?

Ông Ngô Thế Hiển: Hầu hết các doanh nghiệp đã nhìn nhận được phần nào những khó khăn và có những động thái khá tích cực để chuẩn bị, ví dụ giảm chi phí, chuyển đổi số hoặc tăng thêm tỷ lệ tiền mặt để đề phòng rủi ro.

Trước bối cảnh trên, ông dự báo từ nay đến hết năm thị trường chứng khoán sẽ diễn biến như nào? 

Ông Ngô Thế Hiển: Giai đoạn vừa qua thị trường đã có một đợt giảm khá mạnh. Riêng tháng 10, VN-Index giảm 9,2%, còn nếu tính từ đầu năm thì chỉ số chính đã giảm trên 31%. Tôi kỳ vọng từ nay cho đến cuối năm, chỉ số VN-Index sẽ hình thành được một mặt bằng giá mới và đi vào quá trình tích lũy với ngưỡng hỗ trợ vào quanh vùng 950 điểm và ngưỡng trên khoảng 1.050-1.100 điểm.

Bởi vì VN-Index đã giảm rất mạnh rồi nên tôi hy vọng sau giai đoạn tích lũy này chỉ số có thể có những diễn biến tích cực hơn trong năm 2023. Có lẽ chúng ta chưa thể kỳ vọng thị trường sẽ sớm quay trở lại tăng trưởng, vượt qua những mức mức giá của năm đầu năm 2022 trong ngắn hạn. 

Những nhóm ngành nào sẽ vượt qua "giông bão" này?

Ông Ngô Thế Hiển: Một số ngành nhà đầu tư có thể lưu ý. Một là ngành công nghệ, các doanh nghiệp trong tiến trình để cắt giảm chi phí sẽ đẩy mạnh chuyển sang số hóa, nên đây là cơ hội của các công ty trong ngành công nghệ. Bên cạnh đó, các công ty nhóm này cũng ít chịu ảnh hưởng từ các yếu tố tỷ giá hay lãi suất do vay nợ ít. Hai là ngành cảng biển, logistics, bởi đây là những ngành có nguồn thu chủ yếu tính bằng ngoại tệ.

Cũng phải kể đến một số doanh nghiệp trong ngành bất động sản khu công nghiệp bởi làn sóng của doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn đang khá tốt và hầu hết doanh thu các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu được niêm yết bằng tỷ giá và nhiều doanh nghiệp khu công nghiệp hiện tại đang có nguồn thu rất ổn định. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp trong ngành dầu khí nhờ lượng tiền mặt lớn.

Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ năm 2022.

Theo đó, ngân hàng sẽ chào bán hơn 533 triệu cổ phiếu SHB cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ thực hiện quyền là 100: 20 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tại ngày chốt danh sách thì có 1 quyền mua, cứ 100 quyền mua thì được mua thêm 20 cổ phiếu mới). Giá chào bán dự kiến là 12.500 đồng/cp.

Số tiền thu được từ đợt chào bán là 6.667 tỷ đồng. SHB sẽ sử dụng 6.257 tỷ để mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp và dùng 410 tỷ để cho vay cá nhân, dự kiến giải ngân từ quý 4/2022 đến quý 2/2023.

Bên cạnh đó, SHB cũng sẽ tiến hành phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ thực hiện 15%. Nguồn vốn được sử dụng để thực hiện là từ nguồn lợi nhuận sau thuế và sau khi trích lập các quỹ năm 2021.

Ngoài ra, SHB tiếp tục phát hành 45,12 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cp. Số tiền thu được từ đợt chào bán cho người lao động dự kiến là 451,2 tỷ đồng, sẽ dùng để mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng, trong đó chủ yếu cho vay doanh nghiệp.

Hiện vốn điều lệ của SHB ở mức 26.674 tỷ đồng. Sau khi thực hiện 3 phương án trên, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng lên mức 36.459 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9/2022, giá cổ phiếu SHB đứng ở mức 12.450 đồng/cp, giảm 20,2% so với cuối tháng 8.

Minh Vy

Nhịp sống thị trường