Quy chuẩn xử lý nước thải

Nam Việt xin liệt kê các QCVN về nước thải và nước cấp thường áp dụng. Quý khách hàng bấm vào “tại đây” để xem.

  1. QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm). Xem tại đây
  2. QCVN 01-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên. Xem tại đây
  3. QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm). Xem tại đây
  4. QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn của Bộ Y Tế quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai. Xem tại đây
  5. QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Xem tại đây
  6. QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước dưới đất. Xem tại đây
  7. QCVN 10-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển. Xem tại đây
  8. QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản. Xem tại đây
  9. QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy. Xem tại đây
  10. QCVN 13-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm. Xem tại đây
  11. QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Xem tại đây
  12. QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Xem tại đây
  13. QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu. Xem tại đây
  14. QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Xem tại đây
  15. QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu. Xem tại đây
  16. QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Xem tại đây
  17. TCVN 5945:2010 Tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải. Xem tại đây
  18. QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.Xem tại đây

Hiện nay, nước thải sinh hoạt đa phần được thải trực tiếp ra môi trường hoặc tự thấm mà chưa được thu gom và xử lý triệt để đạt quy chuẩn về môi trường. Do đó đã xuất hiện những "dòng sông chết" do lượng nước thải quá lớn làm ô nhiễm môi trường. Từ đó ảnh hưởng đến cảnh quan, sức khỏe, hoạt động và sinh hoạt của con người. Vậy quy chuẩn nước thải sinh hoạt đang được áp dụng là gì? Làm thế nào để tiết kiệm được chi phí xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay? Theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.

Quy chuẩn xử lý nước thải
Quy Chuẩn Nước Thải Sinh Hoạt Mới Nhất Hiện Nay Và Cách Xử Lý

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là nước thải được phát sinh từ những hoạt động hằng ngày của người dân hay cán bộ, công nhân viên nhà máy...

Nước thải sinh hoạt có 2 thành phần chính:

  • Nước xám: là nước được sinh ra từ các hoạt đông như nấu nướng, tắm, giặt, nước thoát sàn...
  • Nước đen: là nước được sinh ra từ quá trình đào thải phân của người, được xử lý sơ bộ qua bể phốt.

Nếu không được xử lý khi thải ra môi trường, nước thải sinh hoạt sẽ sinh ra hiện tượng phú dưỡng. Từ đó sẽ làm chết các dòng sông, ao hồ xung quanh.

>> Xem thêm: [Đáng Chú Ý] Các Vật Liệu Xử Lý Nước Nhiễm Sắt Không Thể Thiếu

Có những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt nào?

Có rất nhiều phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả và nhanh chóng. Cụ thể như:

  • Xử lý nước thải bằng bể Aeroten truyền thống. Để đạt quy chuẩn sau khi xử lý nước thải, cần phải chú ý việc duy trì tỷ lệ vàng BOD:N:P = 100:5:1.
  • Xử lý nước thải bằng bể Aeroten gián đoạn hay SBR. Nước thải sẽ phải trải qua 4 giai đoạn trong 1 chu kỳ: điền đầy, xúc khí, lắng và xả nước trong. Từ đó sẽ tạo ra phá hiếu khí và thiếu khi trong cùng 1 bể xử lý.
  • Xử lý nước thải bằng mương oxy hóa. Tương tự với bể Aeroten gián đoạn, phương pháp mương oxy hóa cũng tạo ra pha hiếu khí và thiếu khí trong các khu vực khác nhau của bể.
  • Xử lý nước thải bằng cách sử dụng màng bọc MBR. Việc sử dụng bàng lọc thay cho bể lắng nhằm tách lớp bùn vi sinh ra khỏi dòng nước đã được xử lý.
  • Xử lý nước thải bằng phương pháp bùn vi sinh bám dính ở các giá thể di động MBBR. Bằng cách bổ sung các lớp giá thể MBBR sẽ làm cho vi sinh vật có thể bám vào để sinh trưởng, phát triển. Từ đó sẽ tăng cường tiếp xúc vi sinh vật với nước thải.

Quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất hiện nay đang được áp dụng

Chất lượng nước phải đạt 1 trong 2 quy chuẩn xử lý nước thải sau (tùy thuộc vào việc đăng ký giám sát chất lượng nước của mỗi đơn vị quy định trong giấy phép xả thải và hồ sơ báo cáo ĐTM):

  • QCVN 14:2008/BTNMT
  • QCVN 40:2011/BTNMT

Quy chuẩn xử lý nước thải
Quy chuẩn QCVT 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn nước thải sinh hoạt sau xử lý đối với nước thải sinh hoạt

Thông thường, các đơn vị nằm trong khu công nghiệp sẽ phải đăng ký chất lượng nước thải sinh hoạt theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. Tuy nhiên cùng tùy thuộc vào điều kiện ngành nghề của từng nhà máy cụ thể.

Còn đối với các resort, khu đô thị, tòa nhà, nhà hàng, khách sạn... thì chất lượng nước sau xử lý tuân theo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.

Các phương pháp xử lý coliform trong nước thải sinh hoạt

Xử lý bằng hóa chất khử trùng Clo khô hoặc Cloramin B

Phương pháp xử lý coliform trong nước thỉa sinh hoạt thường được áp dụng nhiều nhất là phương pháp khử trùng bằng các hộp khử trùng chứa viên nén Clo khô. Đặc biệt là trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có công suất nhỏ, thông thường từ dưới 100m3 để đơn giản hóa quá trình khử trùng nước thải và tiết kiệm chi phí.

Khi có dòng nước chảy qua, các viên nén này được tan dần ra. Do đó, hộp khử trùng thường được đặt ngay sau bể lắng - vị trí nước chảy từ bể lắng đến bể chứa nước sạch.

Xử lý bằng hóa chất khử trùng được bơm bằng định lượng

Việc sử dụng chất khử trùng được bơm bằng định lượng chỉ có tác dụng thay thế cho việc đặt viên nén khử trùng tại vị trí nước chảy đến bể nước sạch. Còn lại nguyên khí khử trùng vẫn tương tự nhau. Tùy thuộc vào công xuất xử lý của hệ thống xử lý nước thải để chọn công xuất và lưu lượng bơm định lượng. Cần phải duy trì nồng độ Clo trong nước sau khi xử lý ở mức 5%.

Quy chuẩn xử lý nước thải
Xử lý bằng hóa chất khử trùng được bơm bằng định lượng hóa chất

Xử lý bằng khí Clo hóa tổng

Đặc tính của Clo hóa lỏng là có nồng độ cồn cao, thời gian sử dụng trên thể tích lớn hơn so với các loại dung dịch Clo khác. Do đó, phương pháp này thường được sử dụng với các hệ thống xử lý nước thải với lưu lượng lớn.

Lưu ý khi vận hành hệ thống đảm bảo đạt quy chuẩn nước thải sinh hoạt

  • Thường xuyên kiểm tra bùn vi sinh trong hệ thống
  • Không chế các thông số đầu vào: dầu mỡ thừa, hạn chế xà phòng
  • Thường xuyên bổ sung các hóa chất khử trùng
  • Kiểm tra thông số DO trong bể hiếu khí và thiếu khí. Đối với bể hiếu khí duy trì DO trong khoảng từ 2 - 4. Còn với bể thiếu khí duy trì DO trong khoảng <>
  • Xả bùn khi có bùn dư hay tuổi của bùn lớn
  • Kiểm tra quá trình tuần hoàn nước, tuần hoàn bùn, bể lắng có bị nổi bùn hay không...

>> Xem thêm: Đơn Vị Nào Xử Lý Nước Thải Uy Tín, Chuyên Nghiệp Hiện Nay?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo về chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

  • Điện thoại: 024. 3514 8260 – Fax: 024.3514 8177
  • Hotline: 091 337 9880
  • Email: 

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

  • Tel: 08.3811 2726 – 028.3811 2706 – Fax: 02838119478
  • Hotline: 097 467 5745
  • Email: