Sáng kiến kinh nghiệm trong cải cách hành chính

Tinh gọn nhưng phải hiệu quả 

Trong số hơn 30 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm mô hình hợp nhất các cơ quan, một số mô hình phát huy hiệu quả đã được các địa phương triển khai ở 100% đơn vị cấp huyện.

Xem tiếp

Một sáng kiến với tâm huyết chuyển đổi số 

Ý tưởng xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu, dự báo tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), tích hợp với các hệ thống dữ liệu chuyên ngành của đội thi Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã giành giải...

Xem tiếp

10/11/2021 06:46

Từ sáng kiến cải cách

Nhận thức rõ tầm quan trọng của CCHC trong tình hình mới, tỉnh Cà Mau mạnh dạn áp dụng nhiều sáng kiến, giải pháp mới trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân. Ðây được xem là mắt xích quan trọng, góp phần vào kết quả cải cách của địa phương.

10 năm qua, huyện Phú Tân là địa phương có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được triển khai áp dụng trong CCHC, như sáng kiến Chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và quy định vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện CCHC; sắp xếp, bố trí số lượng cán bộ, công chức trực tại bộ phận một cửa (2 người đối với cấp xã và 3 người đối với cấp huyện), để tránh lãng phí nguồn nhân lực; trang bị thiết bị công nghệ để người dân tra cứu TTHC trên môi trường điện tử; đồng thời, ứng dụng các phần mềm điện tử và công tác quản lý văn bản, quản lý công việc…

Sáng kiến kinh nghiệm trong cải cách hành chính

Huyện Phú Tân đẩy mạnh hoạt động CCHC, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. (Trong ảnh: Trung tâm hành chính huyện Phú Tân).

Ðặc biệt, các mô hình CCHC: “Dịch vụ chuyển phát kết quả giải quyết hồ sơ TTHC qua đường bưu chính đến tận người dân”; “Hộp thư góp ý”; “3 trong 1”; “Thư chúc mừng, thư chia buồn”; “Nụ cười công sở”, gắn với khẩu hiệu "4 không” và “Hết việc không hết giờ”. Qua thời gian triển khai cho thấy ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức thay đổi theo hướng tích cực; sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với công tác CCHC của địa phương được nâng lên.

Kết quả thực hiện công tác CCHC của địa phương, tỷ lệ hài lòng của người dân qua lấy ý kiến đạt trên 98% (so với chương trình trên 80%). Tính riêng trong năm 2015, huyện đạt kết quả khả quan với sáng kiến: “Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa” và năm 2016 với sáng kiến “Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật và thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức” của đơn vị xã Tân Hưng Tây, qua triển khai hiệu quả mang lại cao, được tỉnh, huyện công nhận”.

Ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau, cho biết: “Ðể hoạt động hiệu quả, định kỳ hàng tuần, trung tâm rà soát, thông báo hồ sơ sắp đến hạn trả kết quả để các cơ quan, đơn vị kịp thời xử lý nhằm góp phần hạn chế thấp nhất các trường hợp trễ hạn đối với người dân, doanh nghiệp”.

Với mục tiêu xây dựng chính quyền phục vụ, vì lợi ích của xã hội, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, trung tâm đã thành lập tổ hướng dẫn, hỗ trợ dịch vụ hành chính công để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết TTHC thông qua các hình thức: qua số điện thoại của tổng đài trung tâm; tiếp nhận thông tin tại địa chỉ email của trung tâm; cử thành viên đến tận nơi để hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Trong năm 2021, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện việc cấp giấy đi đường trực tuyến có mã QR cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Ðây là cách làm mới mà mục tiêu lớn lao được đưa ra là tạo và hình thành công dân điện tử, nhân tố quan trọng trong nền hành chính hiện đại và hiệu quả.

Ngoài ra, địa phương đã triển khai thực hiện tiếp nhận TTHC phi địa giới. Ðể thực hiện vấn đề này, tỉnh lựa chọn 52 TTHC (lĩnh vực đất đai, xây dựng và đăng ký kinh doanh) mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thường xuyên thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện để giao Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh tiếp nhận.

Tỉnh thành lập điểm Cà phê khởi nghiệp. Ðây là địa điểm gặp gỡ, kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bố trí “Vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp”, thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp về cơ sở vật chất dùng chung, không gian làm việc chung, khu trưng bày và bán các sản phẩm khởi nghiệp, cà phê khởi nghiệp, nơi tổ chức các sự kiện khởi nghiệp, nơi sinh hoạt của các câu lạc bộ: Khởi nghiệp, Du học sinh Cà Mau.

Thông qua 2 địa điểm nêu trên, tỉnh đã tổ chức các chương trình tuyên dương những điển hình thanh niên, chủ doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp thành công nhằm nhân rộng, tạo hiệu ứng tích cực trong giới trẻ và cộng đồng xã hội.

Ðến những đơn vị tốp đầu

Cà Mau vừa công bố kết quả chỉ số CCHC năm 2020 của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố. Theo đó, UBND huyện Phú Tân tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng với tổng điểm 81,74 điểm, không có điểm trừ.

Trước đó, vào năm 2019, huyện Phú Tân đứng đầu bảng xếp hạng với điểm số đạt trên 84 điểm. Ðây là địa phương được đánh giá thực hiện khá tốt các nhiệm vụ CCHC, hoàn thành đúng hạn nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND giao; chủ động trong việc sắp xếp các phòng chuyên môn thuộc UBND; quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các đơn vị cấp xã; mức độ thu hút đầu tư, tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới đạt cao...

Trong các văn bản báo cáo, huyện luôn xác định CCHC là nhiệm vụ chính trị quan trọng để từ đó có những chỉ đạo sâu sát với tình hình thực tế của địa phương. Với sự quan tâm, chỉ đạo, triển khai kịp thời, trên cơ sở bám sát quy định pháp luật hiện hành, công tác CCHC trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực. Tính công khai, minh bạch không ngừng được cải thiện. Trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải trình, giải thích việc thực thi pháp luật cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện tốt hơn.

Hàng năm, UBND huyện đều xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình CCHC giai đoạn 2011-2020. Bên cạnh đó, UBND huyện ban hành các kế hoạch riêng theo từng lĩnh vực trong công tác CCHC, như Kế hoạch rà soát, kiểm soát TTHC; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, kế hoạch tuyên truyền CCHC, kế hoạch kiểm tra...

Cùng với đó, ban hành Kế hoạch tổ chức đánh giá, xếp loại thi đua thực hiện công tác CCHC tại các phòng, ban, ngành và UBND cấp xã. Kết quả thực hiện công tác CCHC được xác định là tiêu chí xếp loại thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị trong năm.

Một điểm sáng phải kể đến là Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau. Ðây là đơn vị được nhiều địa phương trong khu vực, trong nước và Trung ương đánh giá cao về tính hiệu quả trong chiến lược cải cách tại địa phương. Nó được xem là bước đột phá quan trọng trong hoạt động CCHC ở giai đoạn mới.

Ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau, cho biết: “Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2017, trung tâm làm đầu mối và chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, hướng dẫn và giải quyết hồ sơ, TTHC của tổ chức, cá nhân theo quy định; phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh giải quyết công việc hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại".

Sau thời gian đi vào hoạt động, trung tâm đã tạo bước tiến quan trọng trong CCHC, hiệu ứng tích cực đối với người dân và doanh nghiệp thông qua việc đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ công của cơ quan Nhà nước. Nổi bật là việc thực hiện được mục tiêu giảm thời gian thực hiện TTHC; giảm thời gian đi lại, chi phí cho cơ quan Nhà nước, công dân, đáp ứng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2180/QÐ-UBND ngày 13/10/2021 về việc triển khai thực hiện thí điểm tiếp nhận tại nhà đối với 78 TTHC. Trong đó, có 47 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của 13 sở, ngành tỉnh; 31 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của 3 đơn vị cấp huyện, gồm Trần Văn Thời, Ðầm Dơi và TP Cà Mau.

Văn Ðum - Phong Phú

BÀI 3: HIỆN ÐẠI HOÁ NỀN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ