Packing list nghĩa là gì

Khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, chắc chắn bạn phải có một bộ chứng từ đầy đủ và hợp pháp. Với bất kỳ bộ chứng từ nào như làm thủ tục hải quan, làm thanh toán, bảo hiểm, bạn cũng cần kèm theo packing list. Vậy packing list là gì? Tại sao packing list lại quan trọng như vậy? Khi lập packing list cần chú ý những gì? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tham khảo:

Packing list nghĩa là gì
Packing list là gì? Kiến thức chi tiết về packing list

1. Packing list là gì trong xuất nhập khẩu?

Packing list (bảng kê/ phiếu chi tiết hàng hóa) là một thành phần trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Nó mô tả chi tiết nội dung lô hàng và thông thường không bao gồm giá trị lô hàng.

Packing list nghĩa là gì? Nếu dịch sát theo nghĩa tiếng anh đơn thuần thì sẽ có nghĩa là “ chi tiết đóng gói” hay “ danh sách đóng gói”. Nhưng theo tập quán, chúng ta gọi là phiếu đóng gói.

2. Phân loại packing list

Packing list thường có 3 loại.

2.1 Detailed packing list là gì? 

Detailed packing list dịch ra là gì? Thuật ngữ này có nghĩa là phiếu đóng gói chi tiết. Nếu văn bản có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết sản phẩm thì nó chính là phiếu đóng gói chi tiết.

Packing list nghĩa là gì
Detailed packing list là gì?

2.2 Neutrai packing list là gì?

Đây là tên của Phiếu đóng gói trung lập. Một văn bản được coi là phiếu đóng gói trung lập nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán.

2.3 Packing and Weight list là gì?

Đây là tên của Phiếu đóng gói kiểm kê trọng lượng. Phiếu sẽ nêu đầy đủ số lượng và trọng lượng của hàng hóa được vận chuyển, mua bán.

3. Chức năng của packing list

Packing list cho chúng ta biết được trọng lượng tịnh, trọng lượng bao gồm cả bao bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói. Từ đó chúng ta tính toán được một số phần sau:

  • Cần bao nhiêu diện để xếp dỡ, dùng container 20’ hay 40’, cont bách hóa hay cont lạnh.v.v.
  • Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân, thiết bị chuyên dụng như xe nâng, cẩu,..
  • Điều phối trucking như thế nào, dùng xe bao nhiêu tấn tấn.
  • Xác định vị trí của hàng hóa khi phải kiểm hóa, trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Ngay sau khi đóng hàng xong, người bán sẽ gửi ngay cho người mua packing list để người mua kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng.

4. Nội dung chính của packing list

Trong packing list không thể thiếu các phần sau:

  • Thông tin người mua, người bán.
  • Cảng xếp hàng, dỡ hàng.
  • Thông tin hãng tàu, số chuyến tàu vận tải hàng hóa
  • Thông tin hàng hóa: trọng lượng, số kiện, mô tả hàng hóa, thể tích hàng hóa
  • Số hiệu hợp đồng.
  • Điều kiện giao hàng.

5. Mẫu packing list chuẩn

Packing list nghĩa là gì
Mẫu packing list chuẩn

6. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Để có thể xuất hay nhâp một lô hàng, bạn cần phải có bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu có một số cái khác so với bộ hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan gồm: tờ khai hải quan, hợp đồng, invoice,…

Để có một bộ chứng từ xuất nhập khẩu hợp lệ, bạn phải có packing list. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ kinh doanh sau:

6.1 Hợp đồng thương mại (Contract)

Đây là chứng từ đầu tiên giữa bên mua và bên bán. Là văn bản thỏa thuận được sự đồng ý tự nguyện của 2 bên. Đây là chứng từ quan trọng nhất để dẫn đến những ký kết đằng sau.

6.2 Hóa đơn thương mại (Invoice)

Là hóa đơn quan trọng trong việc giao nhận hàng hóa và thanh toán. Có đầy đủ nội dung: tổng số tiền, phương thức thanh toán. Khi phải làm thủ tục hải quan, người kê khai sẽ dựa vào Invoice để khai giá trị hàng hóa. Hóa đơn thương mại có tên gọi là Commercial Invoice. Ngoài ra còn 1 loại hóa đơn không bắt buộc là hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice). Tránh nhầm lẫn 2 loại này với nhau.

6.3 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Phiếu đóng gói phải đặt trong bao bì hoặc túi để người mua dễ dàng tìm thấy nhất.

6.4 Vận đơn (Bill of Lading)

Vận đơn là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải như tàu biển, máy bay,… Phải có vận đơn thì người nhận mới có thể lấy hàng hóa.

6.5 Tờ khai hải quan (Customs Declaration)

Đây là chứng từ để kê khai các mặt hàng hóa với cơ quan hải quan. Nếu đủ điều kiện thì lô hàng của bạn mới được xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia.

Các bạn có thắc mắc, tại sao trong giao dịch mua bán hàng hoá và đặc biệt là hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài, ” Packing List ” là cụm luôn được nhắc đến, một loại giấy tờ được yêu cầu cung cấp mỗi khi xuất nhập hàng. Vậy ” Packing List là gì? “, có vai trò như thế nào?, hãy cùng vimi tìm hiểu ngay sau đây nhé

1 Packing List là gì?

Dịch theo nghĩa đơn thuần, Packing list có nghĩa là ” danh sách đóng gói ” hay còn được gọi ” chi tiết đóng gói ” ( Packing: đóng gói, List: Danh sách ).

Trong xuất nhập khẩu hay theo tập quán, thường gọi: Phiếu / Bảng kê chi tiết hàng hoá, thành phần không thể thiếu trong bộ Giấy chứng nhận CO CQ ( Chứng nhận nguồn gốc và chất lượng sản phẩm ). Nó mô tả nội dung chi tiết của lô hàng ( thường không bao gồm giá trị của lô hàng ).

Packing list nghĩa là gì

2 Phân loại Packing List

Theo 3 mức độ chi tiết khác nhau, ” Phiếu chi tiết hàng hoá ” thường có 3 loại cơ bản: Chi tiết, Trung tính, Trọng lượng

Detailed Packing List: Bảng kê chi tiết hàng hoá, trong phần nội dung chi tiết hàng hóa sẽ ghi rõ mặt hàng, đơn giá và tổng số lượng hàng.

Neutrai Packing List: Phiếu đóng gói trung lập ( hay bảng kê đóng gói trung tính ), nội dung phiếu không ghi tên người xuất hàng

Packing and Weight List: Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng, trên nội dung có tên hàng, trọng lượng tịnh và tổng trọng lượng chuyến hàng ( trọng lượng từng thùng, pallet… )

Packing list nghĩa là gì

3 Nội dung chính trong Packing List

Dựa vào từng loại Phiếu chi tiết khác nhau, mà trên nội dung mỗi phiếu sẽ khác nhau . Tuy nhiên, chúng đều có các nội dung chính cơ bản:

  • Title name – Tên tiêu đề: Tên, địa chỉ và Logo của công ty.
  • Seller – Bên bán: Tên và địa chỉ công ty xuất hàng.
  • Packing List Date & No – Ngày và số của bảng chi tiết
  • Buyer – Bên mua: Tên và địa chỉ công ty nhập hàng.
  • Ref no – Số tham chiếu: Tham số sử dụng khi cần truy suất hoặc tìm kiếm thông tin liên quan đến lô hàng
  • Port of Loading – Cảng bốc hàng (Ví dụ: Hai Phong port, Viet Nam; Port Klang port, Malaysia…).
  • Port of Destination – Cảng đến (Ví dụ: Manila port, Philippines; Incheon port, Korea…).
  • Vessel Name – Số hiệu tàu: Tên – Số chuyến tàu.
  • ETD ( Estimated Time Delivery ) – Thời gian chạy tàu dự kiến: Thường là khoảng thời gian hàng di chuyển từ cảng đi đến cảng đến, bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau
  • Product Description – Mô tả hàng hóa: Tên hàng và mã ký hiệu.
  • Quantity – Số lượng: Số lượng hàng theo đơn vị tính ( gói, thùng, pallet… ).
  • NWT ( Net weight ) –  Trọng lượng tịnh ( chỉ mình trọng lượng của hàng )
  • GWT (Gross weight ) –  Trọng lượng tổng ( trọng lượng của cả thùng hay hộp, bọc hàng đã đóng gói xong.
  • Remark – Ghi chú thêm ( chi tiết cụ thể thêm về các kiện hàng ).
  • Seller of signing – Xác nhận bên bán hàng ( ký và đóng dấu ).

4 Vai trò của Packing List

Như những nội dung chính đã nêu ở mục trên, bên mua hàng sẽ nhìn vào ” Bảng kê chi tiết hàng hoá “, biết được các thông tin cần thiết khi giao nhận hàng:

Θ Dựa trên ” Phiếu chi tiết hàng hoá “, bên mua sẽ kiểm kê lại hàng hoá khi dỡ hàng và tiếp nhận hàng tại cảng đến.

Θ Nhìn vào phiếu biết số lượng và cân nặng của kiện hàng là bao nhiêu, để sắp xếp và bố trí không gian chứa hàng. Có thể chuẩn bị giá hay pallet đựng hàng trong trường hợp hàng lưu kho.

Θ Giúp việc bố trí phương tiện vận tải hợp lý ( xe tải lớn hoặc nhỏ, xe máy, ba gác… ), đảm bảo hàng được bốc và vận chuyển an toàn.

Θ Phương pháp dỡ hàng như thế nào ( công nhân bốc hàng hay nhờ những máy móc như xe nâng chuyên dụng…)

Θ Chuẩn bị nhân sự nhận hàng, đặc biệt là những đơn hàng có số lượng lớn

Packing list nghĩa là gì

Những mặt hàng do Vimi nhập khẩu và phân phối đều có Packing List

>>> Tham khảo: Đồng hồ lưu lượng, đồng hồ áp suất, các loại van công nghiệp ( Van cổngvan cầuVan bi… )