Quản trị văn phòng Học viện Quản lý giáo dục

Trong bài viết "Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục bị đề nghị kỷ luật vì để xảy ra sai phạm" được Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải, chúng tôi đã đề cập đến một số yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với Học viện Quản lý Giáo dục liên quan đến các sai phạm hàng loạt và kéo dài của trường này.

Đặc biệt, Kết luận thanh tra số 88/KL-BGDĐT cũng đã nêu yêu cầu về thời gian để Học viện Quản lý Giáo dục báo cáo kết quả khắc phục và việc thực hiện các kiến nghị nêu tại Kết luận thanh tra về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan). Cụ thể là sau 30 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận.

Được biết, Kết luận thanh tra số 88/KL-BGDĐT về việc thanh tra đột xuất Học viện Quản lý Giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 26/1/2022.

Tính từ thời điểm kết luận này được ban hành, đến nay đã được 2 tháng.

Quản trị văn phòng Học viện Quản lý giáo dục
Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Học viện Quản lý Giáo dục vẫn đang làm báo cáo kết quả khắc phục, chưa gửi về Bộ. Ảnh: Báo Nhân dân

Để tìm hiểu về báo cáo của Học viện Quản lý Giáo dục liên quan đến các kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Đức Cường – Chánh Thanh tra Bộ.

Ông Cường cho biết: “Hiện tại nhà trường vẫn đang làm, cũng chưa đến ngày báo cáo. Mọi việc phải làm theo kế hoạch, mà kế hoạch có cái phải làm lâu mới xong. Trường cũng đang triển khai theo kế hoạch đó”.

Khi được hỏi về những sinh viên đã trúng tuyển vào Học viện Quản lý giáo dục, thuộc các ngành đào tạo được Thanh tra Bộ kết luận là mở không đúng quy định, hoặc những sinh viên nằm trong diện “vượt chỉ tiêu” thì phía Bộ có hướng giải quyết ra sao?.

Trả lời về nội dung này, ông Cường cho biết: “Việc này phải hỏi Vụ Giáo dục đại học, bên ấy có chức năng quản lý nhà nước và hướng dẫn làm công tác tuyển sinh và đào tạo”.

Phóng viên đã liên hệ với bà Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Thủy cho biết: “Có câu hỏi gì phóng viên cứ gửi nội dung sang, chúng tôi sẽ sắp xếp người để trả lời. Hiện tại, công việc của tôi đang bị quá tải”.

Về phía nhà trường, ông Đỗ Tiến Sỹ - Chánh Văn phòng Học viện Quản lý Giáo dục cho biết: “Hiện tại nhà trường vẫn đang triển khai thực hiện và khắc phục theo kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến giờ vẫn chưa có thông tin gì mới”.

Trước đó, trong các bài viết đăng tải, chúng tôi cũng đã đề cập đến công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ tại Học viện Quản lý giáo dục tồn tại nhiều vấn đề, được Kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra.

Trong đó, Học viện mở ngành Quản trị văn phòng khi không có đủ số lượng giảng viên cơ hữu (thiếu 01 giảng viên), không có tiến sĩ cùng ngành, có giảng viên cơ hữu trùng với giảng viên cơ hữu ngành Luật, không bảo đảm theo quy định tại Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT.

Thực hiện mở ngành Luật khi không có đủ số lượng giảng viên cơ hữu (thiếu 02 giảng viên), có giảng viên cơ hữu trùng với giảng viên cơ hữu ngành Quản trị văn phòng, không bảo đảm theo quy định tại Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT.

Ngành Công nghệ thông tin đào tạo trình độ đại học của Học viện chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ bảo đảm điều kiện duy trì ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT.

Với những vi phạm đã nêu, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định xử phạt hành chính Học viện Quản lý giáo dục với mức phạt 40.000.000 đồng (Bốn mươi triệu đồng).

Quản trị văn phòng Học viện Quản lý giáo dục

Tính từ ngày 26/1/2022 khi ban hành Kết luận thanh tra số 88/KL-BGDĐT, đến nay đã được 2 tháng, tuy nhiên, vẫn chưa có báo cáo nào về kết quả khắc phục của Học viện Quản lý Giáo dục gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Trung Dũng

Bên cạnh việc mở ngành Luật trình độ đại học không đúng quy định, Cơ quan thanh tra cũng đã xác định Học viện Quản lý giáo dục đã không đảm bảo điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu ngành Công nghệ thông tin trình độ đại học.

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu Học viện Quản lý giáo dục đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ (Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT).

Với sai phạm này, Học viện Quản lý giáo dục cũng đã bị áp dụng hình thức xử phạt chính với hình thức phạt tiền với mức phạt 40.000.000 đồng (Bốn mươi triệu đồng).

Học viện Quản lý giáo dục cũng được xác định là đã không đảm bảo điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu ngành Tâm lý học lâm sàng trình độ thạc sĩ.

Hành vi vi phạm này, Học viện Quản lý giáo dục bị phạt tiền với mức phạt 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng).

Tổng hợp các mức xử phạt chính là: 110.000.000 đồng (một trăm mười triệu đồng).

Hiện tại, báo cáo kết quả khắc phục theo Kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo của Học viện Quản lý Giáo dục vẫn chưa có.

Vì vậy, câu hỏi về số phận của những sinh viên đã trúng tuyển vào Học viện Quản lý giáo dục, thuộc các ngành đào tạo được Thanh tra Bộ kết luận là mở không đúng quy định sẽ đi về đâu, vẫn đang được rất nhiều người quan tâm.

Trung Dũng

Học viện Quản lý Giáo dục là trường Đại học công lập thành lập năm 2006, thuộc trường đầu ngành về khoa học quản lý giáo dục chuyên nghiệp trong hệ thống các trường đại học tại Việt Nam. Trường tập trung đào tạo lý thuyết kết hợp cùng nghiên cứu các đề tài và đề án về khoa học giáo dục, mang đến những nhà lãnh đạo tương lai những kiến thức và kỹ năng toàn diện. Và năm học 2020 trường Học viện Quản lý Giáo dục tiếp tục thông tin tuyển sinh với các chuyên ngành đào tạo và chỉ tiêu cụ thể như sau:

I. GIỚI THIỆU TRƯỜNG HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

  • Tên trường: Học viện Quản lý Giáo dục
  • Tên tiếng Anh: National Academy of Education Managenment (NAEM)
  • Mã trường: HVQ
  • Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông
  • Loại trường: Công lập
  • Địa chỉ: 31 Phan Đình Giót – Thanh Xuân – Hà Nội
  • SĐT: 04-3864.3352
  • Email:
  • Website: http://naem.edu.vn/; http://www.niem.edu.vn/
  • Facebook: facebook.com/naem.edu.vn/

Quản trị văn phòng Học viện Quản lý giáo dục

Hình ảnh Trường Học viện Quản lý Giáo dục

II. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH NĂM HỌC 2020

Trong kỳ tuyển sinh năm học 2020-2021, Trường Học viện Quản lý Giáo dục thông báo tuyển sinh với các ngành học và chỉ tiêu như sau:

STT

Mã ngành

Ngành học

Chỉ tiêu (dự kiến)

Tổ hợp môn xét tuyển (phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT

Tổng chỉ tiêu

Theo KQ thi THPT

Theo phương thức khác

1

7140114

Quản lý giáo dục

180

150

30

A00; A01; A02;  A04

2

7310403

Tâm lý học giáo dục

220

150

70

A00; B00; C00; D01

3

7480201

Công nghệ thông tin

150

100

50

A00; A01; D01; D10

4

7140101

Giáo dục học

80

60

20

A00; A01; C00, D01

5

7149001

Kinh tế giáo dục

80

60

20

A00; B00; C00, D01

6

7340101

Quản trị văn phòng

50

40

10

A00; A01; D01; C00

7

7220201

Ngôn ngữ Anh

50

40

10

A01; D01; D10; D14

Điểm chuẩn của Học viện Quản lý Giáo dục năm 2018, 2019 được công bố trên website của trường như sau:

Ngành

Năm 2018

Năm 2019

Giáo dục học

17

15

Quản lý giáo dục

17

15

Tâm lý học giáo dục

16

15,5

Kinh tế giáo dục

16

19

Công nghệ thông tin

16

15

III. THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

1. Đối tượng xét tuyển

Thí sinh đủ điều kiện tham gia xét tuyển theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Thời gian xét tuyển

– Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển của Trường Học viện Quản lý Giáo dục:

+ Đợt 1: từ ngày 15/6 đến ngày 30/06/2020.

+ Đợt 2: từ ngày 01/07 đến ngày 30/07/2020.

Trong trường hợp đợt 1, và đợt 2 chưa đủ số lượng thí sinh, trường Học viện sẽ tiến hành xét tuyển bổ sung, dự kiến từ ngày 01/8 đến ngày 30/8/2020.

3. Hồ sơ xét tuyển

Đối với Trường Học viện Quản lý Giáo dục, hồ sơ xét tuyển bao gồm:

– Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Học viện Quản lý Giáo dục

– Bản photo công chứng học bạ trung học phổ thông

– Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh TNPT năm 2020), có thể bổ sung Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông sau khi trúng tuyển và làm thủ tục nhập học.

– Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)

– Lệ phí xét tuyển: 30.000 đ/ hồ sơ (nộp sau khi nhập học tại Học viện) 

Hình thức nộp hồ sơ xét tuyển:

– Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh) về địa chỉ Phòng Đào tạo, Học viện Quản lý giáo dục, 31 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, điện thoại: 02436648719 

– Đăng ký xét tuyển trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Học viện. Khi hoàn thiện đăng ký xét tuyển trực tuyến, thí sinh gửi bổ sung bản photo công chứng phiếu điểm về Học viện Quản lý giáo duc.

4. Phạm vi tuyển sinh

Trường Học viện Quản lý Giáo dục tuyển sinh trên cả nước.

5. Phương thức tuyển sinh

Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông (Xét tuyển dựa vào Học bạ).

Phương thức 2: Học viện xét tuyển theo ngành và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020.

– Điều kiện xét tuyển:

+ Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương, thí sinh đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2020 (đủ điều kiện được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông). Và thí sinh sử dụng kết quả tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành theo các tổ hợp xét tuyển

+ Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng không quá 10% tổng chỉ tiêu

– Đối tượng 1: Thí sinh thuộc  đối tượng xét tuyển thẳng theo quy định trong Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thí sinh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Đối tượng 2: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích tại kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố một trong các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện hoặc đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích tại kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh/Thành phố;

– Đối tượng 3: Thí sinh học tại các trường chuyên

– Đối tượng 4: Trong 3 năm lớp 10, 11, 12 thí sinh có học lực loại giỏi đối với học sinh tốt nghiệp năm 2020 chỉ xét học kỳ  1 năm lớp 12.

– Đối tượng 5: Năm lớp 12 thí sinh có học lực loại khá trở lên học kỳ 1, đạt chứng chỉ Tiếng Anh từ 5.0 IELTS hoặc tương đương trở lên.

6. Quy định học phí và cơ hội học bổng

Mức học phí tối đa năm học 2020-2021 của trường Học viện Quản lý Giáo dục tương ứng 9.800.000đ/1 năm học; đối với ngành Công nghệ thông tin: 11.700.000đ/1 năm học.

Như vậy, thông qua bài viết trên các bạn thí sinh đã được cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết và chính xác về tuyển sinh đại học năm 2020 của Trường Học viện Quản lý Giáo dục, thí sinh sẽ chuẩn bị tâm lý và và phương án học tập tại trường một cách tốt nhất.

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: