Phí bảo vệ môi trường tiếng anh là gì

Phí bảo vệ môi trường tiếng anh là gì
Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage

Ngày hỏi: 13/12/2017

Phí bảo vệ môi trường là gì? Xin chào anh/chị trong Ban biên tập. Em tên là Thanh Ngân, hiện em đang là sinh viên tại trường ĐH Tài nguyên - Môi trường. Để hoàn thành bài báo cáo của mình, em có thắc mắc muốn nhờ anh/chị giải đáp giúp em, cụ thể phí bảo vệ môi trường là gì? Và mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở nào? Văn bản nào định nghĩa nội dung này? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ anh/chị. Xin chân thành cảm ơn! (ngan***@gmail.com)

Phí bảo vệ môi trường tiếng anh là gì

  • Căn cứ pháp lý: Phí bảo vệ môi trường là khoản phí mà tổ chức, cá nhân phải trả do hoạt động của họ hoặc sản phẩm họ dùng có ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường. Nhà nước sẽ dùng khoản phí này vào việc bảo vệ, cải thiện môi trường. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở: - Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; - Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; - Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải. Trên đây là nội dung định nghĩa về phí bảo vệ môi trường. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật bảo vệ môi trường 2014. Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Ban biên tập LawNet

  • Phí bảo vệ môi trường tiếng anh là gì
  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

  • Phí bảo vệ môi trường tiếng anh là gì
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028) 7302 2286 E-mail: [email protected]

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Cho tôi hỏi "quỹ bảo vệ môi trường" nói thế nào trong tiếng anh? Thank you so much.

Written by Guest 8 years ago

Asked 8 years ago

Guest


Like it on Facebook, +1 on Google, Tweet it or share this question on other bookmarking websites.

Phí bảo vệ môi trường là gì? Các loại phí môi trường hiện nay? Mức xử phạt khi vi phạm quy định về đăng ký, kê khai, kê khai việc thu, nộp phí và lệ phí? Phân biệt thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường?

Để phục vụ cho như cầu sống cũng như phát triển kinh tế, con người đang vô tình hoặc cố ý tàn phá thiên nhiên. Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đã lên mức báo động. Do đó, nhà nước, các tổ chức, cá nhân đã và đang chung tay góp sức gìn giữ, bảo vệ, khôi phục môi trường.

Chính vì vậy, nhà nước ta đã quy định về các loại thuế, phí bảo vệ môi trường để hạn chế phần nào mức độ gây ô nhiễm và khôi phục, gìn giữ môi trường.

Luật sư tư vấn pháp luật về thuế phí bảo vệ môi trường: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thuế bảo vệ môi trường 2010;
  • Luật bảo vệ môi trường 2014;
  • Nghị định 106/2003/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí,

Mục lục bài viết

Nhìn chung hiện nay các văn bản luật hay văn bản dưới luật vẫn chưa có một quy định chi tiết nào để định nghĩa phí bảo vệ môi trường là gì. Tuy nhiên theo cách hiểu thông thường chúng ta sẽ hiểu phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đồng thời tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.

Đây được xem là một khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó.

Phí bảo vệ mội trường theo tiếng anh là: Environment fee

Tiền phạt thuế Tax penalty Phí bảo vệ mội trường Environment fee Ô nhiễm môi trường Environmental pollution Thuế tài nguyên Natural resources tax Cục thuế Tax department Thanh tra viên Inspector Người nộp thuế Tax-payer Đăng ký thuế Registration Thanh tra thuế Inspect Tiền phạt do đóng thuế trễ hạn Late payment penalty Tiền phạt do khai thuế trễ hạn Late filing penalty

2. Các loại phí môi trường hiện nay:

Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, việc quy định phí môi trường cần phải là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm và là tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường. Hiện nay ở nước ta đang áp dụng một số loại phí như sau:

– Phí vệ sinh môi trường: Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải đô thị. Đây là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm. Về cơ bản loại phí này được sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, do vậy, mức phí thu có thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương.

– Phí BVMT đối với nước thải: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở các Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 và 04/2003/NĐ-CP ngày 8/1/2007 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.

– Phí BVMT đối với chất thải rắn: Hiện đang được triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2007 nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và tạo nguồn kinh phí bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải rắn.

– Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2008. Nghị định quy định khoản phí được thu trên mỗi đơn vị khoáng sản được khai thác. Phí áp dụng cho các loại khoáng sản: đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatit.

3. Mức xử phạt khi vi phạm quy định về đăng ký, kê khai, kê khai việc thu, nộp phí và lệ phí:

Thứ nhất, đối với đăng ký, kê khai chậm thời hạn quy định của pháp luật phí, lệ phí sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;

+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai thu, nộp phí, lệ phí hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kê khai việc thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Thứ hai, đối với hành vi vi phạm quy định về thu, nộp phí, lệ phí

  • Hành vi chậm nộp phí, lệ phí theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền:

+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;

+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.

  • Hành vi không nộp phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật phí, lệ phí:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên.

Lưu ý: Ngoài việc bị xử phạt hành chính trên, nhiều trường hợp còn dựa vào tính chất, mức độ vi phạm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

– Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề, hoạt động theo quy định của pháp luật;

– Tịch thu tang vật, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính.

  • Ngoài ra khi cá nhân, tổ chức khi vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
  • Buộc phải bồi hoàn số tiền thất thoát do vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí gây ra;
  • Phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho đối tượng nộp phí, lệ phí;
  • Truy thu các khoản phí, lệ phí trốn nộp;
  • Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch phí, lệ phí có được do vi phạm hành chính.

Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định trên đây chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Trong trường hợp vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

4. Phân biệt thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường:

Tiêu chí Thuế bảo vệ môi trường Phí bảo vệ môi trường Khái niệm Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm và hàng hóa khi sử dụng có thể gây tác động xấu đến môi trường. Việc đánh thuế môi trường là cách để tọa ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và hạn chế sản phẩm (hay hoạt động) có thể gây hại đến môi trường. Phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Chủ thể ban hành Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước khác theo thẩm quyền Bản chất Là khoản thu nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới MT và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đây hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường

– Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi ni lông; /Thuốc diệt cỏ; thuốc trừ mối; Thuốc bảo quản lâm sản; Thuốc khử trùng kho (loại hạn chế sử dụng).

Là khoản thu nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng MT và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp phí.

-Nước ta đang áp dụng một số loại phí như: Phí BVMT đối với nước thải, chất rắn, khai thác khoáng sản…

Phí môi trường tiếng Anh là gì?

Chi phí môi trường trong tiếng Anh là: Environmental cost.

Phí tài nguyên môi trường là gì?

Phí môi trường là khoản phí mà các nhà sản xuất hoặc tiêu dùng phải trả do hoạt động của họ hoặc sản phẩm họ dùng có ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Nhà nước sẽ dùng khoản phí này vào việc bảo vệ, cải thiên môi trường.

Phí bảo vệ môi trường ai phải nộp?

Người nộp thuế bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 và Điều 3 Thông tư 152/2011/TT-BTC như sau: - Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tại mục (2).

Thuế bảo vệ môi trường tiếng Anh là gì?

Thuế môi trường trong tiếng Anh gọi là: Environmental Taxes.