Một trong những khó khăn về mặt tự nhiên của vùng đông nam bộ là gì?

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

-  Tiếp giáp: phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp biển Đông, phía tây nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn km2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).

=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Đặc điểm:

+ Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.

+ Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.

+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).

+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

+ Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

- Khó khăn:

+ Trên đất liền ít khoáng sản.

+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.

+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường.

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Dân cư:

+ Số dân đông: 16,6 triệu người năm 2016.

+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).

+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

+ Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn. Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước.

- Xã hội:

+ Hầu hết các chỉ tiêu xã hội của vùng đều cao hơn cả nước.

+ Đời sống người dân ở mức cao.

+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

- Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

Hướng dẫn: SGK/178, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: D.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Xuất bản ngày 31/12/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ đã mang đến những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế của vùng?

Thuận lợi về điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ

- Địa hình thoải có độ cao trung bình, bề mặt thoải rất thích hợp làm mặt bằng xây dựng và canh tác tốt.

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…(cây trồng phát triển quanh năm).

- Đất đai có hai loại chủ yếu là đất bazan và đất xám trên phù sa cổ thích hợp trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu: cao su, cà phê, điều, thuốc lá, mía đường, rau quả…

- Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai (sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé) có giá trị thủy lợi, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Vùng biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa.

Khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ

- Trên đất liền ít khoáng sản.

- Rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.

Câu hỏi trước: Vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ và ý nghĩa

- Giải Địa lí 9  - Đọc Tài Liệu -

Trên đây đáp án câu hỏi thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ và ý nghĩa của nó trong đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9, mong rằng với tổng hợp ngắn gọn kiến thức này các em sẽ có thể ôn luyện tốt nhất!

Một trong những khó khăn về mặt tự nhiên của vùng đông nam bộ là gì?
Hải và hà tranh luận với nhau (Địa lý - Lớp 8)

Một trong những khó khăn về mặt tự nhiên của vùng đông nam bộ là gì?

1 trả lời

Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp (Địa lý - Lớp 9)

1 trả lời

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.

+ Có vùng biển rộng lớn với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.

- Về tự nhiên:

+ Một dải lãnh thổ hẹp nằm ở phía đông của Trường Sơn Nam, phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, phía nam là Đông Nam Bộ.

+ Các nhánh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.

+ Có tiềm năng lo lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

+ Khoáng sản chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hoà, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).

+ Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ trên một số sông.

+ Rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý. Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gổ.

+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ như đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.

-  Về kinh tế - xã hội:

+ Số dân gần 8.9 triệu người, 10,5% số dân cả nước (năm 2006).

+ Có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên người Chăm).

+ Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nấng, Quy Nhcỉn, Nha Trang, Phan Thiết.

+ Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.

+ Có các di tích văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

b)     Khó khăn

-  Mùa hạ có gió phơn Tây Nam; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dải, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

-  Khoáng sản không nhiều.

-  Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng vé mùa khô lại rất cạn.

-  Trong chiến tranh, chịu tổn thất về người và của.

-  Cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn.

Cho biết những khó khăn về tự nhiên của vùng. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?


Những khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là:

  • Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt
  • Trên đất liền nghèo khoáng sản nên phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài với giá thành cao.
  • Diện tích rừng tự nhiên thấp, tỉ lệ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp ngày càng cao. 

Ở Đông Nam Bộ, phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông vì:

  • Cần bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn vì để duy trì nguồn nước  ngầm, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư. Ngoài ra, rừng đầu nguồn góp phần điều tiết lượng nước ở các sông ở Đông Nam Bộ, điều này sẽ hạn chế xảy ra lũ quét ở hạ lưu các con sông. Đồng thời, bảo vệ rừng chính là bảo vệ hệ sinh thái của vùng.
  • Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:  Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp... Do đó, khi ô nhiễm nguồn nước sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch.