Safe chat là gì

(Ghi chú: bài viết không nhằm mục đích ủng hộ kiểm duyệt từ các mạng xã hội của Hoa Kỳ như Facebook hay Twitter, mà nhằm phơi bày những sự thật và con số chúng ta nên biết về Safechat và các thực thể liên đới đến nó)


Người dùng Internet hiện nay – đặc biệt ở Hoa Kỳ đang mang tâm lý chán ghét khi luôn bị dán nhãn cảnh báo trên các nền tảng truyền thông xã hội khi chia sẻ các thông tin có quan điểm khác với phần lớn báo chính thống về bầu cử Hoa Kỳ. Tình trạng kiểm duyệt dưới hình thức dán nhãn có nội dung vu khống từng được Facebook lập luận bằng cách… đổ cho “lỗi hệ thống” mà không đưa ra biện pháp khắc phục, và đến nay Facebook và các nền tảng truyền thông xã hội khác như Twitter, YouTube… ở Mỹ vẫn tiếp tục duy trì mật độ kiểm duyệt không thuyên giảm đối với ý kiến trái chiều trong giai đoạn cao trào của thông tin gian lận bầu cử.

Trong bối cảnh đó, Safechat – một nền tảng xã hội mới bất ngờ được chia sẻ như một biện pháp thay thế các mạng xã hội hiện hữu. Được giới thiệu nhà phát triển ứng dụng là ở Mỹ, Safechat được quảng cáo rằng sẽ trở thành nền tảng xã hội mới không kiểm duyệt hay hạn chế chia sẻ thông tin.

Safe chat là gì

Dù chỉ là một mạng xã hội mới lập ở Hoa Kỳ, nhưng Safechat đã “ưu ái” hỗ trợ riêng ngôn ngữ tiếng Việt cho người Việt, bên cạnh một số ít các ngôn ngữ khác. Điều này tạo ra sự thắc mắc không nhỏ: phải chăng thị trường người dùng ngôn ngữ tiếng Việt lại trở thành một trong các phân khúc chính của một mạng xã hội mới ở Mỹ, đặc biệt là sự phổ biến của Safechat là nhằm giải quyết tình hình bị thao túng của phần lớn các mạng xã hội Mỹ?

Hãy cùng tìm hiểu về Safechat từ phía người dùng Việt Nam để khám phá câu chuyện xung quanh ứng dụng mới này.

Gần đây, người dùng Việt Nam bắt đầu tiếp cận và cài đặt Safechat sau khi nghe qua các lời đồn đại. Khi lướt đọc các bình luận trong tháng 12/2020 về Safechat, sẽ nhận thấy ứng dụng được quảng cáo mạnh qua một trang thông tin ngôn ngữ tiếng Việt tên là DKN.TV (ĐKN hay DaikynguyenVN). Điều này có lẽ phần nào giải thích cho chúng ta về việc vì sao Safechat “ưu ái” hỗ trợ tiếng Việt và gián tiếp đặt ra thắc mắc về mối quan hệ giữa DKN và Safechat.

  • Safe chat là gì
  • Safe chat là gì
  • Safe chat là gì
  • Safe chat là gì
Chùm ảnh người dùng cho biết cài đặt ứng dụng thông qua lời giới thiệu của DKN.TV

Việc Safechat được những người dùng chia sẻ là do DKN.TV giới thiệu bắt nguồn từ một bài viết quảng bá trên chính trang này và dựa vào hiện tượng kiểm duyệt – dán nhãn cảnh báo bất hợp lý trên nền tảng truyền thông xã hội Facebook ở Mỹ. Bài viết cho rằng Safechat có thể thay thế cả Facebook, Twitter hay YouTube…

  • Safe chat là gì
  • Safe chat là gì
  • Safe chat là gì
  • Safe chat là gì
  • Safe chat là gì
  • Safe chat là gì
Bài phân tích dài về tình hình kiểm duyệt của Facebook đăng trên dkn.news có tiêu đề ‘Cơn hấp hối’ của ứng dụng kiểm duyệt đang tới đã thông qua đó quảng bá ứng dụng Safechat. Trên đầu trang báo, dkn.tv cũng chạy quảng cáo cho ứng dụng Safechat.

Vậy vì sao trang DKN này lại quảng cáo cho Safechat và điều đó có nghĩa như thế nào đến việc nhìn nhận về ứng dụng mới này?

Đầu tiên, xét về tính chính thống, “DKN” là 3 chữ viết tắt của “Đại Kỷ Nguyên”, tuy nhiên, điều quan trọng cần đảm bảo để tránh nhầm lẫn, đó là: DKN.TV không có bất kỳ mối liên hệ nào với báo The Epoch Times uy tín (dịch ra tên tiếng Việt là Đại Kỷ Nguyên thời báo) ở New York. Cách thức vận hành của hai trang tin tức này thậm chí có phần đối nghịch nhau. Nếu trang The Epoch Times chuyên đưa tin trung thực và độc lập, khác với phần lớn truyền thông bị thao túng ở Mỹ thì DKN lại là một kênh lá cải tam lưu, chuyên xào nấu bài từ nhiều nguồn, quảng cáo ồ ạt, dữ liệu gian dối, vi phạm bản quyền, hoàn toàn trái với tôn chỉ truyền thông của The Epoch Times.

Từ năm ngoái 2019, bản thân The Epoch Times đã từng có thông cáo (lược dịch) phủ nhận mối quan hệ với DKN khi bị quy chụp gán ghép với DKN và hoạt động trên trang liên kết của DKN – trong một vụ việc khác liên quan đến các hành vi vi phạm tiêu chuẩn chung của DKN trên Facebook gây “hệ lụy ngoài ý muốn” cho The Epoch Times. Lý do vì Facebook “lầm tưởng” rằng DKN là trang tiếng Việt của The Epoch Times. Sau thông cáo này, The Epoch Times cũng đã xuất bản một báo cáo chi tiết để lý giải về việc The Epoch Times không liên quan đến DKN cũng như phủ nhận cáo buộc The Epoch Times liên quan đến các hoạt động số liệu giả của trang truyền thông lá cải này. Bản tiếng Việt được lược dịch tại đây: link.

Safe chat là gì

Safe chat là gì

1) Ảnh – trái: Biểu ngữ quảng cáo báo The Epoch Times ở Mỹ với khẩu hiệu vạch trần những gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 ở Mỹ.
2) Ảnh – phải: Báo giấy Dajiyuan tiếng Trung. Cả trang tin tức The Epoch Times và báo giấy Dajiyuan đều thuộc Tập đoàn Truyền thông Epoch Media Group.
DKN.TV – kênh tin tức ủng hộ nhiệt tình Safechat, hoàn toàn không có bất kỳ mối liên hệ nào với thương hiệu uy tín của The Epoch Times trực tuyến và các phiên bản mọi ngôn ngữ của báo này. DKN.TV thậm chí còn khiến The Epoch Times bị liên lụy khi bị bên thứ ba tưởng nhầm đây là trang tiếng Việt của The Epoch Times.

Đây cũng chính là lý do mà trước đây vào năm 2014, khi DKN xuất hiện lần đầu tiên, đã từng có “nghi vấn” tin rằng sự ra đời của DKN với tên gọi, hình dáng, logo, thiết kế trang…như thể là một cloned site (trang nhái) của The Epoch Times là một âm mưu để “thôn tính” Đại Kỷ Nguyên thực sự – tức The Epoch Times hiện hữu. Chi tiết của loạt bài này được đăng tải từ năm 2015 , đồng thời thông qua đó tiết lộ gốc tích của lực lượng “công nghệ” biệt đội Unseen đã tiếp sức cho DKN. Đó cũng là thời điểm ứng dụng giao tiếp xã hội Unseen (hiện đã ngừng vận hành) ra đời với danh nghĩa hỗ trợ giao tiếp bảo mật và được quảng bá nhằm phục vụ cho “sự an toàn” của cộng đồng học viên Pháp Luân Công – nhóm thiền định tâm linh bị Đảng cộng sản Trung Quốc đàn áp từ năm 1999 vì khác biệt ý thức hệ. Tuy nhiên, tác dụng và độ tin cậy của Unseen và nhóm sáng lập không chỉ bị giới IT đặt câu hỏi mà bị chính các học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam loan báo cảnh giác. Nghi vấn lớn nhất là phần mềm Unseen với giải thuật mã hóa mờ ám và chủ đích nhắm vào cộng đồng Pháp Luân Công phải chăng lại chính là “nơi quy tụ thông tin” của các học viên Pháp Luân Công và được dùng để theo dõi chính họ. Đó là lý do mà những thông tin thực sự quan trọng đã không được học viên Pháp Luân Công chia sẻ trên Unseen hay bất kỳ ứng dụng mạng xã hội kém an toàn nào.

Trên đây tạm xem là lịch sử tóm tắt của “nhà quảng cáo” cho Safechat tức DKN.TV. Trở lại câu chuyện thực tại về tung tích của Safechat, tuy có thể đối với một số người hiện vẫn chưa rõ (cụ thể lần này) vì sao DKN.TV lại tích cực quảng bá cho Safechat, nhưng với việc DKN từng bị quy kết khiến gây ảnh hưởng đến tờ báo uy tín The Epoch Times, trong khi đó gần đây, The Epoch Times đã được nhóm chiến dịch của Trump xướng tên đích danh trong sứ mệnh giải cứu sự thật hiện nay ở Hoa Kỳ, bạn có thể sẽ cần thêm thời gian để xác định xem đây là một ứng dụng mạng xã hội tự do hay chỉ là một bước trong hệ thống các kế hoạch vĩ mô khác – mà có lẽ xuyên suốt trong quá trình hoạt động luôn nhất quán trong mục tiêu gây ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông trung thực và truyền thống của tờ The Epoch Times nói riêng và tập đoàn Epoch Media Group nói chung.

Safe chat là gì

Safe chat là gì

Nhóm chiến dịch của Donald Trump đã xướng tên đích danh The Epoch Times trong sứ mệnh giải cứu sự thật trong bối cảnh gian lận bầu cửhiện nay ở Hoa Kỳ (Nguồn: video trên Twitter).