Quy trình xử lý sự cố trạm biến áp

Trong khi vận hành, MBA có những hiện tượng khác thường như: Chảy dầu, thiếu dầu, máy bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ điều áp hoạt động không bình thường … cần tìm biện pháp khắc phục và giải quyết nhanh chóng, nếu không được nên cho máy ngừng hoạt động để tiến hành sửa chữa.

– Phải ngừng vận hành MBA trong các trường hợp sau đây:

  • Có tiếng kêu mạnh, không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy.
  • Nhiệt độ của máy tăng lên bất thường trong điều kiện làm mát bình thường và phụ tải định mức.
  • Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van an toàn.
  • Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp.
  • Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
  • Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ vượt ngưỡng cho phép. Đầu cốt bị nóng đỏ.

Quy trình xử lý sự cố trạm biến áp
Quy trình xử lý sự cố trạm biến áp

Hướng dẫn bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp

TỔNG HỢP MỘT SỐ SỰ CỐ THÔNG THƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP KIỂM TRA, KHẮC PHỤC SỰ CỐ

– Khi MBA tự động ngắt mạch: Trước hết phải xử lý sự cố âm thanh và kiểm tra các rơle tín hiệu để xác định nguyên nhân.

  • Nếu Rơle hơi hoặc Rơle nhiệt tác động cần kiểm tra nhiệt độ vỏ máy và các bộ phận khác, nếu không thể khắc phục thì ngừng vận hành máy và tiến hành sửa chữa.
  • Nếu MBA cắt do quá tải, ngắn mạch ngoài hoặc bảo vệ làm việc sai cần điều chỉnh và giảm bớt phụ tải không cần thiết, sau đó có thể cho MBA hoạt động trở lại.

– Khi nhiệt độ dầu trong MBA tăng lên quá mức giới hạn, có thể giảm bớt nhiệt độ bằng cách:

  • Kiểm tra phụ tải của MBA và nhiệt độ môi trường làm mát.
  • Kiểm tra thiết bị làm mát, tình trạng thông gió vị trí đặt máy.
  • Nếu mức dầu hạ thấp quá quy định thì phải bổ sung dầu.

– Khi máy sai lệch điện áp:

  • Điện áp ra không cân bằng giữa các pha: cần kiểm tra lại điện áp của các pha, nếu sai lệch phải kiểm tra lại bộ phân áp của MBA.
  • Điện áp vào, ra quá cao hoặc quá thấp: cần thay đổi nấc phân áp của MBA và kiểm tra lại điện áp vào, ra đã đúng mức quy định chưa.

– Khi MBA bị cháy: Cần phải cắt hoàn toàn điện áp khỏi máy, báo cho Công an PCCC và tiến hành dập lửa theo quy trình phòng chóng cháy nổ.

Quy trình xử lý sự cố trạm biến áp

Máy biến áp là một mắt xích quan trọng trong các thành phần cấu thành của một hệ thống điện hoàn chỉnh. Khi có các hư hỏng xảy ra trong quá trình vận hành sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp điện năng cho các hộ tiêu thụ. Vì vậy, bài viết dưới đây HƯNG VIỆT M.E sẽ hướng dẫn cách vận hành máy và chỉ ra một số sự cố máy biến áp thường gặp cũng như cách xử lý để các bạn có thể áp dụng khi cần thiết.

Máy biến áp điện lực là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống truyền tải điện năng quốc gia. Các máy biến thế nhận điện từ máy phát từ hệ thống lưới điện cao thế và biến đổi thành các điện áp thấp hơn để cung cấp năng lượng cho gia đình và Doanh nghiệp gọi là máy biến áp phân phối. Với các máy truyền giữa các hệ thống điện với nhau thì gọi là máy trung gian, còn máy biến thế biến đổi từ nhà máy điện lên hệ thống lưới cao thế thì gọi là máy truyền tải.

Máy biến thế là thiết bị điện từ tĩnh nên tuổi thọ của máy thường từ 17 đến hơn 20 năm khá lâu năm. Máy trong thời gian hoạt động thường quên không duy tu bảo dưỡng dẫn đến các hỏng hóc có thể đột ngột, gây những hư hỏng nặng và tốn kém trong việc sửa chữa máy. Vì vậy, trong quá trình vận hành máy chúng ta cần lên lịch bảo trì để tránh sự gián đoạn hoạt động của máy gây thiệt hại đến sản xuất kinh doanh.

1. Quy trình vận hành

1.1. Chế độ vận hành theo đặc tính của máy biến áp là chế độ vận hành bình thường và lâu dài

May bien ap có thể làm việc ở chế độ quá tải, thời gian và mức độ quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu D và QD.

(Theo quy trình vận hành – Sửa chữa máy biến áp do Tổng Công ty Điện lực Việt nam ban hành năm 1998) như sau:

Quy trình xử lý sự cố trạm biến áp

1.2. Hằng giờ vận hành viên phải:

a. Ghi thông số tại máy biến áp
  • Mực dầu máy biến áp
  • Nhiệt độ dầu
  • Nhiệt độ cuộn dây
b. Kiểm tra
  • Tình trạng bên ngoài của biến áp, rò rỉ dầu ….
  • Màu của chất hút ẩm:

–  Màu xanh: Bình thường

–  Màu hồng: chất hút ẩm đã hết khả năng, phải yêu cầu thay mới

  • Kiểm tra sự làm việc của 04 quạt làm mát của biến thế ở chế độ:  AUTO.

Nếu phát hiện tº dầu quá trị số chạy quạt mà quạt chưa chạy thì vận hành viên phải cho quạt chạy chế độ tay và báo trưởng ca.

  • Nghe tiếng kêu trong máy biến áp: Tiếng kêu phải êm và đều.
  • Kiểm tủ điện kiểm soát: Phải sạch và bình thường.
  • Kiểm tình trạng: Sứ, thanh dẫn, mực dầu, cáp, tiếp địa vỏ máy phải bình thường

1.3. Các trường hợp cần dừng khẩn cấp máy biến áp

  • Tiếng kêu lớn, không đều và rung chuyển bên trong
  • Dầu biến áp tràn ra ngoài
  • Sự phát nóng của biến áp tăng lên bất thường
  • Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột
  • Sứ bị bể, phóng điện bề mặt sứ
  • Có tai nạn hay cháy ở phạm vi biến áp

– Khi biến áp bị cắt do rơ le tác động, phải nhanh chóng xác định được rơ le nào tác động, nguyên nhân gây tác động.

  • Nếu do rơ le so lệch, rơ le hơi, van an toàn tác động thì không được đưa máy biến áp vào làm việc trở lại. Phải cô lập biến áp ra khỏi hệ thống, tổ chức kiểm tra để xác định nguyên nhân. Chỉ được phép đưa biến áp vào hoạt động trở lại khi đã được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật Nhà máy và điều độ lưới điện chấp thuận.
  • Nếu do rơ le khác tác động, khi xác định không phải sự cố của bản thân máy biến áp thì cho phép đóng điện lại một lần nhưng phải được sự đồng ý của điều độ lưới điện
  • Tất cả các trường hợp rơ le tác động cắt máy biến áp, phải nhanh chóng báo cho điều độ viên lưới điện, thời gian và tên rơle tác động để điều độ kết hợp cùng xử lý và báo cáo lãnh đạo Nhà máy.

2. Một số sự cố xảy ra và cách xử lý

Nguyên tắc chung

Máy biến áp hay bất kỳ một loại máy cụ thể nào đó, chúng ta thường xuyên kiểm tra định kỳ trong quá trình hoạt động sẽ kéo dài được tuổi thọ máy một cách đáng kể đồng thời có thể tránh khỏi những sự cố không mong muốn gây thiệt hại lớn. Để vận hành máy biến áp người vận hành cần những hiểu biết chuyên sâu về kỹ thuật và kinh nghiệm để kịp thời phát hiện những hư hỏng phát sinh trong tương lai. Từ đó đưa ra những thay thế cần thiết.

Nếu bạn còn boăn khoăn trong vấn đề vận hành và xử lý sự cố máy biến áp, hãy liên hệ với HƯNG VIỆT M.E. 

𝙃𝙐𝙉𝙂 𝙑𝙄𝙀𝙏 𝙈.𝙀 – 𝙈𝙚𝙚𝙩 𝙖𝙡𝙡 𝙚𝙡𝙚𝙘𝙩𝙧𝙞𝙘 𝙙𝙚𝙢𝙖𝙣𝙙𝙨

———————————————————-

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT HƯNG VIỆT M.E

Quy trình xử lý sự cố trạm biến áp
 151 Trần Não, P. Bình An, Quận 2, TP.HCM

Quy trình xử lý sự cố trạm biến áp
 Hotline: 0933 127 866

Quy trình xử lý sự cố trạm biến áp
 Email: