Rào cản của cải cách hành chính ở địa phương

Rào cản của cải cách hành chính ở địa phương

 

Cán bộ bộ phận “Một cửa” xã Luân Giói (huyện Ðiện Biên Ðông) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Phạm Dương

Về cải cách TTHC, đến hết năm 2018, UBND tỉnh ban hành 60 quyết định, công bố danh mục 1.185 TTHC, trong đó đã công bố bãi bỏ 248 TTHC không cần thiết. Cùng với đó 19/19 sở,  ngành; 10/10 UBND huyện, thị xã, thành phố và 130/130 xã, phường, thị trấn đã công khai đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC đảm bảo theo quy định. Hiện nay, tổng số TTHC đang có hiệu lực trên địa bàn tỉnh gồm 1.938 thủ tục. Trong đó, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh: 1.483 thủ tục; UBND cấp huyện: 295 thủ tục, cấp xã: 143 thủ tục. Công tác hiện đại hóa hành chính như: ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động tại các cơ quan hành chính; kỷ cương hành chính; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị cho cán bộ hành chính... cũng đạt những kết quả quan trọng.

Những tín hiệu nêu trên thể hiện sự quyết tâm của tỉnh ta trong xây dựng nền hành chính hiện đại, văn minh, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì vẫn còn những vướng mắc, khó khăn trong một số lĩnh vực. Hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn sự trùng lặp, chồng chéo về lĩnh vực, phân cấp quản lý. Ðơn cử như trong giải quyết TTHC liên quan đến lĩnh vực đất đai, nếu ở những địa phương mà công tác quy hoạch đã hoàn thiện, người dân chỉ cần đến 1 đơn vị có thẩm quyền như UBND phường, xã hoặc Phòng Tài nguyên - Môi trường là được giải quyết. Nhưng đối với TP. Ðiện Biên Phủ, do chưa rõ ràng trong quy hoạch đất đai, nhiều trường hợp phải liên hệ thẩm định từ nhiều cơ quan gồm: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu liên quan đến đất rừng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nếu liên quan đến đất di tích). Kết quả là người dân phải đi lòng vòng nhiều lần để giải quyết thủ tục. Ðiều này rất dễ phát sinh tiêu cực trong cả suy nghĩ lẫn hành động của người làm thủ tục và người thực hiện giải quyết, điển hình là giải pháp “đi cửa sau”. Một vấn đề khiến nhiều đơn vị thắc mắc là: Khi dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt các điều kiện, nguồn kinh phí cũng đã cấp, chủ đầu tư đã ghi kế hoạch vốn… nhưng vẫn phải thẩm định nguồn? Ngoài ra, trong lĩnh vực xây dựng, ngành chuyên môn đã thẩm định nhưng vẫn có thêm vài bước thẩm định nữa từ các đơn vị về đầu tư, tham mưu. Thậm chí, có đơn vị xây dựng cho rằng: TTHC rút ngắn được chỗ này nhưng lại phát sinh ở công đoạn khác! Vì vậy, vấn đề dự án kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân, thất thoát, lãng phí nguồn lực Nhà nước cũng có một phần ảnh hưởng của vấn đề TTHC còn phức tạp.

Ðối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn còn nhiều bức xúc trong tư tưởng của chủ doanh nghiệp. Có thể trong những phút cao hứng “trà dư, tửu hậu”, họ sẵn sàng bàn tán, giãi bày rất nhiều vướng mắc, đưa ra những phản biện, nêu lên những vấn đề chưa tích cực trong công tác cải cách TTHC của địa phương. Tuy nhiên, đó chỉ là những ý kiến bên lề, không chính danh, khi lấy ý kiến đánh giá một cách công khai, nhằm đánh giá khách quan thì doanh nghiệp lại thỏa hiệp, trả lời chung chung cho xong chuyện, không có tính hiệu quả. Ðúng ra là doanh nghiệp… không dám nói thẳng! Nguyên nhân một phần bởi cơ chế “xin - cho” vẫn còn tồn tại giữa bộ máy hành chính công quyền với doanh nghiệp. Còn những bức xúc trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp lo ngại sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hoặc chí ít là “tránh voi chẳng xấu mặt” nào nên… giữ quyền im lặng!

Ðể xây dựng một nền hành chính thực sự mang tính phục vụ, trước hết, phải biến quy định thành hành vi thực tế, không khẩu hiệu, thành tích. Ðồng thời cơ cấu lại bộ máy hành chính, rà soát lại chức năng nhiệm vụ để tránh trùng, chéo hoặc bỏ sót việc. Nâng cao trách nhiệm gương mẫu của  người đứng đầu, từ đó cán bộ cấp dưới noi theo. Song, để thực hiện được điều đó, nỗ lực của lãnh đạo tỉnh là chưa đủ, mà cần có sự tham mưu tích cực của ngành chuyên môn, chính quyền cơ sở và mỗi người dân, chủ doanh nghiệp. 

(TN&MT) - Được ghi nhận, đánh giá cao trong nỗ lực cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhưng Hà Tĩnh vẫn đang gặp phải những rào cản. Trong đó, việc thực hiện đồng bộ, liên thông giữa các ngành, các cấp chưa thể tháo gỡ trong trong một sớm, một chiều.

Huyện, thị kêu khó

Theo ý kiến của đại diện các huyện, thị xã tại Hà Tĩnh, trong năm vừa qua đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong thực hiện cải cách hành chính tại địa phương, nâng cao được hiểu quả, chất lượng phục vụ, giảm thời gian. Thế nhưng, quá trình thực hiện nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn về hạ tầng, kỹ năng công tác, kiến thức hành chính còn hạn chế.

Rào cản của cải cách hành chính ở địa phương
Hà Tĩnh hướng tới tất cả các thủ tục hành chính được giao dịch tại Trung tâm Hành chính công

Ông Phạm Văn Hùng - Trưởng Phòng TN&MT thị xã Kỳ Anh cho biết: Năm 2016, trung bình mỗi tháng Phòng TN&MT thị xã giải quyết hơn 1.500 bộ hồ sơ. Nhìn vào mặt bằng chung của tỉnh thì có thể chúng tôi đứng sau cùng nhưng nếu căn cứ vào bình quân số lượng công chức làm việc hiện có thì không có đơn vị nào của tỉnh theo kịp. Vì lý do con người nên thị xã Kỳ Anh không thể nỗ lực hơn được trong thực hiện cải cách hành chính.

Vẫn theo lời ông Hùng, từ khi tách huyện Kỳ Anh thì thị xã Kỳ Anh vẫn chưa lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, số công chức làm việc tại phòng TN&MT chỉ có ba người. Trong khi đó, theo hướng dẫn của Sở Nội vụ thì không sử dụng lao động hợp đồng.

Đại diện Phòng TN&MT thị xã Kỳ Anh cho rằng cần sớm thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất vì công việc lĩnh vực quá nhiều. Mặt khác, thị xã Kỳ Anh có khu kinh tế Vũng Áng với lượng công việc cần tập trung giải quyết rất lớn, đề án công chức của cấp phòng phải là 11 người nhưng chúng tôi chỉ có ba người nên cần phải bổ sung thêm công chức.

Cùng nêu ra ý kiến, ông Nguyễn Xuân Quyền - Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hương Khê cho rằng: Khó khăn lớn nhất của địa phương là về con người. Trong khi yêu cầu đặt ra giảm biên chế nhưng lại rút ngắn thời gian giải quyết công việc. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng kết quả đạt được chưa cao.

Rào cản của cải cách hành chính ở địa phương
Ông Đặng Ngọc Sơn- PCT UBND tỉnh Hà Tĩnh chia sẽ về công tác thực hiện CCHC tại địa phương

Chỉ ra những rào cản, ông Quyền cho biết: “Phòng một cửa được phân công một người phụ trách tiếp nhận, chỉ thông thạo một lĩnh vực nhưng nhiệm vụ được giao lại phải bao quát rất nhiều lĩnh vực. Do đó, chỉ nhận mà không thẩm định được hồ sơ, rất nhiều hồ sơ khi được chuyển đến phòng chuyên môn phải trả lại, mất thêm thời gian giải quyết; Cơ sở vất chất khó khăn như hệ thống xử lý điện tử, điện tử liên thông chưa thể đáp ứng; Cán bộ cấp xã kiểm soát hồ sơ rất yếu chuyên môn, phải mất nhiều thời gian hướng dẫn, làm lại…

Ngoài ra, đại diện nhiều đơn vị cấp huyện, thị cũng chỉ ra những bất cập trong quy định giữa các ngành còn có sự chồng chéo, khi thực hiện các thủ tục liên thông chưa thống nhất. Việc thực hiện đồng bộ giữa các ngành, các cấp cần xem xét tháo gỡ những rào cản. Đại diện các đơn vị cũng thừa nhận việc thực hiện cần phải có lộ trình, không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Khắc phục những “lỗ hổng”

Báo cáo về kết quả công tác cải cách hành chính 8 tháng đầu năm 2018, đại diện các Ban, ngành của Hà Tĩnh cũng đã nhận thấy những tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Đó là việc thực hiện giải quyết TTHC liên thông chưa đáp ứng yêu cầu và chưa xây dựng quy trình thông suốt, đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác, kiến thức hành chính còn hạn chế; thái độ chưa đúng mực, việc kiểm tra, phát hiện, xử lý chưa kịp thời…

Nhìn nhận về những vấn đề cần phải khắc phục, ông Nguyễn Hùng Mạnh - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho rằng: Tài nguyên và Môi trường là lĩnh vực rộng và nhạy cảm, nhất là đất đai có tính chất phức tạp do lịch sử để lại, hồ sơ quản lý không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, một số vụ việc khiếu nại, tranh chấp kéo dài, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính chưa thực hiện được, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến công tác cải cách hành chính cũng như kết nối liên thông giữa các ngành Tài nguyên và Môi trường, Thuế, Kho bạc Nhà nước. Một số thủ tục còn rườm rà, chưa thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp cần được sớm có giải pháp.

Rào cản của cải cách hành chính ở địa phương
Mục tiêu đặt ra trong CCHC là phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp

Để triển khai có hiệu quả hơn trong cải cách thủ tục hành chính, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có định hướng, vạch ra những nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện, trong đó: Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 của tỉnh mà trọng tâm là thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Hội nghị Trung ương 6; Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp, coi đây là khâu đột phá tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước;

Tiếp tục cải cách mạnh mẽ tài chính công, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý kinh phí hành chính; triển khai có hiệu quả việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân bảo đảm tính tương thích, đồng bộ và thông suốt để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành; nâng số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của cấp sở và cấp huyện;...

Ngoài ra, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất nhiều nội dung liên quan đến Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và các Bộ ngành, trong đó  kịp thời cập nhật các Văn bản, TTHC để công bố các TTHC mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ để địa phương có căn cứ thực hiện; sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ...

“Phát huy dựa trên những kết quả đạt được trong cải cách TTHC, Hà Tĩnh đang tiếp tục khắc phục khó khăn, trong đó coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, lấy sự hài lòng và hiệu quả quản lý nhà nước làm thước đo hiệu quả cải các TTHC, hướng đến một nền hành chính hiện địa”, ông Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu.