Pháp luật nước ta quy định như thế nào vệ di sản văn hoá

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2022
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: hoặc

 - Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

     - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

     - Nghiêm cấm các hành vi:

+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá.

+ Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Chúng ta cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh ?

Xem đáp án » 05/03/2020 68,914

Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

- Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?

Xem đáp án » 05/03/2020 15,283

Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá ?

Xem đáp án » 05/03/2020 14,461

Em hãy nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá ở địa phương, ở nước ta và trên thế giới.

Xem đáp án » 05/03/2020 9,955

Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá ?

(1) Đập phá các di sản văn hoá ;

(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp ;

(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm ;

(4) Lấy cắp cổ vật về nhà ;

(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép ;

(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích ;

(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh ;

(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ;

(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử ;

(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu ;

(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật ;

(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá ;

(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.

Xem đáp án » 05/03/2020 3,120

Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản văn hoá thế giới ?

Xem đáp án » 05/03/2020 2,085

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa văn hoá như sau:

"là lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phưomg thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo đó là văn hoá”.

Như vậy, văn hoá là bất cứ sản phẩm nào do con người tạo ra, có giá trị đối với cộng đồng và được cộng đồng chấp nhận như một thực thể khách quan. Di sản được hiểu theo nghĩa chung nhất là những giá trị vật chất và tinh thần được thế hệ này để lại cho thế hệ khác.

Điều 1 Luật di sản văn hoá định nghĩa di sản văn hoá bao gồm:

"di sản văn hoá phi vật thế và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thể hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Di sản được hiểu theo định nghĩa này là những giá trị vật chất và tinh thần "được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác". Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể - là những sản phẩm tinh thần; di sản văn hoá vật thể - là những sạn phẩm vật chất (Xem: Khoản 1,2 Điều 4 Luật di sản văn hoá). Thuật ngữ "sản phẩm" ẩn chứa sau nó là sự kết tinh sức lao động của con người. Tuy nhiên, nó chỉ được coi là di sản văn hoá khi nó "có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học". Luật di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành (Xem: Nghị định số 92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hoá; Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT của Bộ văn hoá - thông tin ngày 19/2/2004 hưóng dẫn trình tự, thủ tục đăng kí di vật, cồ vật, bảo vật quốc gia) xác định tiêu chí đánh giá thế nào là "có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học", song những tiêu chí này phần lớn - trừ tiêu chí để xác định bào vật quốc gia - là những tiêu chí chung chung "có giá trị tiêu biểu". Rõ ràng, chỉ dựa vào định nghĩa nêu trên thì khó có thể xác định một sản phẩm vật chất do những thế hệ trước để lại có phải là di sản văn hoá (vật thể) và là đối tượng bảo vệ của pháp luật di sản văn hoá hay không?

Để xác định một tài sản có phải là di sản văn hoá vật thể hay không cần phải có ý kiến của các nhà giám định chuyên môn về niên đại và giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của tài sản đó. Với những quy định như vậy, việc coi một tài sản do thế hệ trước để lại có phải là di sản văn hoá (vật thể) và là đối tượng bảo vệ của pháp luật di sản văn hoá hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá, ý chí của cơ quan giám định và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về "tính tiêu biểu" của di sản văn hoá.

- Di sản văn hoá vật thể

Khoản 2 Điều 4 Luật di sản văn hoá định nghĩa di sản văn hoá vật thể là "sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thẳng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”.

Di sản văn hoá được Luật di sản văn hoá chia thành hai nhóm: Di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. Di sản văn hoá vật thể tồn tại dưới dạng những "sản phẩm vật chất" mà chúng ta có thể nhìn thấy, nắm bắt được. Di sản văn hoá phi vật thể là những sản phẩm tinh thần.

- Di tích lịch sử - văn hoá

Khái niệm di tích lịch sử - văn hoá được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật di sản văn hoá. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Khoản 1 Điều 28 Luật di sản văn hoá cụ thể hoá tiêu chí "có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học" của khoản 3 Điều 4 để xác định công trình xây dựng hoặc địa đỉểm được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá. Công trình xây dựng hoặc địa điểm đó phải có một trong những tiêu chí sau: Gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước hoặc của các thời kì cánh mạng hoặc gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước hoặc có giá trị tiêu biểu về khảo cổ hoặc có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

- Danh lam thắng cảnh

Khái niệm danh lam thắng cảnh được định nghĩa tại khoản 4 Điều 4 Luật di sản văn hoá:

"Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học".

Các tiêu chí để xác định một địa điểm là danh lam thắng cảnh (Xem Khoản 2 Điều 28 Luật di sản văn hoá) bao gồm những địa đỉểm có giá trị tiêu biểu do thiên nhiên tạo ra, không có sự tác động của con người và những địa điểm mà giá trị tiêu biểu, đậc biệt của nố có sự kết của thiên nhiên và bàn tay, sức lao động của con người. Khái niệm này đã kế thừa định nghĩa về danh lam thắng cảnh của Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cành năm 1984 (Điều 1) nhưng chưa tiếp cận với tiêu chí phân loại di sàn thành di sản văn hoá và di sản tự nhiên của Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên thế giới (Điều 1) mà Việt Nam là thành viên. Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên thế giới phân loại rõ giữa những thắng cảnh có các công trình của con người là di sản văn hoá và những địa điểm tự nhiên không cổ các công trình của con người là di sản tự nhiên. Luật di sản văn hoá đã coi cả hai loại này là danh lam thắng cảnh và thuộc di sản văn hoá vật thể.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)