Rau tần còn có tên gọi là gì

TẦN DÀY LÁ CHỮA HO VIÊM HỌNG RẤT HAY KHÔNG KỴ THAI 
 

Nếu bạn đang có thai hay đang uống thuốc tăng AMH nuôi buồng trứng thì việc sử dụng kháng sinh rất có thể sẽ gây tác hại cho thai hay làm tụt AMH, trong trường hợp đó có thể dùng Tần dày lá kháng sinh thực vật thay thế rất hay. Tần dày lá là loại cây thuốc có cái tên khá lạ, khiến nhiều người băn khoăn về công dụng của cây thuốc này. Thực chất tần dày lá chính là loại là húng chanh, hay rau tần rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ được kết hợp trong chế biến món ăn mà còn có rất nhiều công dụng điều trị bệnh hiệu quả. Cùng tìm thêm về những công dụng cực hữu ích của tần dày lá.

Rau tần còn có tên gọi là gì

Cây thuốc hỗ trợ hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất


Cây húng chanh mang lại nhiều lợi ích không ngờ Tần dày lá mang lại nhiều lợi ích không ngờ Tần dày lá là cây thuốc gì?

Tần dày lá có tên khoa học là Plectranthus amboinicus thuộc họ Lamiaceae (Hoa môi), với tên gọi thông thường là húng chanh hoặc rau tần. Thông thường lá húng chanh sẽ được sử dụng để pha trà, kết hợp trong một số bài thuốc Đông Y.

Cây tần dày lá là dạng cây thảo, sinh trường và phát triển trong nhiều năm, đoạn gốc của cây là thân gỗ, các phần là mọc đối và có hình xoan rộng, mọc bông của ngọn thân và đầu cành. Cây cũng có ra quả, với hình dàng tròn, màu nâu, chứa hạt và mùi chanh thoang thoảng.

Lá cây tần có thể thu hoạch quanh năm, hoa và quả xuất hiện vào tháng 4-5 hằng năm. Có thể tận dụng các phần của cây cho nhiều mục đích khác nhau.


Cây tần dày lá cũng có thể tự trồng tại nhà dễ dàng

Rau tần còn có tên gọi là gì


Tác dụng của cây tần dày lá
Là một trong những loại cây thuốc lành tính, có nhiều tác dụng chăm sóc sức khỏe, cây tần dày lá là một trong những thành phần nguyên liệu quen thuộc của cả Đông Y và Tây Y.

Theo các nhà khoa học cho biết, trong cây tần có chứa các thành phần phenolic, salicylat, thymol, carvacrol, eugenil… và colein có tác dụng tạo kháng sinh rất mạnh đối với sự xâm nhập của vi khuẩn, virus có hại ở các bộ phận trong cơ thể như họng, mũi, miệng và đường ruột. Nhờ đó, giúp tạo ra kháng thể đối với các loại vi khuẩn gây ho, tụ cầu, liên cầu, phế cầu…

Cụ thể sử dụng cây tần (húng chanh) có thể giúp hỗ trợ điều trị những triệu chứng sau:

– Hạ sốt, bù nước cho trẻ nếu bị sốt cao do cảm nắng, nhiễm nước.

– Điều trị viêm họng, tắc tiếng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.

– Giải ho, nóng nhiệt, viêm họng mãn tính.

– Trị lỵ lâu ngày, hỗ trợ tiêu hóa đường ruột.

– Điều trị đau vai gáy, cảm, ho, chảy nước mũi, đau đầu, đau vai gáy, sốt cao, đắng miệng, ăn không ngon…

Chữa hôi miệng, giúp làm thơm miệng, ngăn ngừa nguy cơ viêm loét niêm mạch, lưỡi.

Rau tần còn có tên gọi là gì

– Chữa các chứng bệnh dị ứng da, nổi mụn nhọt, sưng đỏ.

– Chữa nốt đốt do ong độc.

– Điều trị chảy máu cam, giảm thiểu tình trạng chảy máu cam.

Ngoài ra lá tần còn là một nguyên liệu hữu ích trong việc chế biến các món ăn như ướp thịt cá, gia vị nấu soup, tạo vị thơm cho các loại thịt có mùi như thịt cừu, thịt vịt…

Rau tần còn có tên gọi là gì

Các bài thuốc sử dụng tần dày lá


– Khi trẻ sốt cao do bị cảm nắng hay nhiễm nước: lá rau tần tươi giã nát cho vào một tí muối và một ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước cho trẻ uống khoảng 1 muỗng cà phê. Bã để nguyên hoặc cho vào ít giấm hay rượu thoa khắp mình trẻ.

– Viêm họng, tắc tiếng, nôn ói, ăn khó tiêu, bụng đầy chướng: lấy lá rau tần tươi rửa sạch nhai nhuyễn nuốt cả nước lẫn xác.

– Ho do nhiệt, ho lâu ngày, viêm họng, tắc tiếng: lá rau tần tươi 20g, rửa sạch xắt nhỏ; đường phèn 20g. Cho 2 thứ vào bát, chưng cách thủy, lấy nước cho uống từ từ; xác có thể ăn hoặc ngậm nuốt lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 3-5 ngày.

– Ho lâu ngày, lỵ ra máu: lá rau tần tươi 20-40g rửa sạch xắt nhỏ; trứng gà 1-2 quả, đập lấy lòng đỏ. Cho 2 thứ vào bát trộn đều chưng cách thủy. Người lớn ăn 2 lần trong ngày, trẻ em tùy tuổi chia cho ăn nhiều lần trong ngày.

– Cảm, ho, đau đầu, đau vai gáy, chảy mũi nước, miệng đắng, sốt… và không ra mồ hôi: lá rau húng chanh tươi khoảng 50g, rửa sạch băm nhỏ, cho rượu trắng vào vừa xắp, trộn đều đậy kín. Nấu nồi nước xông cho thật sôi (có thể cho thêm các loại lá cây có hương thơm như: chanh, sả…), khi nước sôi cho bát rau tần vào, đậy kín nắp nồi, nấu lại độ 5 phút (nước sôi lại) đem cho người bệnh xông. Khi xông phải phủ mền kín, lau mồ hôi thật sạch và thay áo quần; chỉ dùng cho người lớn, không dùng cho trẻ em.

– Chữa chứng hôi miệng: dùng một nắm lá rau tần khô, sắc đặc, thường xuyên ngậm và súc miệng trong ngày.

– Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi: dùng 12g rau tần tươi, 20g rau mùi thơm, ngâm nước muối, nhai nuốt nước.

– Chữa chứng dị ứng da: dùng 15g rau tần khô, đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén, uống chia 3 lần trong ngày. Dùng 1 nắm rau tần tươi, rửa sạch, giã nát, trộn thêm vài hạt muối, xát hoặc đắp lên chỗ mẩn sưng.

Cây tần dày lá hoàn toàn lành tính cho cả trẻ nhỏ và người lớn, có thể sử dụng tại nhà để điều trị các chứng bệnh nhẹ. Tuy vậy nếu trẻ có những dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị, không nên tự ý chữa trị tại nhà quá lâu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC AN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM

Điện thoại/ Zalo tư vấn : 0906 782 538 


Email:


Website: benhsuybuongtrung.vn

“Mình thấy có những đứa trẻ, hễ chui rúc trong đám lá cây xong và bị sâu bắn là đi tìm lá rau tần, vò dập, đắp lên. Có những đứa bị nổi mề đay, ba mẹ nó cũng lấy nước ép rau tần thoa lên…”.

Thật vậy, rau tần dày lá là loại thảo dược kháng khuẩn rất tốt.

Không chỉ đối với các vết sâu bắn, muỗi đốt mà trong trường hợp bị dị ứng da hay da nhiễm khuẩn…; dùng rau tần dày lá giã nát, đắp lên cũng mang lại hiệu quả rất tốt (rau tần làm mát da, làm dịu các vết độc, vết sưng và ngứa).

Rau tần còn có tên gọi là gì
Lá húng chanh

Gọi là rau tần dày lá vì loại rau này có các phiến lá rất dày, đầy lông, mọng nước và có mùi hương rất đậm, gắt hơn cả chanh. Theo tên gọi phổ thông, rau tần dày lá được gọi là rau húng chanh và được biết đến như một loại rau gia vị (có thể ăn sống, trộn gỏi, nấu canh chua…).

Rau tần dày lá có tác dụng gì, trị bệnh gì?

1. Trị sâu bọ, rết, côn trùng cắn

Rau tần dày lá giúp tiêu độc rất tốt. Vì vậy, khi bị côn trùng cắn, bạn có thể tìm hái 3 – 5 lá rau tần, rửa sạch, nhai nuốt nước và phần bã thì đắp ngoài da (nếu bị sâu bắn nhẹ thì lấy nước ép thoa lên da).

2. Giúp nhuận phổi, trừ đờm, giải cảm, trị viêm họng

Rau tần dày lá thông vào Phổi và Gan nên giúp nhuận phổi, trừ đờm rất tốt (nhất là ho có đờm và viêm họng). Bên cạnh đó, rau tần dày lá còn giúp giải cảm, hạ sốt và làm đổ mồ hôi (đối với chứng sốt cao không ra mồ hôi được).

Cách dùng: mỗi ngày ăn tươi từ 10 – 15 g lá (hoặc ép lấy nước uống).

Rau tần còn có tên gọi là gì
Cây rau tần dày lá (rau húng chanh)

Rau tần dày lá có độc không? Có tác dụng phụ không?

1. Rau tần dày lá có vị chua cay, tính ấm và không có độc. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thảo dược khác, dùng quá nhiều rau tần dày lá trong thời gian dài cũng không tốt.

2. Toàn cây rau tần đều có lông nên rất dễ bám bụi. Vì vậy, khi dùng làm thuốc, bạn cần lưu ý rửa và giũ thật sạch cho hết bụi. Bên cạnh đó, với những người có cơ địa nhạy cảm, có thể họ sẽ thấy khó chịu với lông và mùi của loại rau này.

3. Rau tần dày lá có tinh dầu và phụ nữ mang thai (hoặc đang cho con bú) không nên dùng loại rau này.

4. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng chữa bệnh.

Cây rau tần dày lá còn được gọi là cây gì?

Rau tần dày lá còn được gọi là rau tần, rau húng chanh, rau húng giổi. Cây có tên khoa học là Plectranthus amboinicus.

Tuy nhiên, trên thực tế:

  • Rau tần còn là tên gọi khác của rau bợ (cỏ bốn lá).
  • Húng giổi còn là tên gọi khác của cây húng lủi (lá nhỏ, mỏng và khác rất nhiều so với rau tần dày lá).
  • Cần phân biệt rau tần dày lá (còn được gọi là rau tần) với rau tần ô (là cây cải cúc).

Để nhân giống rau tần dày lá, bạn có thể cắt một đoạn thân (cắt đoạn già, có rễ càng tốt), sau đó đem giâm ở nơi đất ẩm ướt, tưới nước đầy đủ và che nắng trong 1 tuần đầu. Rau này cần nhiều nước nhưng không nên để đất ngập úng, bạn nhé!

Xem thêm: Rau xà lách có tác dụng gì?

Tư liệu tham khảo

  1. Rau tần dày lá có tác dụng gì?, https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%BAng_chanh.
  2. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 708.
  3. Minh Hạnh (biên soạn), Chữa bệnh bằng rau củ quả và động vật, NXB Văn hóa thông tin, trang 32.
  4. Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 133.