Phác đồ diệt ph theo hội tiêu hóa hoa kì năm 2024

Cập nhật phác đồ điều trị vi khuẩn Helicobacter Pylori mới nhất 2018

  1. TÌNH HÌNH CHUNG

Theo CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh tại Hoa Kỳ), có khoảng 66% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, thường được gọi là HP. Ở các nước đang phát triển, con số này lên tới 80% người lớn và 10% trẻ em có khả năng bị nhiễm HP . Vi khuẩn này sống trong cơ thể có thể làm cho nguy cơ phát triển ung thư dạ dày của bạn cao hơn, lên đến 6 lần. Ngoài ra, vi khuẩn HP thường là gốc rễ của các vấn đề tiêu hóa chính khác, như loét và viêm dạ dày – tá tràng. HP cũng có thể gây loét trong thực quản hoặc ruột non. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, hơn 70% dân số nước ta nhiễm vi khuẩn HP (nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày). Đây là một thực trạng đáng báo động. Vậy nên cần phải ngăn chặn vi khuẩn HP, nó chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca ung thư dạ dày.

II. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN – Lây qua đường Miệng – Miệng: Vi khuẩn HP có trong tuyến nước bọt, cao răng và khoang miệng. Do dó các hành động sau tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm: + Ăn chung mâm, dùng chung bát đũa, gắp thức ăn cho nhau. + Hôn, bất cứ ai khi đã yêu thường thổ lộ tình cảm âu yếm nhau bằng cách hôn + Mớm cơm cho con/cháu. + Dùng chung bàn chải đánh răng, khăn lau miệng. + Thói quen sinh hoạt, ăn uống mất vệ sinh.

Phác đồ diệt ph theo hội tiêu hóa hoa kì năm 2024

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

– Vi khuẩn HP lây qua đường Phân – Miệng + Người bị nhiễm khuẩn HP nếu không vệ sinh thật kỹ trước khi ăn có thể bị nhiễm lại từ Phân, do mật độ vi khuẩn HP chứa trong dạ dày cao hơn bình thường. + Hoặc bị nhiễm HP do nguyên nhân gián tiếp là ruồi, gián, chuột, mèo, chó,… những con vật này có thể nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài vào và mang vào thức ăn. Nếu chúng ta vô tình ăn phải thì sẽ bị lây nhiễm.

Phác đồ diệt ph theo hội tiêu hóa hoa kì năm 2024

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

– Vi khuẩn HP lây qua đường Dạ dày – Miệng + Người đang có vi khuẩn HP mà còn bị chứng trào ngược, ợ chua, thì vô tình người đó đã đẩy vi khuẩn HP từ dạ dày lên miệng. + Nếu bạn tiếp xúc trong trường hợp này thì nguy cơ nhiễm HP cũng khó tránh khỏi.

Phác đồ diệt ph theo hội tiêu hóa hoa kì năm 2024

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

– Vi khuẩn HP lây qua đường Dạ dày – Dạ dày – Gia đình là môi trường thuận lợi lây nhiễm vi vhuẩn HP + Cha mẹ có HP (+) – tỷ lệ lây qua con cái là 40% và Vợ/Chồng là 60% + Cha mẹ có HP (-) – tỷ lệ lây qua con cái là 3% và Vợ/Chồng là 9%

Phác đồ diệt ph theo hội tiêu hóa hoa kì năm 2024

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

III. LÂM SÀNG – Bị ợ hơi, ợ nóng, kèm theo khó tiêu hóa: Cảm giác bị đầy hơi,chướng bụng, ăn xong thời gian lâu nhưng bụng vẫn thấy căng tức, thức ăn tiêu hóa chậm – Bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống – Trào ngược acid và/hoặc dịch mật – Đau vùng thượng vị là triệu chứng đặc trưng nhận biết cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP, đau nhiều hơn khi đói hoặc ăn quá no. Tùy từng cơ địa có người sẽ bị đau quặn, đáu rát, đau âm ỉ hoặc không có biểu hiện đau vùng thượng vị ở trong giai đoạn đầu. – Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân – Không có cảm giác thèm ăn – Cảm giác nôn và buồn nôn xuất hiện nhiều vào buổi sáng, khi ăn quá no hoặc lúc đói – Phân có máu hoặc màu đen – Bất tỉnh – Viêm phúc mạc (trong trường hợp nặng)

Phác đồ diệt ph theo hội tiêu hóa hoa kì năm 2024

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

IV. CẬN LÂM SÀNG – Hiện tại có 2 nhóm phương pháp xét nghiệm để phát hiện vi khuẩn HP: Xâm lấn và không xâm lấn. + Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu mô sinh thiết qua nội soi dạ dày tá tràng để kiểm tra bằng test urea nhanh, mô bệnh học, hoặc nuôi cấy. Nội soi đường tiêu hóa trên này thường cần thiết cho các bệnh nhân có các triệu chứng báo động (sụt cân, thiếu máu, chán ăn…). + Phương pháp không xâm lấn: Bệnh nhân không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, việc tìm HP được thực hiện nhờ xét nghiệm phân hoặc test hơi thở.

Phác đồ diệt ph theo hội tiêu hóa hoa kì năm 2024

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

  1. ĐIỀU TRỊ 5.1. Khuyến cáo của Hội tiêu hóa Việt Nam: – Điều trị diệt trừ HP ở bệnh nhân trong các trường hợp: Viêm loét dạ dày tá tràng, Khó tiêu chức năng, Ung thư dạ dày đã được điều trị nội soi hoặc phẫu thuật, Thiếu máu -thiếu sắt dai dẳng không rõ căn nguyên, Xuất huyết giảm tiểu cầu. – Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho người nhiễm HP trong các trường hợp: Có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, Khối u dạ dày dạng polyp, Viêm teo niêm mạc dạ dày, Sử dụng NSAIDs, aspirin kéo dài hoặc mong muốn tiệt trừ HP. 5.2. Điều trị tiệt trừ HP như thế nào – Hiện tại không có một thuốc đơn độc nào có thể điều trị khỏi nhiễm khuẩn HP, việc điều trị cần phối hợp nhiều loại thuốc. – Việc điều trị HP hiện nay gặp rất nhiều thách thức làm tăng tỷ lệ thất bại, tăng nguy cơ tái phát bệnh do: Tác dụng phụ, Đề kháng kháng sinh, Thất bại điều trị, Thiếu theo dõi và tái nhiễm. 5.3. Các yêu cầu khi điều trị tiệt trừ HP: – Tuân thủ đúng đơn thuốc của bác sĩ: Mua đúng đơn, uống đủ thời gian, uống đúng thời điểm của từng thuốc – Không tự ý sử dụng đơn thuốc cũ hoặc mượn đơn thuốc của người khác để điều trị bệnh – Sau khi sử dụng xong phác đồ điều trị, bệnh nhân bắt buộc phải quay lại tái khám theo lời dặn của bác sĩ để kiểm tra lại HP. – Trong quá trình điều trị nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc gặp tác dụng bất lợi của thuốc, phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị – Phòng chống tái nhiễm tốt.

VI. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HP MỚI NHẤT 2018 Để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP, sử dụng phác đồ điều trị HP ngay trong giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát là lựa chọn đúng đắn, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân có thể giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng do bệnh gây ra trong thời gian ngắn nhất. Dưới đây là 5 phác đồ điều trị vi khuẩn HP được Bộ Y Tế khuyến cáo sử dụng. 6.1. Phác đồ điều trị HP với liệu pháp trị liệu 3 thuốc Phác đồ điều trị HP với liệu pháp trị liệu 3 thuốc (clarithromycin,thuốc PPI (chất ức chế bơm proton), metronidazole) được sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ và thường được dùng cho bệnh nhân nhiễm trùng khuẩn HP trong giai đoạn đầu với lần điều trị đầu tiên hoặc mức độ nhiễm khuẩn nhẹ. Phác đồ này thường được sử dụng với 3 loại thuốc kháng sinh khác nhau và thời gian áp dụng để loại bỏ vi khuẩn HP từ 10 – 14 ngày. Có hai trường hợp dùng liệu pháp trị liệu 3 thuốc đó là: Clarithromycin (500 mg x 2 viên/ngày) + PPI (chất ức chế bơm proton) (2 lần/ngày)

Phác đồ diệt ph theo hội tiêu hóa hoa kì năm 2024

ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

6.2. Phác đồ điều trị HP liệu pháp trị liệu 4 thuốc Liệu pháp trị liệu 4 thuốc được sử dụng khi phác đồ điều trị HP 3 thuốc thất bại hoặc không mang lại kết quả cao trong chữa trị. Và một số thí nghiệm ngẫu nhiên đối chứng cho thấy liệu pháp 4 thuốc (PPI, tetracylin, metronidazole và bismuth) có thể đạt được tỷ lệ diệt trừ vi khuẩn HP tương đương với liệu pháp trị liệu 3 thuốc. Tuy nhiên, hạn chế của phác đồ này có thể dẫn đến tình trạng khó dung nạp thuốc và làm tăng nguy cơ HP kháng kép, bởi kết hợp quá nhiều loại thuốc. Phác đồ điều trị HP với liệu pháp 4 thuốc thường được áp dụng từ 10 – 14 ngày và được chia làm hai loại đó là phác đồ điều trị HP có hoặc không có sử dụng Bismuth. – Cụ thể như sau: + Phác đồ điều trị HP với liệu pháp trị liệu 4 thuốc có sử dụng Bismuth: Tinidazole hay Metronidazole (250 mg x 4 viên/ngày) + Bismuth (120 mg x 4 viên/ngày) + Ranitidin (150 mg x 2 lần/ngày) hoặc PPI (2 lần/ngày). + Phác đồ điều trị HP với liệu pháp trị liệu 4 thuốc không có sử dụng Bismuth: Amoxicillin (1000 mg x 2 viên/ngày) + PPI (2 lần/ngày) + Metronidazole (500 mg x 2 viên/ngày) + Clarithromycin (500 mg x 2 viên/ngày) 6.3. Phác đồ điều trị HP nối tiếp Phác đồ điều trị HP kế tiếp được sử dụng như giải pháp kế tiếp nhưng đôi khi chúng được sử dụng ngay ở hai liệu trình đầu. Liệu pháp điều trị kế tiếp này thường được sử dụng trong 10 ngày, bao gồm Amxicillin (2000 mg/ngày) và PPI (2 lần/ngày) trong 5 ngày đầu tiên. Và 5 ngày tiếp theo với PPI (2 lần/ngày) phối hợp cùng với Tinidazole (500 mg x 2 viên/ngày) và Clarithromycin (500g x 2 viên/ngày).

Phác đồ diệt ph theo hội tiêu hóa hoa kì năm 2024

ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

6.4. Phác đồ điều trị HP với liệu pháp 3 thuốc chứa Levofloxacin Phác đồ điều trị HP này được sử dụng dựa trên liệu pháp trị liệu 3 thuốc nhưng khác ở chỗ có kèm theo thuốc Levofloxacin. Phác đồ điều trị HP 3 thuốc có chứa Levofloxacin được đề nghỉ sử dụng tiêu diệt khuẩn HP khi phác đồ điều trị HP 4 thuốc và phác đồ nối tiếp không phát huy tác dụng loại bỏ vi khuẩn hoặc gặp thất bại trong chữa trị. Với phác đồ này, người bệnh sẽ sử dụng thuốc trong thời gian 10 ngày, bao gồm thuốc PPI (2 lần/ngày), Amoxicillin (2000 mg/ngày) và Levofloxacin (500mg x 2 viên/ngày). 6.5. Sử dụng phác đồ cứu nguy có rifabutin và fuzazolidone Một khi các phác đồ điều trị HP không mang lại kết quả điều trị tốt, lúc này phác đồ cứu nguy có chứa thuốc Fuzazolidone và Rifabutin được đề xuất sử dụng. Tuy nhiên, điểm hạn chế khi sử dụng phác đồ này chính là thuốc Rifabutin có thể chọn lọc các chủng Mycobacterium tuberculosis (lao) kháng thuốc, gây cản trở trong việc tiêu diệt vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phác đồ điều trị 3 thuốc hoặc 4 thuốc có kèm theo Furazolidone cũng giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP. Bởi ưu điểm chính của thuốc này đó chính là giá thành rẻ và không có dấu hiệu gây kháng thuốc. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc thường thể hiện không nhất quán do đó cần được nghiên cứu thêm.