Phương thức bán hàng đại lý là gì

Hình thức kinh doanh online đang dần trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số hiện nay. Muốn công việc kinh doanh của mình thành công, bạn nên chú ý đến việc tuyển đại lý bán hàng thông qua hình thức tìm cộng tác viên. Hãy cùng FuniMart tìm hiểu đại lý bán hàng là gì và cách tuyển đại lý bán hàng uy tín qua bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu khái niệm đại lý bán hàng là gì?

Đại lý, hiểu một cách đơn giản là đại diện bán hàng cho doanh nghiệp. Những đại lý bán hàng là những người trung gian, là cầu nối giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất. Sau khi thoả thuận với doanh nghiệp, các đại lý bán hàng sẽ nhập hàng của các doanh nghiệp về và bán cho khách hàng. 

Phương thức bán hàng đại lý là gì

Đại lý bán hàng được xem là đơn bị kết nối giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Những người làm công việc này sẽ giúp mở rộng và phát triển hệ thống kinh doanh cho các công ý và doanh nghiệp. Nhờ có đại lý bán hàng này mà các doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận ổn định, bền vững và lâu dài hơn.

Để bắt đầu công việc làm đại lý bán hàng, bạn cần tự trả lời những câu hỏi sau. Những dịch vụ, sản phẩm mà bạn sẽ kinh doanh có đặc điểm gì nổi bật hay khác biệt hơn so với các sản phẩm cùng ngành hàng khác không. Các phương pháp marketing, tiếp thị sản phẩm như thế nào là hợp lý và có hiệu quả. Lợi nhuận thu được khi đăng ký trở thành nhà phân phối trung gian của bạn và những chính sách để hỗ trợ cho họ.

Phương thức bán hàng đại lý là gì

Dựa trên điều kiện kinh doanh của công ty của bạn, bạn có thể lựa chọn những đại lý bán hàng phù hợp với tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Ví dụ, nếu sản phẩm của bạn là đồ gia dụng, đồ dùng cá nhân thì bạn có thể tìm các đối tượng đại lý bán hàng như sinh viên, nhân viên văn phòng, mẹ bỉm sữa…

3.2 Đăng tin tuyển dụng đại lý bán hàng

Bạn có thể tìm kiếm các đại lý bán hàng thông qua các trang web tuyển dụng, các bài đăng trên hội, nhóm Facebook, Zalo, Instagram…Bước đầu tiên, bạn cần tìm những nhóm có liên quan đến những dịch vụ, sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Sau đó chuẩn bị một bài đăng mô tả cụ thể về vị trí công việc cũng như các yêu cầu dành cho ứng viên rồi đăng bài lên các hội, nhóm đó.

3.3 Chuẩn bị nội dung tuyển đại lý bán hàng

Một bài đăng chất lượng sẽ giúp những người có nhu cầu ứng tuyển hiểu rõ hơn về công việc của bạn. Bạn cần chuẩn bị những thông tin về lợi nhuận và những giá trị mà các nhà phân phối đó có thể nhận được khi trở thành đại lý bán hàng cho công ty của bạn. Chạy quảng cáo cho bài đăng cũng là một cách để quảng cáo công việc của bạn đến với các nhà phân phối. 

Phương thức bán hàng đại lý là gì

Công việc của các đại lý bán hàng cũng tương tự như các nhà bán lẻ, đó là bán sản phẩm cho khách hàng. Chính vì vậy, kỹ năng bán hàng là một kỹ năng cần thiết đối với các nhà đại lý bán hàng. Doanh số bán hàng sẽ quyết định lợi nhuận của các nhà phân phối. Hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, có những quyết định lựa chọn phù hợp cho từng đối tượng sẽ giúp các đại lý bán hàng thu hút thêm nhiều khách hàng hơn.

4.2 Kỹ năng giao tiếp

Đây là một kỹ năng mà bất kỳ đại lý bán hàng nào cũng cần có. Từ việc liên lạc với khách hàng cho đến việc gây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp, các đại lý bán hàng cần phải có kỹ năng giao tiếp để có thể gây dựng niềm tin cũng như uy tín của họ cho người đối diện. 

4.3 Kỹ năng đàm phán

Việc một đại lý có được thoả thuận béo bở hơn các đại lý khác là nhờ vào khả năng đàm phán của họ. Để thu được lợi nhuận, bạn cần phải có những thoả thuận mua hàng cũng như bán hàng sao cho có lợi cho lợi nhuận của bạn.

Phương thức bán hàng đại lý là gì

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về đại lý bán hàngFuniMart cung cấp đến cho bạn. Để doanh nghiệp có thể phát triển lớn mạnh và trở nên phổ biến với người tiêu dùng thì không thể thiếu vị trí đại lý bán hàng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kinh nghiệm trong việc tuyển quản lý bán hàng cho doanh nghiệp của mình.

>>>Xem thêm: Bạn biết gì về tuyển đại lý bán hàng? Có nên tham gia không?

>>>Tham khảo: Tìm đại lý bán hàng online nhanh và lợi nhuận cao hơn cùng FuniMart

Phương thức bán hàng đại lý là gì
Phương thức bán hàng đại lý là gì
Phương thức bán hàng đại lý là gì

1. Khái niệm về bán hàng.

Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, là quá trình người bán chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người mua.

Như vậy, thông qua nghiệp vụ bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện; vốn của doanh nghiệp thương mại được chuyển từ hình thái hiện vật (hàng hoá) sang hình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh.

2. Các phương thức bán hàng trong hoạt động thương mại nội địa.

Việc bán hàng trong các hoạt động thương mại nội địa có thể thực hiện theo hai phương thức: bán buôn và bán lẻ, được chi tiết dưới nhiều hình thức khác nhau (trực  tiếp, chuyển hàng…).

2.1. Bán buôn hàng hoá: Là hình thức bán hàng theo lô hoặc bán với số lượng lớn, thực chất người mua hàng hóa là những nhà cung cấp trung gian, hàng hóa sau khi bán buôn chưa đến tay người tiêu dùng trực tiếp. Bán buôn hàng hóa có thể theo các phương thức sau:

a) Phương thức bán buôn qua kho: Là phương thức bán buôn mà trong đó, hàng mua về được nhập kho, sau đó được xuất từ kho của doanh nghiệp cho người mua buôn dưới hai hình thức:

+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo phương thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ.

+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao.

Mời các bạn xem cách hạch toán kế toán tại đây.

b) Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức:

+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (còn gọi là hình thức giao tay ba): Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ.

+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ.

Mời các bạn xem cách hạch toán kế toán tại đây.

2.2. Bán lẻ hàng hoá: Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:

a) Bán lẻ thu tiền tập trung: Bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ giao hàng cho người mua và thu tiền của người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.

Mời các bạn xem cách hạch toán kế toán tại đây.

b) Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng.

Mời các bạn xem cách hạch toán kế toán tại đây.

c) Bán lẻ tự động: Là hình thức bán lẻ hàng hoá mà trong đó, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.

Ngoài ra trong các doanh nghiệp thương mại, còn có thể áp dụng các hình thức bán hàng khác như bán hàng ký gửi đại lý, bán trả góp, bán hàng trong nội bộ doanh nghiệp…các hình thức này tương tự như trong các doanh nghiệp công nghiệp.

Mời các bạn xem cách hạch toán kế toán tại đây.

Phương thức bán hàng đại lý là gì