Quá trình xã hội hóa con người diễn ra như thế nào

Xã hội hóa là một thuật ngữ mà chúng ta vẫn thường bắt gặp trên báo đài, truyền hình, học tập...và cả trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu tường tận khái niệm ‘Xã hội hóa là gì?’. Nếu vẫn chưa, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này đấy. Cùng tham khảo nhé!

Xã hội hóa là gì?

Trong xã hội học, xã hội hóa (socialization) được định nghĩa là một quá trình giới thiệu cho mọi người về các chuẩn mực xã hội và phong tục thông qua quá trình tương tác với xã hội. Nhằm giúp con người phát triển các khả năng của mình và học hỏi từ xã hội. Hay nói cách khác, xã hội hóa là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống hòa hợp với xã hội. Chẳng hạn như: Khi cha mẹ dạy bạn cách giao tiếp với mọi người, anh, chị dạy bạn cách sử dụng dụng cụ học tập, khi giáo viên dạy bạn về lịch sử của đất nước... có nghĩa là bạn đang được xã hội hóa.

Quá trình xã hội hóa con người diễn ra như thế nào
Xã hội hóa là gì?

Quá trình xã hội hóa diễn ra trong suốt cuộc đời của con người và thường xảy ra theo hai giai đoạn: Xã hội hóa sơ cấp diễn ra từ khi sinh ra đến tuổi thiếu niên. Xã hội hóa thứ cấp tiếp tục nối tiếp từ giai đoạn sơ cấp đến cuối cuộc đời. Ở xã hội hóa thứ cấp có thể xảy ra bất cứ khi nào mọi người thấy mình trong hoàn cảnh mới, đặc biệt là khi họ  tương tác với các cá nhân có quy tắc, lối sống hoặc tập quán khác với họ.

       Có thể bạn quan tâm:

Bản chất của nhà nước là gì? Liên hệ bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Danh sách đề tài tiểu luận quản lý nhà nước 2020

Mục đích của xã hội hóa là gì?

Trong quá trình xã hội hóa, con người học cách để trở thành thành viên của một nhóm, một cộng đồng hoặc xã hội. Quá trình này không chỉ giúp mọi người làm quen với các nhóm xã hội mà nhờ đó các nhóm xã hội này có khả năng tự duy trì theo thời gian. Ở tầm vĩ mô, xã hội hóa đảm bảo rằng chúng ta có một quá trình phát triển mà qua đó các chuẩn mực và phong tục của xã hội được truyền tải. Xã hội hóa dạy cho mọi người những chuẩn mực, cách ứng xử đúng đắn đáp ứng những mong đợi của xã hội, cộng đồng hoặc một tình huống cụ thể. Nói cách khác, nó là một hình thức kiểm soát xã hội.

Xã hội hóa có nhiều mục tiêu cho cả thanh thiếu niên và người lớn. Nó dạy trẻ em những vấn đề nền tảng cho sự nhận thức bản thân và thế giới xung quanh. Quá trình xã hội hóa cũng giúp các cá nhân hình thành nhân cách để thích ứng, phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội. Qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội.

Các tác nhân xã hội hóa

Gia đình

Gia đình là tác nhân đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với con người. Bởi lẽ, từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, gia đình là môi trường cơ bản dạy trẻ những kinh nghiệm sống, những bài học đầu đời hay những tiêu chuẩn văn hóa nhằm hình thành nhân cách và thái độ sống của mình.

Nhà trường

Khi lớn hơn một chút, ngoài gia đình thì nhà trường cũng là tác nhân có tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của con người. Nhà trường là nơi cung cấp cho con người những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao tùy theo từng độ tuổi và khả năng hấp thụ của trẻ. Ở mỗi vị trí và cấp bậc khác nhau trong nhà trường, mỗi người sẽ có nhận thức về trách nhiệm, bổn phận của mình cũng như có động lực để phát triển, hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.

Bạn bè

Ngoài các thành viên trong gia đình thì bạn bè là những người vô cùng quan trọng đối với quá trình xã hội hóa. Những người bạn cùng nhau lớn lên, học tập và hưởng sự quan tâm của xã hội giống nhau nên họ dễ dàng tiếp cận và chơi thân với nhau. Tuy nhiên, bạn bè cũng có bạn bè tốt và bạn bè xấu. Vì vậy, mỗi người nên biết chọn bạn để không bị lôi kéo vào những chiều hướng tiêu cực.

Các phương tiện truyền thông đại chúng

Ngày nay, khi mà các phương tiện truyền thông, internet ngày càng phát triển thì sự tác động của nó đến xã hội hóa ngày càng quan trọng. Truyền thông đưa đến cho con người nguồn thông tin ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, là nguồn giải trí quan trọng của nhiều gia đình… Tuy nhiên, ngoài các thông tin tích cực tạo điều kiện hoàn thiện trí thức, nhân cách, đạo đức của con người thì cũng có những thông tin tiêu cực. Vì vậy, con người cần biết sử dụng, chọn lọc thông tin cần thiết để học tập, giải trí, tránh lạm dụng quá mức dẫn đến hậu quả xấu.

Ngoài ra, quá trình xã hội hóa còn chịu tác động của tôn giáo, độ tuổi, nghề nghiệp...

Quá trình xã hội hóa con người diễn ra như thế nào

Các tác nhân xã hội hóa

Xã hội hóa ở Việt Nam

Khái niệm xã hội hóa ở Việt Nam là gì?

Xã hội hóa là như vậy. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm xã hội hóa này lại được hiểu theo một cách hoàn toàn khác. Khái niệm xã hội hóa lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại văn kiện của Đảng tại Đại hội lần thứ VIII. Sau đó, trong nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định rằng các chính sách xã hội được thực hiện trên tinh thần xã hội hóa, đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, huy động nguồn lực của nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội. Như vậy, Ở Việt Nam, xã hội hóa được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như đóng góp của toàn xã hội đối với một hoặc một số lĩnh vực nào đó như xã hội hóa kinh tế, xã hội hóa y tế…và quan trọng nhất là xã hội hóa giáo dục.

Tương tự như khái niệm xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục là việc tất cả mọi người trong xã hội đều làm giáo dục, mọi người giáo dục lẫn nhau và tất cả mọi người đều được giáo dục. Xã hội hóa giáo dục nhằm hướng tới sự phát triển hoàn thiện về trí thức cũng như nhân cách của con người, trở thành quyền cơ bản của con người. Bên cạnh đó, xã hội hóa giáo dục cũng trở thành trách nhiệm của tất cả mọi người.

Quá trình xã hội hóa con người diễn ra như thế nào

Khái niệm xã hội hóa ở Việt Nam là gì?

Các quan điểm và định hướng chung xã hội hóa ở Việt Nam

- Nhà nước thực hiện xã hội hóa nhằm hai mục tiêu lớn đó là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động nguồn lực của toàn xã hội để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa... của đất nước cũng như tạo điều kiện để xã hội đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng các thành quả giáo dục, y tế, văn hóa ngày càng cao.

- Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện chính sách, tăng cường đầu tư, tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình phát triển quốc gia; hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo...

- Chuyển các cơ sở công lập hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính bao cấp sang cơ chế tự chủ về tổ chức và quản lý, hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi... để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Đổi mới chế độ thu phí đi đôi với thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, trợ giúp người nghèo.Mức phí quy định phải tuân thủ nguyên tắc đủ trang trải các chi phí cần thiết, có tích lũy để đầu tư phát triển và xóa bỏ mọi nguồn thu khác.

- Phát triển các cơ sở ngoài công lập với 2 cơ chế là dân lập và tư nhân. Quyền sở hữu đối với các cơ sở ngoài công lập được thực hiện theo quy định của pháp luật. Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư thì còn phải thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, lợi nhuận chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển. Theo cơ chế lợi nhuận thì lợi nhuận có thể được chia cho các cá nhân và phải chịu thuế.

 - Tiến hành chuyển một số cơ sở thuộc loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập để tập thể hoặc cá nhân quản lý và hoàn trả vốn lại cho Nhà nước.

- Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của từng lĩnh vực

- Nhà nước tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động dịch vụ.

- Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển, bình đẳng dựa trên cơ sở luật pháp để thúc đẩy phát triển cả về quy mô và chất lượng của các cơ sở công lập và ngoài công lập. Xây dựng cơ sở đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về xã hội hóa là gìliên hệ đến xã hội hóa ở Việt Nam. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề học tập cũng như cuộc sống.

Do có sự liên quan giữa xã hội hóa với mặt văn hóa, mà có sự đảm bảo về tính liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, con người chỉ trở thành con người thông qua sự tương tác với nhiều người, nhiều thành viên trong không thể nhìn nhận nhân cách và cách hòa nhập với cộng đồng xã hội. Như vậy khái niệm xã hội hóa là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Xã hội hóa cá nhân là gì

Quá trình xã hội hóa con người diễn ra như thế nào


1. Khái niệm xã hội hóa là gì?

Xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân gia nhập vào nhóm cộng đồng xã hội và được xã hội tiếp nhận cá nhân như một thành viên chính thức của mình, là quá trình cá nhân tiếp nhận nền văn hóa xã hội, là quá trình cá nhân học tập bắt chước lẫn nhau và là quá trình học cách đóng vai trò xã hội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng sự mong đợi của toàn xã hội.

Điều quan trọng trong quá trình cá nhân cá nhân gia nhập, hòa hợp với cộng đồng xã hội là cá nhân đó phải có đủ tiêu chuẩn, phải mài mòn những góc cạnh của mình, của cái tôi dể tìm được tiếng nói chung của cộng đồng.

Quá trình xã hội hóa con người diễn ra như thế nào

2. Vai trò của xã hội hóa

Vai trò của xã hội hóa là gì? Trong khoa học xã hội, xã hội hóa từng cá nhân cũng chính là quá trình làm chuyển biến con người từ thực thể sinh học thành thực thể xã hôi. Đó là quá trình hình thành nhân cách, trong đó có sự cọ sát thích ứng của cá nhân với các giá trị chuẩn mực của các khuôn mẫu hành vi, qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội.

Thực tế con người phải hiểu biết xã hội để sống, ngoài sự tồn tại mang tính sinh học đơn thuần, việc hấp thụ kinh nghiệm xã hội giúp cá nhân nâng cao nâng cách, tạo nên hệ thống tư duy, cảm xúc hành động trong tương tác xã hội. Chỉ có như vậy con người mới có sự khác biệt so với động vật. Trong những trường hợp bị cách li hoan toàn với đời sống xã hội, thì cá nhân đó chỉ tồn tại sinh học, vô cảm, không có phẩm chất xã hội.

Trong quá trình xã hội hóa, thì sự tác động của xã hội lên cá nhân theo cách có định hướng, có hoạch định và ngược lại, nghĩa là gia đình, nhà trường, xã hội luôn giáo dục mọi cá nhân theo hướng làm sao cho cá nhân đó trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, cộng đồng. Không chỉ có sự tác động hai chiều như vậy thôi, mà xã hội hóa là quá trình tác động đa chiều, các cá nhân xã hội tác động đến nhau, đến người khác, học hỏi nhiều thành viên của xã hội và ngược lại người khác tác động đến mình qua những hành vi, ứng xử.

3. Quá trình xã hội hóa

Quá trình xã hội hóa phân ra làm hai cấp độ:

Xã hội hóa sơ cấp: là những học hỏi đầu tiên trong đời, cung cấp nền tảng cho sự nhận thức bản thân và thế giới xung quanh. Giai đoạn này diễn ra khi đứa trẻ được sinh ra, được giáo dục ở gia đình. Đây là giai đoạn đầu tiên của trẻ, các thành viên trong gia đình là những yếu tố quan trọng tạo điều kiện giúp trẻ nhận thức, phát triển.

Xã hội hóa thứ cấp: là sự học hỏi của cá nhân nhằm mở rộng hiểu biết, kỹ năng… đáp ứng những mong đợi của xã hội, cộng đồng, nhóm…

Giai đoạn này cá nhân không chỉ còn nằm trong sự yêu thương, dạy bảo, chăm sóc bảo vệ của gia đình, mà song song đó, cá nhân phải đến trường học hỏi tiếp xúc với nhiều cá nhân khác như thầy cô, bạn bè, đặc biệt là chịu tác động mạnh của các cá nhân truyền thông đại chúng, và các tác nhân khác của xã hội.

Quá trình xã hội hóa con người diễn ra như thế nào

4. Các tác nhân xã hội hóa

4.1. Gia đình

Gia đình là tác nhân đầu tiên và quan trọng, khi mới sinh ra con người không thể biết đi, đứng, tự nuôi sống bản thân ngay mà phải nhờ sự giúp đỡ nuôi nấng, bảo vệ của gia đình trong suốt quãng đời cho đến khi thôi cắp sách đến trường.

Xem thêm: Tứ Giác Đều Là Hình Gì ? Định Nghĩa, Tính Chất & Công Thức Dễ Hiểu

Đối với hầu hết các cá nhân, gia đình là môi trường tập thể cơ bản đầu tiên dạy trẻ những kinh nghiệm sống, các giá trị tiêu chuẩn văn hóa, và dần từ đó trẻ em tiếp thu đưa vào hành động cư sử của mình.

Gia đình là môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người về mặt thể chất, mà còn tạo ra đời sống tinh thần, tâm hồn văn hóa, tức là xã hội hóa – biến đứa trẻ từ sinh vật thành con người xã hội.

4.2. Nhà trường

Nhà trường là nơi con người bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tương tác với những thành viên không phải trong tập thể cơ bản là gia đình, được dạy dỗ nhiều điều khác so nền tảng trong gia đình.

Trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ sau, nhà trường luôn thể hiện được vai trò định hướng xã hội của mình. Nhà trường truyền đạt cho thế hệ sau những tri thức, giá trị, chuẩn mực chủ đạo của một xã hội. Đây là môi trường xã hội hoá chính thức có vai trò đặc biệt quan trọng với thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại.

4.3. Bạn Bè

Nhóm bạn cùng lứa tuổi có lẽ là những người khá quan trọng đối với quá trình xã hội hóa. Họ cùng tuổi với nhau, diễn biến tâm lý giống nhau, hoàn cảnh tác động của môi trường và sự quan tâm của xã hội giống nhau. Bởi có nhiều điều tương đồng nhau như vậy, nên họ dễ dàng tiếp cận và chơi với nhau nhiều hơn.

Sự tác động của bạn bè, nhóm bạn đối với cá nhân rất đặc biệt, hiểu theo hướng tích cực, bạn bè dễ dàng cảm thông với nhau hơn bởi nhận định của họ về vấn đề nào đó thường dừng lại ở cách hiểu theo lứa tuổi của họ. Khi một cá nhân này phạm lỗi, hay có chuyện buồn họ sẽ được bạn bè của họ quan tâm, khuyên bảo, thông cảm, động viên, vì vậy họ dễ dàng vượt qua khó khăn hơn.

4.4. Phương Tiện Truyền Thông Đại Chúng

Phải nói rằng từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện, xã hội loài người đã có một sự thay đổi vượt bậc, tầm nhìn xã hội được mở rộng không ngừng, sự xuất hiện của con người không dừng lại ở một giới hạn nhất định mà ngày càng được mở rộng hơn nữa.

Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đã quá phổ biến với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nhiều trẻ em đã sớm tiếp xúc với truyền hình trước khi đi học và điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ theo hai hướng có hại và có lợi.

Phương tiện thông tin đại chúng là tác nhân xã hội hóa khá quan trọng, nhưng vấn còn nhiều hạn chế, truyền thông rất ít hoặc không mang tính tương tác, khán thính giả không thể thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp với những người làm ra chương trình truyền thông.

Thực sự các phương tiện thông tin rất tốt cho mọi cá nhân ở mọi khía cạnh, tạo nhiều cơ hội và điều kiện để cá nhân hoàn thiện bản thân mình về nhân cách, đạo đức, tri thức. Nhưng muốn vậy phải biết sử dụng, chọn lọc những gì cần thiết quan trọng, để học tập, giải trí, tránh lạm dụng quá mức sẽ gây hậu quả xấu.