Tiền bảo hiểm y tế 2023

Khi lương cơ sở tăng từ ngày 1.7.2023 thì chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2023 sẽ có sự thay đổi đáng kể.

Tăng mức đóng BHYT hộ gia đình

Tiền bảo hiểm y tế 2023
Chính sách BHYT năm 2023 sẽ có sự thay đổi. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.

Theo Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT theo diện hộ gia đình được tính dựa trên lương cơ sở với cách tính như sau:

Tiền bảo hiểm y tế 2023
Ảnh: Chụp màn hình.

Trong năm 2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1.7.2023 sẽ được điều chỉnh tăng lên như sau:

Tiền bảo hiểm y tế 2023
Ảnh: Chụp màn hình.

Tăng mức đóng BHYT học sinh, sinh viên

Căn cứ khoản 11 Điều 18 và Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân khi tham gia BHYT sẽ phải đóng theo mức sau:

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

Do lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng nên từ ngày 1.7.2023, mức đóng BHYT của nhóm đối tượng học sinh, sinh viên sẽ tăng như sau:

Tiền bảo hiểm y tế 2023
Ảnh: Chụp màn hình.

Tăng mức đóng BHYT hộ nghèo, cận nghèo

Căn cứ Khoản 10 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2019, thành viên thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều tham gia BHYT chỉ phải đóng với mức sau:

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 30% x 4,5% x Mức lương cơ sở

Từ 1.7.2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT của hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ thay đổi như sau:

Tiền bảo hiểm y tế 2023
Ảnh: Chụp màn hình.

Lương Hạnh

Tiện ích thông tin

QR Code

Tin khác

  -   Thứ tư, 21/09/2022 11:00 (GMT+7)

Tiền bảo hiểm y tế 2023

Đối tượng học sinh, sinh viên bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Khi đăng ký tham gia BHYT, học sinh cả nước đều sẽ được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.  

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc áp dụng với các đối tượng được quy định trong Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Trong đó, Khoản 4 Điều 12 Luật BHYT hiện hành đã nêu rõ các đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng:

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

b) Học sinh, sinh viên.

Những trường hợp học sinh thuộc diện tham gia BHYT theo nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng như: Trẻ em dưới 06 tuổi; trẻ thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; trẻ thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng khó khăn; người đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; con của liệt sỹ; con của công an đang công tác, bộ đội đang tại ngũ… được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Còn đối với các học sinh còn lại, căn cứ Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, mức đóng hằng tháng được xác định như sau:

Mức đóng BHYT tối đa của học sinh, sinh viên= 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

Trong đó: Mức lương cơ sở hiện đang áp dụng = 1,49 triệu đồng/tháng.

Hiện nay hầu hết các nhà trường đều thực hiện thu tiền BHYT cho cả năm (12 tháng) nên số tiền BHYT mà các bậc phụ huynh phải đóng cho con đầu năm sẽ được tính như sau:

Tiền đóng BHYT = 12 tháng x  70% x 4,5% x 1,49 triệu đồng = 563.220 đồng.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận