Ngành thống kê kinh doanh là làm gì

“Học ngành Thống kê ra làm gì?” là một trong những câu hỏi nhận được nhiều nhất bởi những bạn trẻ đã, đang và có ý định theo đuổi ngành học này. Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn tương tự, hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Ngành thống kê kinh doanh là làm gì

Ngành thống kê kinh doanh là làm gì
Đôi nét về ngành Thống kê

Thống kê, một ngành học không mới nhưng lại có sức hút đặc biệt với những bạn trẻ yêu thích khoa học, tính toán và thống kê. Trên thực tế, Thống kê là một ngành học quan trọng và có mối quan hệ mật thiết đối với tất cả các ngành nghề hiện nay. Theo đó, khi học Thống kê, bạn sẽ được trang bị những kiến thức quan trọng và cần thiết về:

  • Nguồn dữ liệu
  • Cách thức tổ chức dữ liệu
  • Mô tả, phân tích và dự đoán quy luật, sự thay đổi của các dữ liệu trên thực tế
  • Kiểm soát số lượng, chất lượng sản phẩm
  • Chi phí dự kiến và thực tế trong các dự án
  • Nguồn thu ngân sách trong các doanh nghiệp

👉 Xem thêm: Ngành kế toán kiểm toán là gì? Ngành kế toán kiểm toán hiện có thừa nhân lực?

Ngành Thống kê học trường nào?

Hiện nay, cả nước ta chỉ có một số trường đào tạo chuyên về ngành Thống kê là Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Quy Nhơn. Và để có thể theo học tại hai ngôi trường này, trước tiên, bạn cần vượt qua kỳ thi THPT Quốc Gia với điều kiện:

Ngành thống kê kinh doanh là làm gì
Ngành Thống kê học trường nào?

  • Đạt từ 17-18 điểm đối với khối A1 (Toán, Lý, Anh) hoặc khối A (Toán, Lý, Hóa).
  • Đạt từ 18 điểm đối với D (Toán, Văn, Anh) hoặc khối D07 (Toán, Hóa, Anh).

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn theo học ngành Thống kê kinh tế tại các trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM,… Tuy nhiên, điểm chuẩn tại các trường này cũng sẽ cao hơn một chút, thường từ 21 điểm trở lên.

Học ngành Thống kê ra làm gì?

“Học ngành Thống kê ra làm gì?” – Một câu hỏi thường gặp của rất nhiều bạn sinh viên, học sinh đang và sắp có ý định theo đuổi ngành học này. Theo đó, với băn khoăn này, chúng ta sẽ rất khó để có thể đưa ra câu trả lời chính xác được. Vì vậy, để xác định được sau khi học sau ngành Thống kê sẽ làm gì, trước tiên, bạn hãy căn cứ vào khả năng và chuyên ngành mình có ưu thế nhất rồi đưa ra lựa chọn. Dưới đây là một số lựa chọn ngành nghề để bạn có thể tham khảo:

Giảng viên giảng dạy ngành Thống kê

Có thể nói, thực hiện công tác giảng dạy đúng chuyên ngành mình học là một trong những điều tuyệt vời nhất. Theo đó, sau khi hoàn thành chương trình học tại trường Đại học, nếu bạn cảm thấy thực sự đam mê, yêu thích bộ môn này thì có thể tiếp tục học chuyên sâu và thi để trở thành giảng viên chuyên ngành Thống kê. Tuy nhiên, kỳ thi này tương đối cạnh tranh bởi số lượng trường giảng dạy chính thống trên cả nước mới chỉ có hai.

Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng bởi nếu vượt qua kỳ thi, bạn vẫn có thể tham gia giảng dạy bộ môn Thống kê Kinh tế hay Xác suất Thống kê tại các nhóm trường Kinh tế trên cả nước.

👉 Xem thêm: Học ngành gì ra làm văn phòng? Top 5 nghề làm văn phòng lương cao

Nhân viên Thống kê làm việc tại Phòng, Cục Thống kê

Ngành thống kê kinh doanh là làm gì
Học ngành Thống kê ra làm gì?

Trở thành nhân viên Thống kê công tác tại Phòng, Cục Thống kê cũng là mục tiêu được nhiều bạn sinh viên hướng đến sau khi tốt nghiệp. Cơ hội việc làm với nhân viên Thống kê tại Việt Nam hiện nay cũng vô cùng rộng mở bởi có đến gần 700 cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước làm việc trong ngành, lĩnh vực liên quan.

Theo đó, bạn có thể theo dõi sát sao các đợt tuyển dụng của các doanh nghiệp, cơ quan ngành Thống kê tại Trang thông tin chính thức hoặc các chuyên trang tuyển dụng lớn. Việc làm tại các đơn vị này chủ yếu liên quan đến Thống kê, điều tra, phân tích số liệu nên bạn có thể vận dụng được tất cả những kiến thức trên giảng đường Đại học.

Nhân viên Thống kê trong doanh nghiệp

Nếu bạn đang học ngành Thống kê, muốn tìm kiếm công việc đúng chuyên ngành nhưng lại sợ sự bó buộc trong các cơ quan nhà nước thì có thể tham khảo thông tin về vị trí nhân viên Thống kê trong doanh nghiệp ngoài nhà nước. Công việc ngành Thống kê tại các doanh nghiệp này thường thiên về Kinh tế, Tài chính,… nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi ứng tuyển. Không những vậy, khối lượng công việc của nhân viên Thống kê trong doanh nghiệp cũng vất vả hơn so với cơ quan nhà nước. Đặc biệt, khối lượng công việc có thể tăng đột biến trong các tháng, quý cao điểm trong năm nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định nhé.

👉 Xem thêm: 5 ngành nghề triển vọng nhất trong 5 năm tới

Ngành thống kê kinh doanh là làm gì
Nhân viên Thống kê trong doanh nghiệp

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Ngành thống kê ra làm gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo. Các việc làm hấp dẫn ngành Thống kê cũng được cập nhật thường xuyên trên JobsGO, bạn có thể tham khảo.

Ngành Thống kê kinh doanh là gì?

Thống kê kinh doanh là một bộ môn khoa học đưa ra quyết định tốt khi phải đối mặt với các tình huống không chắc chắn và được sử dụng trong nhiều ngành như phân tích tài chính, kinh tế lượng, kiểm toán, sản xuất và vận hành bao gồm cải tiến dịch vụ và nghiên cứu thị trường.

Thống kê kinh tế là ngành gì?

Ngành Thống kê kinh tế (Economic Statistics) là ngành đào tạo các kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, tài chính, quản lý và quản trị kinh doanh; và các kiến thức chuyên sâu về thống kê trong lĩnh vực kinh tế xã hội thời kỳ hội nhập, bao gồm quản lý và quản trị kinh doanh ở cấp vĩ mô và vi mô, thiết kế điều tra và phân ...

Ngành thống kê là học những gì?

1. Ngành Thống kê là gì? Thống kê (tiếng Anh là Statistical) là ngành học về kiểm soát số lượng, nghiên cứu các vấn đề liên quan tới hệ thống dữ liệu thu thập được. Thông qua các phân tích chuyên sâu, khả năng giải thích con số, biểu diễn số lượng thống kê bằng biểu đồ và tổ chức hệ thống các dữ liệu một cách khoa học.

Học thống kê kinh doanh để làm gì?

Thống kê kinh doanh là một môn học thuộc thống kê học, nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn trong lĩnh vực kinh doanh để tìm hiểu bản chất và tính qui luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.