Bồi thường nhà nước là gì

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2018. Tuy vậy, không phải người dân nào cũng hiểu rõ về bản chất trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích về vấn đề này. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là gì mời bạn tham khảo!

Bồi thường nhà nước là gì

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là gì (cập nhật 2022)

Nhà nước, luôn được coi là một chủ thể của pháp luật công trong quản lý hành chính. Tuy nhiên, bản chất quan hệ pháp luật của trách nhiệm bồi thường Nhà nước, lại là một dạng quan hệ pháp luật dân sự. Là một dạng trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm của Nhà nước phải bồi thường thiệt hại, hoàn trả tài sản, phục hồi danh dự cho Tổ chức, cá nhân chịu thiệt hại xuất phát từ hành vi trái pháp luật của Người thực thi công vụ. Như vậy, trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Chủ thể có hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường và Chủ thể có trách nhiệm bồi thường là khác nhau.

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một dạng trách nhiệm dân sự thay thế. Tức là người có hành vi trái luật và người có nghĩa vụ bồi thường là khác nhau, như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, sau khi Nhà nước đã tiến hành bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, tùy vào mức độ lỗi, người thực thi công vụ phải bồi hoàn lại một phần nhất định, và có thể phải chịu hình thức kỷ luật nhất định.

Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước quy định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính là cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.

Khi nói đến trách nhiệm bồi thường, Người ta hay nghĩ ngay đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và cũng đồng nhất hai khái niệm này với nhau. Chính bởi thế, với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hầu hết chung ta cũng hiểu là chỉ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, cách hiểu như vậy là chưa thực sự chuẩn xác. Căn cứ theo quy định của Pháp luật hiện hành trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm 03 loại hình thức thức trách nhiệm sau đây:

3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra. Theo đó, dù cho có hành vi vi phạm, mà không làm phát sinh thiệt hại, cũng không phải bồi thường, dù cho đó là trong quan hệ hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng dựa trên nguyên lý chung của luật dân sự đó.

Ví dụ 1: Chủ tịch ủy ban nhân dân xã X ra quyết định cưỡng chế bằng cách phá dỡ công trình xây dựng trên đất của Bà C. Giả định sau này, có kết luận là việc cưỡng chế này bị sai, thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho Bà C, theo nguyên tắc, thiệt hại tới đâu, bồi thường tới đó. Giả định rằng, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã X ra quyết định cưỡng chế, nhưng chưa kịp cưỡng chế, thì Bà C khiếu nại thắng, thì Nhà nước không phải bồi thường thiệt hại về công trình này, vì thực tế chưa bị phá dỡ. Tất nhiên Bà C có thể đòi bồi thường về chi phí đi lại khiếu nại kiện tụng.

3.2. Trách nhiệm hoàn trả tài sản

Trách nhiệm hoàn trả tài sản xảy ra, khi trong quá trình thực thi Công vụ, Người có thẩm quyền đã áp dụng hình thức như tịch thu tài sản, hoặc yêu cầu nộp phạt…… Mà sau này, được xác định không đúng, thì phải hoàn trả.

Ví dụ 2: A mượn xe của B đi cướp giật tài sản; Cơ quan Tố tụng hình sự cho rằng đây là phương tiện gây án nên đã ra quyết định tịch thu. Tuy nhiên sau đó, Cơ quan có thẩm quyền lại xác định, B không biết, không liên can đến Vụ án. Theo đó, trường hợp này phải hoàn trả lại chiếc xe cho B.

3.3. Trách nhiệm phục hồi danh dự

Trách nhiệm này, thường xảy ra trong các vụ án oan, sai về hình sự. Tức là việc khởi tố, điều tra, xét xử được xác định là không đúng, dẫn đến oan sai Người vô tội, thì Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại, hoàn trả tài sản đã bị tịch thu nếu có, Cơ quan tiến hành tố tụng còn phải cải chính, xin lỗi công khai người bị hàm oan.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là gì của chúng tôi về cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 (Luật TNBTCNN năm 2017) đã quy định cụ thể căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, theo đó Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi đủ các căn cứ sau:

-  Thứ nhất, có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng.

Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:

+ Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường.

Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ hoặc là bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường. So với Luật TNBTCNN năm 2009,  Luật TNBTCNN năm 2017 đã quy định cụ thể các văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong các hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, cụ thể:

Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, bao gồm: Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ; Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật; Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo; Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ trên cơ sở kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra; Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật; Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật TNBTCNN năm 2017.

Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm: Bản án của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường; Quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường; văn bản khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật TNBTCNN năm 2017.

Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính bao gồm: Bản án, quyết định hình sự của Tòa án có thẩm quyền xác định người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính phạm tội ra bản án trái pháp luật, tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc; Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị cuối cùng của Chánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hành chính xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính vì đã ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc nhưng được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự; Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án có thẩm quyền xác định người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đã có hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc và quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đó xác định hành vi trái pháp luật của người ra bản án, quyết định có đủ căn cứ để xử lý kỷ luật hoặc xử lý trách nhiệm hình sự nhưng chưa bị xử lý thì người đó chết; Quyết định xử lý kỷ luật người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đã có hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc; văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật TNBTCNN năm 2017.

Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự bao gồm: Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại; Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật; Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của của Luật TNBTCNN năm 2017.

Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự bao gồm: Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ; Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại; Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật; Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo; Văn bản của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trả lời chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật; Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật TNBTCNN năm 2017.

Đối với trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường kết hợp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính tại Tòa án thì căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng là:

+ Khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và người có yêu cầu bồi thường phải có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.

+ Khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và người có yêu cầu bồi thường phải có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

- Thứ hai, có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Thiệt hại được hiểu là sự giảm sút các lợi ích về tài sản hoặc lợi ích về nhân thân so với tình trạng hiện hữu hoặc sự giảm sút các lợi ích mà chủ thể bị thiệt hại sẽ và chắc chắn có được trong tương lai trong một điều kiện bình thường nếu không có việc gây thiệt hại xảy ra. Thiệt hại thực được hiểu là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải chịu do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, bao gồm: (i) Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; (ii) thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; (iii) thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết; (iv) thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm; (v) thiệt hại về tinh thần; (vi) các chi phí khác: chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hai; chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạp giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù về thi hành án hình sự.

-  Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại ở đây được hiểu là thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại gánh chịu phải bắt nguồn từ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.  Nếu trường hợp một vụ việc có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế phát sinh nhưng thiệt hại đó không bắt nguồn từ hành vi trái pháp luât, thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Ví dụ 1: Bà A bị Chi cục THADS huyện B kê biên trái pháp luật là 01 căn nhà đang cho thuê. Bà A đã không được trả lại tài sản vì căn nhà đã bị bán đấu giá và tài sản được giao cho bà C. Bà A đã có văn bản yêu cầu Chi cục THADS huyện B và yêu cầu bồi thường thiệt hại bao gồm: (1) thiệt hại là căn nhà bị bán đấu giá; (2) thiệt hại là thu nhập thực tế bị mất là tiền cho thuê nhà. Như vậy thiệt hại của Bà A là có thực và có mối quan hệ nhân quả với hành vi công vụ trái pháp luật của người thi hành công vụ của Chi cục THADS huyện B.

Ví dụ 2: vụ việc ông C bị UBND xã D Quyết định xử vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật đất đai . Ông C khiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận khi giải quyết khiếu nại lần 2. Ông C căn cứ quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 nêu trên để yêu cầu UBND xã D bồi thường. Một trong những thiệt hại mà ông C yêu cầu UBND xã D bồi thường thiệt hại là thu nhập bị mất do phải đi yêu cầu bồi thường do không đi làm được. Trong trường hợp giữa thiệt hại là thu nhập thực tế bị mất do thu nhập bị mất do phải đi yêu cầu bồi thường do không đi làm được với hành vi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND xã D do không đi làm được của ông C không có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Như vậy với các quy định như trên có thể thấy Luật TNBTCNN năm 2017 đã quy định rõ và cụ thể các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người giải quyết yêu cầu bồi thường xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, qua đó đảm bảo tốt hơn quyền lợi, lợi ích của người bị thiệt hại.

Hà Thành